Trang chủ Nghiên cứu Thiền học Đại học nghiên cứu áp dụng thiền như phương thức trợ ngủ...

Đại học nghiên cứu áp dụng thiền như phương thức trợ ngủ cho các bệnh nhân bị ung thư

295

Nghiên cứu này sẽ thăm dò tác dụng của việc áp dụng thiền chánh niệm " và sự “liên hệ giữa thân và tâm. 

Nhà nghiên cứu David Lipschitz thuộc trường đại học Utah nói, “Huấn luyện cho bệnh nhân sống trong tỉnh thức bằng cách vận dụng thân và tâm đang trở nên càng ngày càng phổ biến như một phương pháp điều trị thay thế cho việc sử dụng thuốc. Việc sử dụng thuốc có thể đưa lại nhiều phản ứng phụ.” 
 
David Lipschitz và Yoshio Nakamura, một nhà nghiên cứu khác của đại học Utah  sẽ cùng tiến hành cuộc nghiên cứu.
 
Thiền chánh niệm dạy cho người hành thiền sống trong tỉnh thức và trang bị cho họ kỹ năng chú ý hết sức đặc biệt nhằm giúp cho họ sống trong giây phút hiện tại. Nghiên cứu này kết hợp những kỹ thuật thiền căn bản với các bài tập yoga. Nghiên cứu được dựa trên một chương trình có tên là Giảm stress dựa vào thiền chánh niệm hay MBSR.

Chương trình MBSR được phát triển để chữa các chứng căng thẳng dai dẳng với các mức độ khác nhau, giật mình khi ngủ và rối loạn hành vi. 

Lipschitz nói, “Các chương trình như Giảm stress dựa vào thiền chánh niệm cho thấy giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng của mình trong nhiều điều kiện khác nhau, bao gồm giấc ngủ."
 
Liên hệ giữa thân và tâm là một kỹ thuật được phát triển để đưa con người quay về sống với thực tại, giúp họ từng trải các ý nghĩ, cảm xúc và cảm giác trên thân thể. Kỹ thuật này nhằm giúp giảm sự ảnh hưởng của những ý tưởng tiêu cực đã góp phần làm cho con người bị stress.
 
Lipschitz nói, trong hai thập kỷ qua, các phương pháp chữa trị bổ sung thay cho thuốc đã tiến triển tốt đẹp và chúng được Viện Sức Khỏe Quốc Gia hổ trợ.
 
“Cho phép các bác sĩ lựa chọn phương thức điều trị dựa trên các chứng cứ sẽ tạo điều kiện cho cả bác sĩ lẫn bệnh nhân lựa chọn một trong nhiều khả năng chữa trị thay thế có thể bổ sung cho những gì mà các bệnh nhân của họ nhận được trong sự chăm sóc thường xuyên. "
 
Lipschitz nói những bệnh nhân ung thư nói riêng  có thể theo dõi và nhận biết những phương thức trị liệu  thay thế này có hiệu quả như thế vì căn bệnh và các  phương pháp  trị liệu ảnh hưởng đến mặt thể chất và tâm lý của họ.”
 
Ông nói, “Trong nhiều trường hợp, những hiệu quả tích cực kéo dài sau khi điều trị chấm dứt bởi người bệnh lo ngại là ung thư   sẽ quay trở lại. Nhiều bệnh nhân thường gặp các vấn đề liên quan đến giấc ngủ sau khi điều trị ung thư và nhiều người sử dụng thuốc để ngủ tốt hơn.”
 
Càng ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy theo học một chương trình yoga hoặc thiền có thể giúp cho bệnh nhân ngủ được nhiều hơn, nhưng cần phải nghiên cứu thêm để hiểu là bệnh nhân cần phải thực hành yoga hoặc thiền tối thiểu là bao nhiêu mới thấy được kết quả lợi ích.
 
Một nghiên cứu tại khoa George E. Wahlen   của trung tâm Y tế dành cho Cựu chiến binh tại Salt Lake City cho thấy rằng giấc ngủ của các cựu chiến binh bị giật mình khi ngủ được cải thiện sau hai tuần áp dụng kỹ thuật “liên hệ giữa thân và tâm”
Người dịch: Supanna
Theo: Salt Lake Tribune