Trang chủ Thời đại Xã hội Độc giả đang “khát” các tin người tốt việc tốt

Độc giả đang “khát” các tin người tốt việc tốt

106

Chính vì vậy mà mọi người lại muốn và “khát”đọc những tin tốt lành, những con người tốt việc tốt đến thế . 

Ngày xa xưa khi người tốt, việc tốt còn đăng tải đầy trên các mặt báo và khi đó cũng chưa có báo mạng thì những tin tức giật gân được các em  bán báo giao một cách sốt rẻo “Báo đây, báo đây một vụ án mạng…” thế là  mọi người đổ xô mua báo, báo hôm đó bán rất chạy.
 
Còn bây giờ tìm một việc tốt trên báo lại khó quá và nhất là tin tốt đó mà lại làm dậy sóng trên mạnh thì quả thật là hiếm. 
 
Mọi người đang rất buồn và giận dữ với Nickname “kẹo mút chơi bời” của một sinh viên tên Linh đang “hả hê” sau cái chết của ông Nguyễn Hữu Giảng mà chính nhân vật này ngồi sau xe gây ra tai nạn cái chết cho ông Giảng được đăng trên mạng xã hội Facebook : “Kẹo mút chơi bời” đăng bình luận “Xong! Chúng tôi vừa đâm vào một thằng già gần 60 tuổi, khả năng chết”. 
 
Tiếp đó, người này tiếp tục đăng dòng thông báo: “Tin buồn! Chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin cụ già 60 tuổi đêm qua bị chúng tôi đâm xe máy đã củ tỏi vào hồi 17g07, anh em phang lô đề nhiệt tình đi, lão sinh năm 1953”. 
 
Một con người được ăn học đàng hoàng vậy mà …
 
Chúng ta có lẽ cũng không biết dùng từ gì để mà diễn tả được tâm trạng buồn đến thế nào khi đọc những từ viết trên “kẹo mút chơi bời’ này. Gia đình và xã hội ngày càng có nhiều những con người như thế này ư? Các nhà giáo dục, các nhà xã hội học, Chính phủ, Quốc hội …gia đình, nhà trường đang trăn trở với sự xuống cấp về đạo đức lớp trẻ, giải pháp gì đây  cho việc giáo dục nhân cách  con người cho tương lai một xã hội bình an. 
 
Không vẫn còn, còn đấy: Bài văn “lạ” của em học sinh Nguyễn Trung Hiếu lớp chuyên lý 11 trường Amsterdam đang làm thổn thức bao nhiêu con người, vẫn còn đó những tấm lòng yêu thương, những con người có ý chí, nghị lực biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh :
 
“Vâng, con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi, không làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không bán bánh mì được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng.
 
Mẹ đừng lo mẹ ạ, mẹ hãy an tâm chạy chữa và chăm sóc cho bản thân mình. Hãy để con được chia sẻ sự túng thiếu tiền bạc cùng bố mẹ.
 
Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng cằn nhằn la mắng con khi con nhịn ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con đi lấy chầy, cối để giã lạc vừng. Dù con đã sút 8 cân so với năm ngoái nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa.
 
Bằng chính câu chuyện của mình, một học sinh lớp 11, còn quá trẻ để ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm về lẽ đời, em đã gửi đến chúng ta một điều: Đồng tiền không phải là tất cả mục đích của cuộc sống. 
 
Vẫn còn rất nhiều những con người biết sẻ chia, biết ban tặng, nâng đỡ mang lại niềm vui cho mọi người…
 
Độc giả đang “khát” những tấm gương tốt, những chương trình truyền hình về những số phận, những con người có ý chí, nghị lực như thế, những con người có tấm lòng không “vô cảm” trước nỗi đau, mất mát, kém may mắn của người khác, của muôn loài, của thiên nhiên. 
 
Có rất nhiều bà mẹ đã in bài văn “lạ” của em Hiếu mang về cho con mình đọc họ hy vọng đó là một bài học tốt nhất cho con em họ về nhiều khía cạnh. Có người đọc xong tự thấy xấu hổ với người trong câu chuyện này. Ai cũng cho rằng sau khi đọc xong bài viết của em Hiếu đều thấy có mình trong đó…
 
Trên thực tế có rất nhiều những tấm gương tốt, những việc tốt trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng không được báo chí biết tới, hoặc có biết thì cũng ít ai viết và đăng tải, tuyên truyền bới vì rất nhiều lý do, có thể nó không phải là những tin giật gân, không gây được tiếng vang, ít người tìm đọc, ít người xem, không có nhà tài trợ, không có quảng cáo, không có kinh phí để tổ chức, không mang lại lợi nhuận…
 
Những người làm báo lại thích viết đến những tin và hình ảnh giật gân hay những gì hợp với xu thế và thị hiếu của lớp trẻ hơn như cuộc thi Vietnam idol, Vietnam next top model hay quảng bá cho các lễ hội chọi trâu, tắm máu lợn, lễ hội đâm trâu …hơn là làm một chương trình về những tấm gương người tốt việc tốt thường ngày của những con người bình thường.
 
Hay những trò chơi, những lễ hội mang tính giáo dục để từ đó khơi dậy lòng từ bi đang bị vùi lấp hay ngủ quên trong mỗi con người. Tại sao không thể làm những chương trình, những lễ hội mang tính nhân quả, luân hồi để mọi người biết sợ và tin để mà sống cho tốt. 
 
Dẫu biết rằng những chương trình, những bài viết về người tốt ,việc tốt, có rất ít người xem, người đọc, không có nhà tài trợ … nhưng không vì thế mà trên các mặt báo, đài khan hiếm những tin tức, hình ảnh về mảng này. Đó cũng là trách nhiệm của những người làm báo trong việc góp phần xây dựng những con người sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. 
 
Đã có một bài giảng pháp của vị Thượng Tọa Thích Nhật Từ trong một chủ đề Bố thí và làm lành “ …Hãy bớt lợi nhuận đi một ít, hãy bớt giầu đi một ít để ban tặng niềm vui cho những người khác và cho cả chính mình…
 
câu nói đó dù ở bất cứ thời kỳ nào, ở lĩnh vực nào cũng đều không cũ, vậy thì những người làm báo, đài cũng hãy vì một xã hội bình an, một xã hội tốt đẹp hơn thì cũng ít nghĩ đến tiền một chút để có nhiều bài viết, những quảng bá, những chương trình cho những người tốt việc tốt bình dị đời thường đang diễn ra hàng ngày quanh ta được lan tỏa rộng rãi, làm tấm gương tốt  để mọi người cùng soi.
 
Để ta biết ta đã và đang  làm việc gì có đáng xấu hổ trước những con người tốt việc tốt như thế không.
 
Sài Gòn tháng 11 năm 2011
Giác Hạnh Hoa