Trang chủ Tin tức Bình Định: Lễ chung thất tưởng niệm cố HT. Thích Thiện Nhơn

Bình Định: Lễ chung thất tưởng niệm cố HT. Thích Thiện Nhơn

435

Được biết, cố Trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn – Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh GHPGVN – Ủy viên Hội đồng Trị sự GHPGVN – Trưởng Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh Bình Định – Ủy viên Ủy Ban MTTQVN tỉnh Bình Định – Viện chủ Tổ đình Thiên Đức đã xả báo thân vào lúc 06giờ30phút, ngày 20/04/2013 (nhằm ngày 11/03/năm Quý Tỵ). Trụ thế:  83 năm; Hạ lạp: 63 năm.

Nghi thức Đại lễ Chung thất cố Trưởng lão HT.Thích Thiện Nhơn được Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh Bình Định và Môn đồ Pháp quyến tổ chức trong không khí trang nghiêm và thành kính theo truyền thống Phật giáo, bao gồm: Lễ Cung An Chức Sự Đạo Tràng; Lễ Niêm Hương Bạch Phật – Khai đàn – Thượng phan; Cung thỉnh giác linh; luân phiên trì tụng Kinh Địa Tạng; Thuyết Pháp; Lễ Nhiễu Phổ am; Lễ Nhiễu Tháp; Lễ Diễn tịnh cúng ngọ; Lễ Tiến sư Tây khứ; Lễ Cúng dường Trai Tăng hồi hướng cầu nguyện giác linh cố Trưởng lão Hòa thượng cao đăng Thượng phẩm; sau cùng Bạt độ kỳ siêu – Chẩn tế cô hồn, nguyện cầu âm siêu dương thái.  

Đến chứng minh và tham dự lễ tưởng niệm có sự hiện diện của Chư tôn đức Giáo phẩm HĐCM, HĐTS TW GHPGVN, Chư tôn đức Thường trực BTS các tỉnh thành và Chư tôn Hòa thượng, Chư tôn Thượng tọa, Chư Đại đức Tăng, Chư tôn đức Ni trụ trì các Tự viện trong và ngoài tỉnh Bình Định, cũng như sự hiện diện của Tăng Ni sinh trường TCPH Nguyên Thiều. Ngoài ra còn có các phái đoàn và đông đảo Phật tử các nơi trở về dâng hương tưởng niệm.

Để tưởng nhớ đến bậc Thầy khả kính sau 49 ngày tịch diệt, trong Lễ Chung Thất, TT.Thích Chân Quang (BRVT) thay mặt cho huynh đệ hàng môn đồ đệ tử của cố Trưởng lão Hòa thượng Thượng Thiện Hạ Nhơn có bài Pháp thoại tựa đề Ý NGHĨA TÌNH THẦY TRÒ dâng lên cúng dường Tam bảo, cúng dường cố Hòa thượng Tôn sư và cúng dường lên Chư tôn thiền đức Tăng Ni cũng như quý Phật tử đang hiện diện trong Pháp hội.

Với ý nghĩa bài Pháp thoại, TT.Thích Chân Quang vừa tôn vinh người Thầy, vừa nhắc nhở đạo làm trò, vì tình thầy trò trong đạo Phật thật là thiêng liêng, thật đặc biệt, không giống như tình Thầy trò của thế gian. Nói về tình nghĩa Thầy trò, xưa nay thật là nhiều người đã nói đến, nhưng tình Thầy trò trong đạo Phật có hai ý nghĩa lớn: Một là ý nghĩa về đạo đức và hai là ý nghĩa về tổ chức. Chỉ người nào có đạo đức sâu thẩm thì mới đề cao tình Thầy trò thiêng liêng này và cái việc kết nối gắn bó chặt chẽ với nhau trong tình Thầy trò sẽ giúp cho Giáo hội điều động công việc tốt hơn. Nhân đây, Thượng tọa phân tích so sánh cho thấy sự khác nhau về tình Thầy trò trong đạo và tình cha mẹ ở thế gian. Khi chúng ta đến một ngôi chùa mà nhìn thấy tình Thầy trò nơi đó nồng ấm đậm đà thiêng liêng thì ta tin rằng chùa này có đạo đức và đã đóng góp vào sự ổn định phát triển của Giáo hội. Riêng người cư sĩ, nếu muốn đạo Phật mạnh hơn thì cái lòng mình đối với chùa phải kính yêu tha thiết. Do đó, tình Thầy trò là thước đo đạo đức của người tu trong Phật pháp.

Mối quan hệ Thầy trò được xem là cái Đạo và trách nhiệm của Thầy đối với đệ tử trước nhất là phải thương yêu đệ tử hơn con đẻ, vì đệ tử của mình được sinh ra từ đạo lý. Tuy nhiên, người Thầy thương đệ tử thì phải nghiêm khắc dạy dỗ, đối xử công bằng và lúc nào cũng mong đệ tử giỏi hơn mình. Ngược lại, bổn phận làm trò phải kính yêu tôn trọng, biết nhu thuận, cố gắng tinh tấn tu tập, biết ơn và báo đáp đối với Thầy mình thì đạo phật mới ổn định, vì Đạo Thầy Trò là một trong những Đạo lớn giữ cho Giáo hội lành mạnh, vững chắc, không bị đánh phá. Một điều quan trọng khác, bổn phận của người đệ tử đối với vị Thầy đã rời khỏi thế giới này là phải đoàn kết, huynh đệ thương yêu nâng đở nhau thât lòng, không ganh tỵ với nhau.  

