Trang chủ Người thời nay Tấm gương Phật tử 35 năm thành lập HVPGVN TP.HCM: Nhớ giáo sư Trần Phương Lan

35 năm thành lập HVPGVN TP.HCM: Nhớ giáo sư Trần Phương Lan

1120
SONY DSC

Hướng đến 35 năm thành lập HVPGVN tại TP.HCM, PTVN xin trân trọng giới thiệu chùm ảnh cố Giáo sư Trần Phương Lan – Giảng viên môn Anh văn Phật Pháp của HVPGVN TP.HCM

Giáo sư Trần Phương Lan sinh ngày 17/7/1941 tại Thừa Thiên Huế trong một gia đình có truyền thống học thuật. Thân phụ của GS thông thạo Pháp ngữ và đã từng là Ngự Tiền Văn Phòng dưới triều vua Bảo Đại nhà Nguyễn. Thừa hưởng tài năng của thân sinh những người con của gia đình cũng giỏi về lãnh vực nghiên cứu và dịch thuật.

Năm 1960 GS Tốt nghiệp ĐHSP Huế chuyên ngành Anh Văn. Sau đó GS tham gia giảng dạy sinh ngữ này tại các trường Đồng Khánh-Huế, Trần Quý Cáp-Hội An, Sương Nguyệt Anh và Marri Curie-Sài Gòn.

Năm 1985 GS quy y và thọ trì Tam Quy-Ngũ Giới với Đại lão HT. Thích Minh Châu, nguyên là Viện trưởng HVPGVN tại Tp.HCM.

Bốn năm sau đó, GS được mời tham gia giảng dạy môn Anh văn tại HV PGVN-Tp.HCM. Đồng thời, GS còn được Hòa thượng bổn sư giao phó công tác phiên dịch kinh điển ra tiếng Việt như Bổn Sanh (Những chuyện tiền thân của Đức Phật) từ q.6 đến q.10 do Hội Pali Text Society ấn hành. Ngoài ra, GS còn phiên dịch cuốn “The Historical Buddha” (Đức Phật lịch sử) của H.W Schuman và biên soạn sách giáo khoa về Phật pháp bằng tiếng Anh, như: Buddhism through English Reading (3quyển), Sangha Talk, v.v…

Ngày 20 tháng 11 năm 2005, Hòa Thượng Viện Trưởng đã phong tặng Bằng Tuyên dương công đức cho GS.Trần Phương Lan – người có nhiều đóng góp cho việc giảng dạy, xây dựng, phát triển Học Viện PGVN.

Năm 2009, GS được Hội đồng Điều hành HVPGVN-TP.HCM đề cử làm Phó Khoa Anh Văn Phật Pháp (Khóa VIII). Trong thời gian này GS đã hoàn thành được Quyển I, cuốn sách “Đức Phật Gotama”. Cuốn sách này vừa mới xuất bản cuối năm 2010.

Lúc sinh tiền, khi hỏi về phương pháp tu tập hằng ngày, giáo sư Phương Lan chia sẻ: Tôi thường áp dụng phương pháp hành thiền Tứ Niệm Xứ. Tuy nhiên, trong đời sống của tu tập, tôi rất linh họat áp dụng giáo lý đức Phật một cách hợp thời, hợp lý sao cho tâm mình được thanh thản và an lạc.

Giáo sư cho biết thêm: Ngòai công việc giảng dạy tại Học Viện, tôi còn chuyên tâm biên dịch các tác phẩm Phật giáo, xem công tác dịch thuật là việc tu tập của mình. Tôi luôn tâm tâm, niệm niệm học theo hạnh nguyện hoằng pháp lợi sinh của Hòa Thượng thượngMINH hạCHÂU – vị thầy bổn sư đáng kính của chúng tôi

SONY DSC

Cuối năm 2010 GS phát hiện mình mắc bệnh nan y, dù đã cố gắng chữa trị song giáo sự đã ra đi vào ngày 21/3/2011 nhằm ngày 17/2 Tân Mão. Tuy nhiên, GS đã ra đi một cách an nhiên và tự tại.

Được trở về Đâu Suất Đà Thiên của Đức Phật Di Lặc chính là tâm nguyện cuối cùng của GS khi còn tại thế.

Giáo sư mong ước được gần gũi với các bậc Đại Bồ Tát, tiếp tục học hỏi và tu tập cho đến ngày hoàn mãn hạnh nguyện của mình.

Một số hình ảnh của về ngôi nhà của Giáo sư và những sinh hoạt giản dị  trong đời sống thường nhật của cô:

Phòng khách nhà cố Giáo sư Trần Phương Lan
Phòng ngủ và bàn làm việc
Bàn làm việc trong phòng ngủ
Một góc kỷ niệm của giáo sư với Hòa thượng ân sư
Tủ sách Phật học của Giáo sư

Nơi thờ Phật tại tư gia

Phòng làm việc lầu 1 của Giáo sư
Cựu Tăng Ni khóa 5 đến chúc mừng ngày nhà Giáo Việt Nam 20/11/2010
Hoan hỷ chia sẻ bài dịch Phật pháp
Giáo sư bình dị đón tiếp Tăng Ni

Tiếp chư Tăng ni tại phòng khách tầng trệt
Trò chuyện cùng giáo sư Trần Phương Lan

Cùng thảo luận các vấn đề Phật pháp

Hoan hỷ khi được mời các cựu Tăng Ni đàm đạo, chia sẻ học thuật
Sự giản dị của Giáo sư mọi lúc mọi nơi
Chụp ảnh lưu niệm với Cựu Tăng Ni sinh Khóa V

Uy Phong tổng hợp, Hình ảnh: Cựu Tăng Ni Sinh KHóa V