Chương trình hoạt động Phật sự năm 2007 của Giáo hội Phật giáo Việt...

Căn cứ chương trình hoạt động nhiệm kỳ V Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Nghị quyết Hội nghị Thường niên Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm 2005; căn cứ bản báo cáo tổng kết công tác hoạt động năm 2006 của Ban Thư ký Hội đồng Trị sự; căn cứ kế hoạch hoạt động năm 2007 của các Ban Trị sự và Ban, Viện Trung ương Giáo hội, nhằm khắc phục những tồn đọng và phát huy những ưu điểm đã đạt được, xét tình hình thực tế, chương trình hoạt động Phật sự năm 2007 của GHPGVN – năm cuối của nhiệm kỳ V, tiến tới đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VI được thiết lập như sau:

Tổng kết Phật sự GHPGVN năm 2006: hoạt động của Viện và Phân viện...

Viện hiện có hai lớp Hán văn Phật học nâng cao. Một lớp gồm 39 Tăng Ni hiện đã học xong năm thứ hai;  Lớp thứ hai có 47 Tăng Ni, dự kiến đến hết tháng 11/2006 kết thúc một năm học.

Tổng kết Phật sự GHPGVN năm 2006: hoạt động của Ban Hoằng pháp

Thực hiện chương trình hoạt động năm 2006, Ban Hoằng pháp Trung ương  cùng Ban Hoằng pháp các Tỉnh – Thành hội Phật giáo đã đạt được một số công tác như:

Tổng kết Phật sự GHPGVN năm 2006: hoạt động của Ban Giáo dục Tăng...

Trong năm qua, hoạt động của Ban giáo dục Tăng Ni Trung ương đã thực hiện một số công tác như sau: Thông tin và phổ biến chương trình hoạt động Giáo dục đào tạo Tăng Ni của Ban Giáo dục Tăng Ni nhiệm kỳ V; Thăm viếng và làm việc trao đổi với các Học viện Phật giáo Việt Nam cũng như một số cơ sở đào tạo thuộc các trường Trung cấp Phật học, nhất là Trường Bổ túc Văn hóa Pali Nam bộ tại Tỉnh Sóc Trăng.

Tổng kết Phật sự GHPGVN năm 2006: hoạt động của Ban Tăng sự

Kế thừa những thành quả đạt được của năm 2005 Ban Tăng sự Trung ương đã tiếp tục triển khai chương trình hoạt động năm 2006 nhiệm kỳ V, theo chức năng và nhiệm vụ của mình, điều hòa sự sinh hoạt, tu học, hành đạo của Tăng Ni, Tự viện trong cả nước. Qua báo cáo của các Ban Trị sự Tỉnh – Thành hội Phật giáo, Ban Tăng sự TW đã tổng hợp tình hình Tăng Ni, Tự viện với số lượng tương đối cụ thể như sau:

Phỏng vấn Đại lão Hoà thượng Thích Phổ Tuệ nhân dịp đón xuân Đinh...

Vào lúc 4 giờ 30 phút sáng ngày 27/01/2007, tại Tổ đường chùa Ráng – Viên Minh tự, xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây, Trang tin điện tử Phật tử Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn Đại lão Hoà thượng Thích Phổ Tuệ – Phó Pháp chủ kiêm Chánh Thư ký Hội đồng Chứng minh GHPGVN nhân dịp Tết cổ truyền Đinh Hợi 2007 đang đến gần. Được sự đồng ý của Hoà thượng, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu nguyên văn bài trả lời phỏng vấn trực tiếp đó. Bài phỏng vấn xoay quanh những vấn đề cơ bản của Phật giáo Việt Nam hiện nay.

Phật giáo ở Khánh Hoà và những danh lam cổ tự

Theo bước chân Nam tiến, Phật giáo đã được truyền vào Khánh Hoà sớm nhất phải từ những năm nửa cuối thế kỉ XVII, tức sau năm 1653 khi chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần cùng Cai cơ Hùng Lộc hầu mở cõi, lập ra hai phủ Thái Khang và Diên Ninh.

Sự phát triển của Phật giáo tại tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là một tỉnh niềm núi biên giới hải đảo, cách thủ đô Hà Nội 170 km về phía Đông bắc. Phật giáo được truyền bá vào Quảng Ninh từ rất sớm, đặc bệt cách đây hơn 700 năm sau khi vua Trần Nhân Tông xuất gia đi tu tại núi Yên Tử đã lập nên dòng Thiền Trúc Lâm, một thiền phái riêng biệt, độc lập của Phật giáo Việt Nam lúc bấy giờ.

Phật giáo Việt Nam chuyển mình trong thời đại mới

Diện mạo đất mẹ Việt Nam đã và đang thay đổi thật nhiều. Và chắc chắn rằng, với tư thế mới đầy hãnh tiến trên trường quốc tế như hiện nay, diện mạo ấy cũng sẽ thay đổi rất nhanh qua từng ngày theo chiều phát triển của nền kinh tế quốc dân. Phật giáo Việt Nam, cụ thể là Giáo hội PGVN, với khả năng thích ứng tuyệt vời như một thuộc tính nội hàm và trong tư cách là một phần tử không thể tách rời của dân tộc, hẳn đang và sẽ chủ động chuyển mình theo từng nhịp đổi thay của đất nước.

Sự phát triển của Phật giáo Nam tông Khmer trong lòng Giáo hội và...

Chùa theo Phật giáo Nam tông Khmer chính là trung tâm văn hóa luôn giữ bản sắc của người Dân tộc. Đặc điểm của người Dân tộc Khmer là gắn liền với Phật giáo, vì các Sư đến Chùa tu đều là con em của đồng bào Dân tộc. Chùa Phật là nơi tu hành của các vị Sư – là cội nguồn, là nơi làm lễ của đồng bào Dân tộc với Ông-Bà, Cha-Mẹ, là trung tâm văn hoá, là môi trường đạo đức và là nơi giáo dục đào tạo con em của đồng bào Dân tộc.

Bài xem nhiều