Sau cùng, Thượng tọa điểm qua trong đạo Phật có 5 bậc Thầy mà người đệ tử phải kính trọng, phải luôn nhớ và thực hành lời dạy của Thầy mình để thăng tiến trên con đường đạo và còn đủ duyên đi tiếp trong nhiều kiếp sau nữa, đó là: Thầy Bổn Sư, Y Chỉ Sư; Giới Sư, Giáo Thọ Sư và Tôn Sư. 

Ngoài ra, Thượng tọa còn tản mạn trên đời này có ba hạng người hiểu mình: một người là tri kỷ của ta, tức bạn ta hiểu ta. Người thứ hai, người đó hiểu ta nên theo làm đệ tử ta. Và hạng người thứ ba, người đó hiểu ta vì người đó là Thầy của ta.  

Qua bài Pháp thoại này, Thượng tọa đem đến cho ngươi nghe cái cảm xúc thật thiêng liêng của tình Thầy Trò. Dù vị Thầy đang còn tại thế hay đã rời khỏi thế giới này, Phật tử chúng con vẫn cảm thấy như Thầy vẫn hiện diện trong lòng con, sẵn sàng chỉ bảo và hướng dẫn con luôn đi đúng đường để giữ được cuộc sống tốt đẹp trong đời này và mãi mãi những đời sau.

Sau bài Pháp thoại, tiếp đến là Lễ Nhiễu Phổ Am nguyện cầu âm siêu dương thới. 

Sáng ngày 29/04 (nhằm ngày 07/06/2013) một nghi lễ rất quan trọng của chương trình Đại Lễ Trai Tuần Chung Thất Đức Trưởng lão HT.Thích Thiện Nhơn là nghi Lễ Trai Tăng. Buổi lễ đã diễn ra trong sự nghiêm trang cùng với lời tác bạch của ĐĐ. Thích Nhuận Trí – Đại diện cho Tông phong Môn đồ pháp quyến dâng lời tác bạch thiết tha thành kính và phát nguyện “Chúng con nguyện mãi mãi sống đúng tinh thần lục hòa do Thầy tổ dạy, và lấy giới thân huệ mạng để xây dựng đời sống tu học của người xuất gia”. 

Kế đến, HT.Thích Phước Trí – Phó trưởng Ban Nghi Lễ TW GHPGVN – UV BTS GHPGVN TP.HCM, đãi lao cho Chư tôn Trưởng lão Hòa thượng trong HĐCM GHPGVN; đãi lao cho Hòa thượng chứng trai cùng Chư tôn Trưởng lão Hòa thượng đang hiện diện ban huấn từ, Ngài định hướng cho việc tu tập và hành đạo trên tinh thần vô ngã vị tha trong chặng đường tiếp theo của toàn thể môn đồ đệ tử của cố Trưởng lão Hòa thượng Thượng Thiện Hạ Nhơn. Hòa thượng nhắc nhở “Nếu sống với thân thể phàm phu này thì chúng ta chỉ biết điều hành, bắt người phục vụ cho mình, chứ không phải ta quên mình vì người. Chỉ những ai sống có giới luật, sống có đạo đức, biết xả bỏ tham – sân – si – mạng – nghi – ái kiến – tà kiến thì chắc chắn người đó sẽ có huệ mạng. Và trong huệ mạng đó không có tham sân si, chỉ có tình thương và sự hiểu biết thì người như vậy dù sống ở đâu, làm việc gì cũng điều đem lại lợi ích cho người. Chúng ta tiếp nhận giới thân huệ mạng từ Thầy tổ trao lại thì cố gắng làm thế nào cho trọn vẹn để đền đáp thâm ân trong muôn một đối với bậc Thầy Bổn Sư khả kính của mình. Chúng tôi nghĩ rằng quý vị sống đúng với lời phát nguyện vừa rồi trước sự chứng minh của Chư tôn Trưởng lão Hòa thượng; Chư Thượng tọa, Đại đức tăng Ni trong Trai Dàn này thì chắc chắn giác linh của cố Trưởng lão Hòa thượng sẽ rất sung sướng và an lạc khi thấy đệ tử của mình biết sống có đạo đức, biết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong tình linh sơn cốt nhục như vậy”. 

Sau Lễ Cúng Dường Trai Tăng, đúng 14h00″ cùng ngày là Lễ Chiêu Hồn – Đăng Đàn Chẩn Tế.

Dưới đây là hình ảnh toàn cảnh Đại lễ Trai Tuần Chung Thất của Đức Trưởng lão HT.Thích Thiện Nhơn diễn ra từ ngày 28 – 29/04/năm Quý