Trang chủ Đời sống Học thiền ở đạo tràng Thái Tuệ

Học thiền ở đạo tràng Thái Tuệ

340

Thời kinh cũng thật nhẹ nhàng. Đó chỉ là những bài tụng về giới mà một bạn SV cho là có xuất xứ từ “Lục thời sám hối” trong Khóa hư lục của Trần Thái Tông. “Phải sám hối lục căn và nhất là cần trì giới cho tinh nghiêm trước khi bắt đầu hành thiền”. Một Phật tử lâu năm trong đạo tràng đã nói như thế với chúng tôi. Khi thời kinh vừa xong, chúng tôi được phát mỗi người một tấm tọa cụ vuông vức 6 tấc may bằng vải nhồi bông, một bồ đoàn tròn trịa cao 2 tấc và đường kính cũng độ 2 tấc, rồi đến một cái gối nhỏ xíu dùng để kê tay.


Mọi người chọn một góc bên trong chánh điện, nhưng phải ngồi cho thật ngay hàng và bắt đầu giờ thiền tập. Vị thủ tọa lên trước chúng, cầm lấy micro và hướng dẫn: “Đặt bồ đoàn lên tọa cụ. Ngồi lên bồ đoàn, xương cùng đúng giữa bồ đoàn, nghiêng qua nghiêng lại cho an ổn mới kéo chân ngồi. Nếu ngồi bán già, kéo chân trái để lên chân mặt hoặc ngược lại. Nếu ngồi kiết già, chân trái kéo lên để trên đùi mặt, chân mặt để lên đùi trái, kéo sát vào thân. Nới rộng dây lưng, cổ áo, sửa thân ngay thẳng, lấy bàn tay trái để lên bàn tay mặt hoặc ngược lại cũng được…”.


Chúng tôi làm theo lời vị thủ tọa nhưng hãy còn ngượng nghịu lắm, phải liếc mắt sang người bên cạnh để bắt chước động tác của họ. Đó chỉ là iai đoạn nhập thiền. Sau khi an vị trong tư thế kiết già, chúng tôi được hướng dẫn sang giai đoạn trụ thiền với phương pháp Sổ tức quán: “Hít vô thở ra đếm 1, hít vô thở ra đếm 2, lần lượt đếm đến 10 rồi bắt đầu trở lại từ 1. Cứ đếm như thế suốt thời gian tọa thiền…”. Tôi bắt đầu để ý đến hơi thở của mình và đếm chúng theo như hướng dẫn. Nhưng được vài ba hơi thì quên mất số thứ tự, phải đếm lại từ đầu. Chuyện đếm hơi thở tưởng dễ nhưng thật khó khăn đối với những hành giả sơ cơ như chúng tôi. Hai đầu gối tôi bắt đầu tê cứng do lần đầu tập tư thế kiết già. Liếc mắt xem đồng hồ mới chỉ có 10 phút mà tôi thấy thời gian như dài vô tận… Nhìn qua một hành giả tóc bạc trắng ngồi kế bên, bác ấy thở có vẻ nhẹ nhàng quá và gương mặt lộ vẻ bình an vô cùng. Tuy vậy, tôi cũng cố gắng vượt qua được 30 phút sống với hơi thở của chính mình và sau khi xả thiền, một cảm giác an lạc lạ lùng đã đến với tâm hồn vốn rất bất an của tôi.


Bài học sau giờ tọa thiền


Chúng tôi xả thiền, ra khỏi chánh điện và đến giảng đường để nghe bài giảng của Sư cô Như Đức (Thiền viện Viên Chiếu). Hôm nay Sư cô giảng chủ đề “Huệ Khả được y”. Nội dung bài giảng xoay quanh câu chuyện Tổ Bồ Đề Đạt Ma muốn truyền y bát cho một trong những đại đệ tử nên yêu cầu mỗi người trình bày kiến giải của mình để Ngài quyết định. Những gương mặt xuất sắc trong hàng đệ tử của Đạt Ma gồm Đạo Phó, Ni sư Tổng Trì, Đạo Dục và Huệ Khả, mỗi người đều có chỗ sở đắc riêng và kiến giải của họ không ai giống ai cả. Nhưng cuối cùng Tổ Đạt Ma chỉ truyền y bát cho ngài Huệ Khả, một người chỉ trình bày kiến giải của mình bằng sự… im lặng!


Vốn rất nhạy cảm với những vấn đề triết học, nên chúng tôi bắt đầu có một cuộc tranh luận bỏ túi ngoài giảng đường ngay sau bài giảng. Mọi người đều đồng ý là kiến giải của Huệ Khả quá cao siêu nên hậu thế rất khó tiếp nhận được chỗ sở đắc của Ngài. Trong khi đó, kiến giải của Ni sư Tổng Trì: “Đạo vốn như A Nan thấy cõi Phật A Súc, chỉ thấy một lần!” đã gợi mở cho chúng tôi một cái nhìn rất thú vị về Thiền. Trong khi hành thiền, tâm chúng tôi một cái nhìn rất thú vị về Thiền. Trong khi hành thiền, tâm chúng tôi không hề quay trở lại quá khứ hay hướng đến tương lai. Tâm chỉ an trụ vào hơi thở thực tại như dòng nước trôi xuôi ra biển, mỗi nơi chỉ một lần qua, không quay trở lại… Đó chính là trạng thái thiền mà Ni sư Tổng Trì đã sở đắc đế có một kiến giải về Đạo rất gần gũi với đời sống con người. Và đó cũng là tất cả những gì chúng tôi cảm nhận được từ một buộc học Thiền tại đạo tràng Thái Tuệ.