Trang chủ Tết Việt Cảm xúc Tết Đi lễ đầu năm cầu Phúc Đức

Đi lễ đầu năm cầu Phúc Đức

69

Tết Kỷ Sửu năm nay cũng vậy, sáng mồng một Tết rét ngọt hơn sáng mồng một tết Mậu Tý năm ngoái, tuy thức đón giao thừa nhưng khoảng 9 giờ sáng, gia đình tôi náo nức xuất hành đầu năm đi lễ.

Nhà tôi cách chùa Cảm Ứng không xa nên thường đi bộ. Con đường Láng ngày thường ồn ào đông đúc xe máy, ô tô là thế nhưng kể từ ngày 30 Tết và đặc biệt sáng nay, sáng mồng một đường phố vắng lặng chỉ nghe tiếng gió đông xào xạc trên cây thỉnh thoảng mới có một vài chiếc xe ô tô con lướt trên đường và một vài người áo quần là lượt đi trên hè.

Trời rét nhưng trong chủa Cảm Ứng người đi lễ khá đông. Giống như gia đình tôi, hầu như tất cả những người lên chùa đi lễ vào sáng mồng một đầu năm mới âm lịch đều coi việc đi lễ chùa là một nhu cầu trong sinh hoạt văn hoá, tinh thần của cộng đồng người Việt Nam.

Tiếng chuông chùa bính boong thánh thót, hoà quyện trong tiếng rì rầm suýt soa khấn cầu của những người đi lễ. Người  già, người trẻ đều có, tất cả đều thành kính cầu trời khấn Phật phù hộ độ trì cho gia đình mình năm nay sức khoẻ dồi dào, gia đình hoà thuận, các con các cháu ngoan ngoãn, học hành tấn tới, đi xa về gần bình an vô sự, tấn lộc tấn tài…

ôi và vợ con tôi cũng thành kính như vậy. Những giây phút như thế này tôi bỗng thấy lòng mình thanh thản và mọi người xung quanh tôi cũng có những phút giây như vậy. Hầu như tất cả đều muốn loại trừ cái ác, hướng tới cái Thiện, cái Chân, cái Mỹ của cuộc sống. Ai cũng cần cố gắng vươn tới để hoàn thiện mình, đó là lĩnh vực tinh thần, tâm hồn, đạo đức, tình cảm.

Không biết Việt Nam có bao nhiêu ngôi đình, ngôi chùa? Có người nói rằng: Ở nước ta có bao nhiêu phường, xã thì có bấy nhiêu ngôi đình, ngôi chùa. Những ngôi đình, những ngôi chùa thờ Thánh, thờ Phật đem lại cho con người những giây phút thanh thản tâm hồn. Con người khi đi lễ chùa như được tiếp xúc với điều thiện để họ vươn tới những khát khao trong sáng hơn. Bản thân họ sẽ vươn lên những biểu hiện nhân tình, vươn lên nắm lấy tri thức khoa học tự nhiên và xã hội, phục vụ cho đời sống của họ, của gia đình họ ngày càng văn minh hơn. Chính vì thế, cứ vào những ngày rằm, mồng một người Việt thường đi lễ đền chùa. Hàng ngìn năm nay vẫn thế và bây giờ vẫn thế.

Trong phong cảnh u tịch trang nghiêm của đình chùa, tôi nghiệm ra rằng, Phật giáo ở Việt nam đã có từ lâu. Tự ngày xưa ta đã có Trường phái Trúc Lâm và Trúc Lâm Thiền Viện, ở đó giáo lý Phật giáo cao siêu, thâm diệu, vi tế, mênh mông được diễn tả trong mấy vạn pho sách kinh khổng lồ, các bậc cao tăng nghiền ngẫm cả đời cũng chỉ lĩnh hội được phần nào. Phàm những tinh hoa của nhà Phật, những điều răn dạy của Nhà Phật được người đời in thành ấn phẩm để truyền bá và ở đó mỗi lần đi lễ chùa ta cũng chỉ học được đôi điều. Để mở đầu cho một năm mới vợ chồng tôi thụ lễ qua 14 điều răn của Nhà Phật. Trong đó tôi thấy những điều răn lớn nhất cho tất thảy mọi người đang sống trong thời đại mới, Việt Nam đã và đang hoà nhập với thế giới. Khi kinh tế phát triển, đời sống ngày càng được nâng lên nhất là các đô thị, những lời răn của nhà Phật hình như phản ánh đúng bản chất thời đại.

‘’Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu
Lễ vật lớn nhất của đời ngươì là khoan dung
Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết
Tài sản lớn nhất của đời người là trí tuệ.’’

(Hoà Thượng Kim Cương Tử trích lời kinh Phật)

Lời răn ngày đầu xuân mới chính là điều phúc cho mọi nhà, mọi người. Bạn cùng tôi hãy thử nghiệm xem.