Trang chủ Diễn đàn Hình ảnh “lãnh đạo đi chùa, lễ Phật, kính tăng, trọng thị...

Hình ảnh “lãnh đạo đi chùa, lễ Phật, kính tăng, trọng thị Phật giáo” trong nghệ thuật Phật giáo

413

Đề xuất của tôi không phải do tự tôi nghĩ ra, mà là được gợi ý từ chính tinh thần của nghệ thuật truyền thống Phật giáo.

Hình ảnh các nhà lãnh đạo vương triều thời Đức Phật đến với Phật giáo là đề tài quan trọng trong nghệ thuật truyền thống Phật giáo. Chúng tôi lấy làm lạ vì sao có những Phật tử không biết điều này, dẫn đến cách đặt vấn đề xa lạ với truyền thống Phật giáo như đã thấy.

Chỉ đơn giản là tìm kiếm trên Wikipedia, chúng ta sẽ  ngay nội dung chính này của nghệ thuật truyền thống Phật giáo.

Tìm kiếm với các từ khóa là tên các vị vua thời Đức Phật, chúng ta sẽ thấy ngay trong các mục từ về các vị vua đó, đều có tranh cổ Phật giáo miêu tả cảnh… vị vua đó đi chùa.

Trong mục từ “Pasenadi” (Vua Ba Tư Nặc cai trị nước Kosala) có minh họa tranh cổ Phật giáo vua Ba Tư Nặc viếng thăm Đức Phật, với chú thích “Prasenajit of Kosala Pays a visit to buddha”:


Trong mục từ “Bimbisara” (vua Tần Bà Sa La cai trị nước Ma Kiệt Đà) có minh họa tranh cổ Phật giáo vua Tần Bà Sa La đang thăm viếng Đức Phật, chú thích “King Bimbisara, depicted in Burmese art, offering his Kingdom to the Buddha”:


Mục từ “Ajatasatru” (vua A Xà Thế, cai trị nước Ma Kiệt Đà) có tranh cổ Phật giáo miêu tả cuộc thăm viếng Đức Phật của vua vào lúc nửa đêm, được ghi nhận trong bài kinh Sa Môn Quả, với chú thích “Ajatasatru of Magadha makes a midnight call”.

Hai vị vua Ba Tư Nặc, Tần Bà Sa La là đệ tử của Đức Phật. Còn vua A Xà Thế cho đến cuộc thăm viếng lúc nửa đêm, chưa phải là đệ tử của Đức Phật.

Trong nghệ thuật Phật giáo, tranh ảnh về việc “lãnh đạo thế quyền đến với Phật giáo” rất nhiều và rất đa dạng. Trong đó, một phần lớn là các vị vua chúa thời Đức Phật. Một số bức còn lại là phù điêu đá từ các tu viện cổ cho thấy sự quan tâm đặc biệt của nghệ thuật Phật giáo truyền thống đối với đề tài này.

Dưới đây là 2 tranh đá về đề tài nói trên trong nghệ thuật truyền thống Phật giáo.

Ajatasatru railing pillar from Bharhut.; Stone; India, Sunga Period, 2nd-1st century BC ; Now at Calcutta, India: Indian Museum. Digibeeld nr. 13746.

Scene: King Prasenajit Visits the Buddha. Prasenajit railing pillar, Bharhut.;  Stone: Sandstone; India, Sunga Period, 2nd-1st century BC ; Now at Calcutta, India: Indian Museum; Digibeeld nr. 13720.

Tìm kiếm trên mạng với những từ khóa đã nói ở trên, chúng ta được rất nhiều tranh tương tự về đề tài này, miêu tả Đức Phật và các “lãnh đạo thế quyền” thời bấy giờ.

Đức Phật và vua Tần Bà Sa La:

Bimbisara sitting in front of the Buddha
Đức Phật và vua Ba Tư Nặc:


Dưới đây là một số tranh khác miêu tả Đức Phật và vua Tần Bà Sa La, đặc biệt có tranh chạm khắc và với vua Ba Tư Nặc.

Do khuôn khổ có hạn của bài viết, nên xin phép dừng lại các ví dụ ở đây. Xin nhắc lại, tìm trên mạng sẽ có rất nhiều tranh tương tự.

Như vậy, ý tưởng truyền thông hình ảnh lãnh đạo đi chùa, lễ Phật, kính tăng, trọng thị Phật giáo chỉ là việc ứng dụng tinh thần nội dung nghệ thuật truyền thống Phật giáo. Câu trả lời từ những ví dụ trên là quá đủ.

Với những ý kiến gay gắt, mà nay rõ ràng là lỡ lời, vì đương nhiên không thể nào phủ nhận tinh thần nội dung như trên của nghệ thuật truyền thống Phật giáo. Tôi nghĩ là tất cả bạn đọc chúng ta sẽ hoan hỷ bỏ qua, dù là người ta đã nghĩ, đã nói với tâm gì đi nữa.

Nếu trước đây, hình ảnh Đức Phật và các vị vua chúa, hình ảnh vua chúa đến chùa lễ Phật đã là những hình ảnh đẹp, là cảm hứng sáng tác cho những họa sĩ tiền bối Phật giáo thì ngày nay, hình ảnh các nhà lãnh đạo đương thời đi chùa vẫn là những hình ảnh đẹp, thích hợp để phổ biến rộng rãi.

Hình ảnh “lãnh đạo đi chùa, lễ Phật, kính tăng, trọng thị Phật giáo” trong nghệ thuật truyền thống Phật giáo, ngoài vấn đề kích cỡ (to nhỏ) còn có vấn đề chất liệu (có tranh chạm khắc rất giá trị). Phần lớn được tôn trí ở những cơ sở Phật giáo.

MT