Hạnh Thiểu Dục Tri Túc.

Chúng sanh luân hồi trong ba cõi sáu đường đều do tham đắm ngũ dục mà ra. Một khi đã bị lòng tham điều khiển con người sẳn sàng gây tạo biết bao tội lỗi cho bản thân mình và mọi người. Lòng tham ấy đã thúc đẩy khiến cho chúng ta không bao giờ biết dừng và biết đủ. Nó là một căn bệnh nặng mà hầu như mọi người đều mắc phải. Ngạn ngữ có câu: “ Bể kia che lấp túi tham khó đầy”.  Lòng tham muốn không đáy thì làm sao đầy cho được?

Tịnh độ tông – Pháp môn niệm Phật

Ngày nay ở nước ta, phần đông chúng Phật tử thường tu tập theo Tịnh độ tông – Pháp môn niệm Phật. Tuy nhiên, để hiểu rõ yếu chỉ của pháp môn này là điều không đơn giản, trong khi điều đó là hết sức quan trọng, có tính quyết định đến thành tựu tu tập. Để đáp ứng nhu cầu đó, chúng tôi đã  kính mời Hoà thượng Thích Phổ Tuệ viết bài giải đáp. Hoà thượng đã hoan hỉ nhận lời. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài viết đó.

Xây dựng đạo tràng Bát quan trai

Bát quan trai giới mà các Phật tử ngày nay thọ trì, khởi nguyên do Đức Phật giảng dạy cho nữ cư sĩ Visàkhà. Nội dung Bát quan trai được ghi chép lại trong kinh Trì Trai (A Hàm IV). Từ bài kinh này ta nhận thấy rằng: Bát quan trai giới đã được Đức Phật thuyết lần đầu cho Visàkhà tại Đông Viên Trùng Các, vào dịp an cư mùa mưa. Visàkhà thường đến tịnh xá để hầu thăm Đức Phật vào những ngày trăng tròn. Nàng phát nguyện trì trai trọn ngày. Nhân đó, Đức Phật dạy cho Visàkhà về phương pháp trì trai chân chính gọi là Tám chi Thánh trai.

Tám mối lo thế tục trong Phật giáo

Khái niệm về "Tám mối lo toan thế tục" tiếng Phạn là "Astalokadharma", tương đối ít thấy đề cập trong Phật giáo Trung hoa, Việt Nam, Triều tiên và Nhật bản, nhưng thường được triển khai trong Phật giáo Ấn độ và Tây tạng.

Trong một nắm tay

Thế nào thì được gọi là một "nguyên lý cốt tủy của đạo Phật"?  Tôi nghĩ, trước nhất nguyên lý ấy phải chuyển hóa được khổ đau (dukkha), và thứ hai, nó phải có một luận lý mà ai cũng có thể tự mình chứng nghiệm được mà không cần phải tin vào kẻ khác.

"Ngủ" trong kinh tạng

Một trong những nhu cầu quan trọng trong sinh hoạt thường ngày của đời sống chính là ngủ nghỉ. Ngủ, hay giấc ngủ là một phương thuốc có tác dụng phục hồi sức khỏe cho thân và tâm sau những thời gian làm việc và suy nghĩ mệt nhọc.

Tại sao chấm dứt khổ?

Đức Phật tuyên bố rằng ngài dạy Pháp nhằm một mục đích dẫn chúng sanh đến tự do thoát khổ. Nếu, xúc động bởi giáo lý đó, chúng ta kiên quyết thực hiện để chấm dứt khổ, nó có sự quan trọng hàng đầu chúng ta hiểu rõ ràng vấn đề khổ trong bề rộng và bề sâu thực sự của nó.

Ðức Phật đã nói gì về việc ăn thịt?

Ngay từ lúc đạo Phật được thành lập hơn 2500 năm về trước, các Tăng Ni vẫn sống nhờ vào việc khất thực. Trước kia và hiện giờ cũng vậy, họ không được phép trồng tỉa lấy lương thực, không được tích lũy thực phẩm, cũng như không được tự nấu nướng thức ăn.

Phật học về tôn giáo của nhân loại

Tất cả Tôn giáo trên thế giới đều phải có đủ sáu yếu tố như  sau : Oai quyền, Nghi thức, Suy lường, Truyền thống, Thần trị và ân điển, Thần bí. Về Tôn giáo của nhân loại, sáu yếu tố này đã phát huy được tác dụng trọng yếu, nhưng mỗi thứ yếu tố ấy đều có thể làm mất sự khống chế mà sanh ra các tệ đoan. Tệ đoan này làm cho thực cảnh của Tôn giáo càng ngày càng hoang vu, hủ bại (mục nát), lạc đề, đầy thất bại và lẫn quẫn trong mê tín.

Vấn đề luân hồi

Đối với những bậc đệ-tử đã giác-ngộ, Luân-Hồi là một thực-thể hiển nhiên không cần bàn cãi. Nhưng các bậc ấy chỉ có xuất hiện nhiều trong thời-đại đức Phật hay hơn nữa là trong những thế-kỷ kế cận mà thôi.

Bài xem nhiều