Phật giáo: Hữu thần – Vô thần

Theo nếp suy nghĩ của chúng ta, mọi vật trong thế giới đều được chia thành hai đối cực: có - không, đúng - sai, phải - quấy… Nhưng mà, vạn vật đâu phải chỉ là sự phân chia ranh giới rạch ròi, sự phân chia rạch ròi đó chỉ là hệ quả hệ lụy từ trong bản chất ưa suy luận của chúng ta thôi (kinh Lănggià gọi là hý luận: prapañca).

Thiền và sức khỏe

Jim McLaughlin là một nhà tư vấn kinh tế chuyên nghiệp, từng hơn 10 năm phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ, chưa một lần sử dụng bất cứ chất gây nghiện nào, đã kết hôn được 32 năm, có hai người con và cả hai đều có nghề nghiệp ổn định. Tóm lại ông là một người thực dụng. Và Thiền càng không là điều ông nghĩ tới khi ông tìm kiếm một phương pháp nhằm chữa trị cho chứng bệnh lạ trong đầu mình.

Vài suy nghĩ về Tâm và Thức

Trong bài “Khi vật lý học gõ cửa Bản thể học”, đi đề cập đến trường lượng tử, tác giả viết: “… chúng ta hiểu đó là trường lượng tử, chứa tâm, chứa thức”. Tâm (citta) và thức (vinnana) là thuật ngữ Phật học, được đề cập trong hai nội dung quan trọng: thế giới duy tâm biến hiện, và các pháp duy thức.

Đôi điều về Kinh KALAMAS

Nhà đại văn hào Nga Lép Tôlxtôi nói rằng: “Những chân lí sâu sắc nhất đồng thời cũng là giản dị nhất”. Nét đặc sắc khiến các bài thuyết pháp của Đức Phật Thích Ca có sức thuyết phục và hấp dẫn lớn, không phải chỉ là ở tính lôgíc chặt chẽ của lập luận, mà còn ở những chân lí sâu sắc mà giản dị, được trình bày dưới hình thức gọn nhẹ, hình ảnh, và nhiều khi còn dí dỏm nữa.

Khoảnh khắc Thiền tông

Có những khoảnh khắc làm nên lịch sử và cũng có lịch sử của những khoảnh khắc. Khoảnh khắc cũng là thiên thu và thiên thu cũng chỉ là khoảnh khắc. Thiền là thiên thu và thiền cũng chỉ là khoảnh khắc.

Tìm hiểu sâu thêm về ”pháp” (dharma), một trong ”tam pháp bảo” của Phật...

Theravada (theo tiếng Pali - tiếng của Phật giáo Nam tông - nghĩa là “học thuyết của người xưa”) là một phái của Tiểu thừa (Hinayana), bắt nguồn từ tông phái Sthavida và đặc biệt là từ nhánh Vibhajyavadin do Moggaliputta Tissa lập ra, được Mahinda đưa vào Sri Lanka năm 250 tr. CN. Từ Sri Lanka, Phật giáo Theravada phát triển mạnh vào khu vực Đông Nam Á.

Về pháp tu Thiền

Theo ngữ nguyên, Thiền là cách nói tắt của chữ "thiền-na", là lối phiên âm Hán Việt của chữ Phạn Jhana, hay Dhyana trong Sanskrit. Thiền-na, trong kinh điển nguyên thủy, dùng để chỉ mức độ an định đặc biệt khi luyện tâm.

Vũ trụ luân hồi

Sự va chạm giữa các màng và gia tốc vũ trụ có thể là động lực cho một chu kỳ bất tận mà trong đó vũ trụ của chúng ta chỉ là một giai đoạn.

Thiền, con đường thể nghiệm chân lý

Thiền, nói đủ là Thiền-na, Trung Hoa dịch là tĩnh lự; nghĩa là lặng lẽ những lo nghĩ lăng xăng, hay cũng dịch là định tuệ đẳng trì, tức tâm lặng và sáng đầy đủ. Tuy nhiên đó chỉ là định nghĩa theo danh từ, phương tiện mà giải thích cho người tạm hiểu, xét trên lý thật thì đó chưa phải là bản thân của Thiền.

“Mật mã Da Vinci” nhìn từ quan điểm Phật giáo

The Da Vinci Code (Mật mã Da Vinci) mở đầu bằng một chuyện “thật”, nói rõ nơi những tư liệu, nghi lễ, tổ chức, tác phẩm nghệ thuật và lối kiến trúc trong tiểu thuyết đang tồn tại. Nó hấp dẫn ở chỗ, trong khi không tập trung vào những âm mưu xưa mà các nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết đang tranh luận là sự thật, nhiều người xem tác phẩm là sự “truyền bá Phúc âm” cho họ đúng thực tế.

Bài xem nhiều