Vấn đề linh hồn trong đạo Phật

Ðạo lý luân hồi thường được người ta hiểu một cách nông cạn. Hầu hết mọi người khi nghe hai tiếng Luân Hồi đều nghĩ đến một sự tiếp nối sinh hoạt trong nhiều xác thân của một chiếc linh hồn cố định. Người ta nghĩ rằng khi chết, linh hồn sẽ rời khỏi xác thân để đi vất vơ vất vưởng trong hư không, đợi nhập vào một xác thân mới sinh, hoặc là xuống âm phủ chịu cực hình trước khi đi đầu thai làm thân người hay thân trâu ngựa ...

Freud và Phật giáo sự tương đồng đến kinh ngạc

Cho đến nay, có thể nói nhân loại đã 3 lần bị đảo lộn các chuẩn mực, sụp đổ các niềm tin. Đầu tiên là thuyết nhật tâm. Khi cả nhân loại đều tin rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, trên đó cả vũ trụ quay quanh mình, thì Copecnic bảo không phải vậy, mặt trời mới là trung tâm.

Khoa học và Phật giáo: Trước ngã tư đường

Khoa Học và Phật Giáo vốn có những phương thức khác biệt rất cơ bản trong việc nghiên cứu thực tại. Trên bình diện khoa học, tri thức và luận lý nắm giữ những vai trò then chốt. Khoa học thu lượm những hiểu biết về thế giới thực tại rồi cô đọng chúng lại thành những quy luật có thể kiểm chứng được.

Vấn đề tâm vật trong đạo Phật

Ðạo Phật chủ trương nhất nguyên hay đa nguyên, duy tâm hay duy vật? Ðứng ngoài đạo Phật thì "vọng tưởng" rằng đạo Phật là nhất nguyên, là đa nguyên, là duy tâm hoặc là duy vật. Nhưng bước vào trong đạo Phật, trong rừng giáo lý -- để quan sát, người ta sẽ thấy một hiện tượng kỳ lạ.

Vấn đề chân lý trong đạo Phật

Chúng ta thấy rằng đạo Phật chủ trương một cái Biết rộng rãi, thấu triệt, và cao tột (Vô Thượng Chánh Biến Tri Giác). Cái Biết nầy căn cứ trên những thực nghiệm tâm linh, trên sự giải thoát giác ngộ của một vị Phật đã siêu xuất vô minh và sinh tử luân hồi. Cái Biết ấy là cái biết về chân tướng của vạn hữu, cái Biết về bộ mặt thực của mọi hiện tượng (bản lai diện mục).

Ðức Phật đản sanh đã 2630 năm (Phật lịch 2550)

Tháng tư âm lịch, trăng tròn, sen nở, Phật tử mừng Ðức Phật ra đời, cách đây 2630 năm, một điểm mốc xa xôi cho con người hôm nay, nếu tính về thời gian, nhưng nếu tính về sức sáng, sức đầy, sức lớn có thể đẩy lùi u minh thì vầng trăng tháng tư vẫn mãi tròn như thế, vành vạnh rỗng thời gian, minh bạch hiện tiền trong đôi mắt nhân gian.

Nhất nguyên trong đa dạng – Phật giáo như một tôn giáo

Khi những giáo sĩ Dòng Tên (Jezuïten) đến Trung Hoa năm 1549 và khám phá ra Phật giáo, phản ứng của họ là “Ma quỷ đã đến đây trước chúng ta”. Đối với họ, ma quỷ đã phỗng tay trên, đã đặt để ở Trung Hoa một cái gì đó có hình dáng bề ngoài rất giống tôn giáo, nhưng nếu quan sát lại cho kỹ thì không phải như vậy.

Tiến trình giải thoát của đức Phật khi Ngài thành đạo

Gia chủ Tapussa cùng với tôn giả Ananda đến hỏi Đức Phật, vì sao giới cư sĩ gia chủ, "thọ hưởng các dục, vui thích các dục, ưa thích các dục, hoan hỷ các dục", xem đời sống viễn ly (nekkhamma) của các vị xuất gia như là vực thẳm. Tuy vậy trong Pháp và Luật của Thế Tôn lại có những Tỷ-kheo trẻ tuổi phấn khởi trong sự xuất ly, tịnh tín, an trú hướng tới xuất ly, và các vị này thấy trong sự xuất ly "Đây là an tịnh".

Đạo Phật thiết thực và hiện tại

Lịch sử Đức Phật Thích ca là lịch sử một con người, nhờ công phu tập bản thân, đã trở thành một con người hoàn thiện, một bậc thánh giữa thế gian, con người vĩ đại nhất sinh ra ở đời này, theo lời ca ngợi Phật của nhà thi hào Ấn Độ nổi tiếng Tagore.

Dừng lại và nhìn sâu – Thiền tập trong Phật giáo

Nhìn hình tướng của Phật, bạn thường thấy người được vẽ hay tạc ở trong tư thế tọa thiền. Thiền tập vì thế chắc hẳn rất là quan trọng. Vậy Phật ngồi như thế để làm gì? Ðiều gì trong Tứ diệu đế đã thúc đẩy ta ngồi trong tĩnh lặng để thiền tập? Nói khác đi, làm sao ngồi trong tĩnh lặng lại có thể làm cho ta hiểu Tứ diệu đế sâu sắc hơn và đưa ta đến thực hành?

Bài xem nhiều