Trang chủ Quốc tế Bất ngờ với tàn tích của tu viện Phật giáo được tìm...

Bất ngờ với tàn tích của tu viện Phật giáo được tìm thấy tại Ấn Độ

450

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra tượng Phật Bồ tát Tara được xây dựng từ thế kỷ XX và nhiều tượng Phật lớn khác.

Các nhà khảo cổ học thuộc Viện khảo cổ học Ấn Độ (ASI) đã phát hiện ra tàn tích của một tu viện Phật Giáo được xây dựng vào khoảng thế kỷ XX (Sau công nguyên). Theo tờ Times of India, đã có 11 pho tượng đá nằm ở quận Hazaribag thuộc bang Jharkhand phía đông Ấn Độ được tìm thấy. Những bức tượng này cao gần 1m, trong đó có 6 bức tượng về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, 5 bức tượng còn lại có khả năng là Phật Bồ tát Tara, nữ thần Hindu giáo và Bồ Tát trong Phật giáo.

Cũng tại địa điểm này, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một bảng khắc được viết theo chữ Devanagari, được sử dụng theo hệ thống ngôn ngữ chữ Phạn và chữ Hindi. Họ hy vọng rằng sau khi dịch xong sẽ biết thêm được nhiều manh mối về tu viện Phật Giáo này.

Theo tạp chí Hindustan, ASI đã phát hiện 3 gò đất tại khu vực chân đồi Juljul hồi cuối năm 2020. Trong quá trình khai quật một gò đất, nhóm khảo cổ đã tìm thấy 3 đền thờ gồm 1 đền thờ trung tâm và 2 đền thờ phụ.

Vào tháng 1 năm nay, họ đã làm việc trên gò đất thứ hai và tìm được 3 gian phòng với diện tích khoảng 2.500 m2. Trong quá trình phân tích, nhóm khảo cổ học phát hiện đây có thể là công trình được kết hợp giữa đền thờ và tu viện.
Bất ngờ với tàn tích của tu viện Phật giáo được tìm thấy tại Ấn Độ – ảnh 1 Một số tượng phật được tìm thấy.

“Các tu viện được phát hiện ở nhiều địa điểm khác nhau trong khu vực, nhưng đây là tu viện đầu tiên được xây dựng trên đỉnh đồi nhằm tránh xa sự ồn ào và nhộn nhịp của dân cư.” – nhóm khảo cổ học thuộc trường Đại học Visva Bharati chia sẻ.

Nhà khảo cổ học Neeraj Mishra cho biết: “Những vật chứng còn xót lại đều là lối kiến trúc được xây dựng thời Pala.”

Theo một nhà sử học thuộc trường đại học Ranchi chia sẻ cùng Hindustan: “phát hiện này có thể làm sáng tỏ về sự xuất hiện của Phật giáo tại khu vực này nói riêng và sự truyền bá của Phật giáo nói riêng.” Sự xuất hiện của tượng Phật Bồ tát Tara cho thấy vai trò quan trọng của một trường phái Phật giáo tên Kim cương thừa.

Vương triều Pala cai trị vùng Bengal và Bihar từ thế kỷ VIII – thế kỷ XI. Các vị vua thuộc vương triều này ủng hộ việc xây dựng tu viện Phật giáo đồng thời cũng cho phép đạo Hindu phát triển song song.

Các nhà khảo cổ học đã di chuyển những bức tượng đến viện bảo tàng của ASI ở Patna, Bihar.


theo TIỀN PHONG