Trang chủ Tin tức Hội thảo khoa học "Tổ Nguyên Biểu (1836 – 1906) Thân thế...

Hội thảo khoa học "Tổ Nguyên Biểu (1836 – 1906) Thân thế và sự nghiệp"

180
Chứng minh và tham dự hội thảo gồm có: Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Chủ tịch HĐTS TW GHPGVN; Hòa thượng Thích Thiện Pháp – Phó chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN; Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu – Phó chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN; Hòa thượng Thích Gia Quang – Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN kiêm Trưởng Ban thông tin truyền thông TW; Hòa thượng Thích Quảng Tùng – Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN kiêm Trưởng Ban từ thiện xã hội TW; Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN kiêm Trưởng Ban hoằng pháp TW, Trưởng BTS GHPGVN Thành phố Hà Nội; Thượng tọa Thích Thanh Quyết – Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN; Hòa thượng Thích Thanh Hùng – Ủy viên thường trực HĐTS, Phó trưởng BHP TW; Hòa thượng Thích Quang Nhuận – Ủy viên thường trực HĐTS, Phó trưởng BHP TW; Thượng tọa Thích Đức Thiện – Tổng thư ký HĐTS; Thượng tọa Thích Thanh Giác – Ủy viên HĐTS, Phó trưởng ban thường trực BHP TW; Giáo sư Lê Mạnh Thát – Ủy viên HĐTS GHPGVN – Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại thánh phố HCM; TS. Nguyễn Quốc Tuấn – Viện trưởng viện nghiên cứu tôn giáo và chư tôn đức thường trực HĐTS TW, BTS GHPGVN Thành phố Hà Nội, chư tôn đức các sơn môn hệ phái, chư tôn đức sơn môn tổ đình Bồ Đề và các vị giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, học giả, các nhà nghiên cứu và quý vị khách quý đại diện các cơ quan chức năng thành phố và quận long biên sở tại và ông Phạm Thanh Long và phái đoàn đại diện dòng tộc họ Phạm.
Hội thảo chia làm hai phần chính: Phần thứ nhất là phần nghi lễ và hành chính, phần thứ 2 là hội thảo.
Mở đầu phần nghi lễ, chư tôn đức và các vị quan khách tham dự hội thảo đã quang lâm Tổ đường để niêm hương đỉnh lễ Lịch Đại Tổ Sư và giác linh Sư Tổ Nguyên Biểu. 
Tiếp theo chương trình hội thảo là phát biểu khai mạc của Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu – Phó chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN. Hòa thượng nêu rõ mục đích hội thảo nhằm “tôn vinh một vị cao Tăng có nhiều đóng góp cho Đạo Pháp và Dân tộc trong nửa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Hội thảo này không chỉ gói gọn trong cuộc hội thảo là xong, bởi thân thế và sự nghiệp của Tổ Nguyên Biểu còn cần phải tiếp tục nghiên cứu trên nhiều bình diện mới thấy hết được vị trí, vai trò của Ngài. Và hôm nay, dưới bóng Bồ Đề, vẫn còn vang vọng những lời giáo hóa của Tổ, khắc sâu trong tâm những người nơi đây lòng biết ơn đối với các bậc tiền nhân hết lòng vì Đạo Pháp và Dân tộc.”
Sang phần hội thảo chính thức, TS. Nguyễn Quốc Tuấn – Viện trưởng Viện nghiên cứu tôn giáo thuộc viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam phát biểu đề dẫn hội thảo với hai chủ đề chính là “thân thế Tổ Nguyên Biểu, làm rõ quê quán, quá trình tu tập và hành đạo của Tổ; và sự nghiệp của tổ Nguyên Biểu trong việc kiến tạo sơn môn Bồ Đề, đào tạo Tăng tài, phổ hóa Tam Tạng, xiển dương pháp tu tịnh độ nửa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.” 
Tiếp theo, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đã cung tuyên tiểu sử của Tổ. 
Sư tổ họ Phạm, húy Đình Vợi, pháp húy Tự Nguyên Biểu, hiệu Thích Nhất Thiết, sinh năm Bính Thân (1836) triều vua Minh Mạng thứ 17 tại tổng Thạch giản, huyện Nga Sơn (nay thuộc xã Nga thạch, huyện Nga sơn, tỉnh Thanh hóa). Là con trai duy nhất của cụ ông Phạm Đình Sô tự Phúc Đức, cụ bà Mai Thị Đàm đời thứ 27 dòng họ Phạm (Theo gia phả dòng họ đang lưu truyền tại Từ đường).
Sau đó, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Chủ tịch HĐTS TW GHPGVN đã có bài phát biểu quan trọng nói lên công đức của Tổ Nguyên Biểu với việc hoằng truyền chính pháp và đặc biệt là xiển dương tinh thần giáo lý Kinh Hoa Nghiêm và pháp môn niệm Phật cầu sinh Tịnh Độ
Tại hội thảo, toàn thể đại chúng đã được lắng nghe các bài phát biểu tham luận của chư tôn đức và các vị giáo sư, các nhà học giả với những gợi ý và những phát hiện mới về sự nghiệp của Tổ Nguyên Biểu. 
BBT sẽ lần lượt trích đăng các bài tham luận của các chư tôn đức và các nhà học giả, nhà nghiên cứu, giáo sư, tiến sĩ tới quý độc giả.
Sau đây là những hình ảnh ghi nhận được:
  
Đại diện sơn môn pháp phái lễ yết kiến chư tôn đức
  
  
  
  
  
Chư tôn đức giáo phẩm và quan khách dâng hương đỉnh lễ Lịch Đại Tổ Sư và Sư Tổ Nguyên Biểu tại nhà Tổ
  
  
  
  
  
Ban chứng minh và chủ tọa hội thảo
  
  
  
  
  
  
  
  
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu phát biểu khai mạc hội thảo
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn phát biểu đề dẫn hội thảo
  
Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cung tuyên tiểu sử Sư Tổ Nguyên Biểu
  
  
  
  
  
  
  
Hòa thượng Chủ tịch Thích Thiện Nhơn thay mặt TW GHPGVN phát biểu cảm niệm công đức của sư Tổ Nguyên Biểu
  
Hòa thượng Thích Gia Quang phát biểu tham luận với đề tài “Sư Tổ Nguyên Biểu – Người duy trì mạng mạch Phật giáo cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX”
  
Giáo sư Lê Mạnh Thát phát biểu tham luận với đề tài: “Vị trí của Thiền sư Nguyên Biểu trong lịch sử Phật giáo Việt Nam thế kỷ XIX và sau đó”
  
  
  
Thượng tọa Thích Tiến Đạt phát biểu tham luận với đề tài: “Quy ước của Liên xã niệm Phật do Tổ Nguyên Biểu sáng lập”
  
  
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đại Đồng phát biểu tham luận với đề tài “Chùa Bồ Đề – Trường Bồ Đề, điểm son trong phong trào chấn hưng Phật giáo xứ Bắc”
  
Ni sư Thích Đàm Lan phát biểu tham luận với đề tài: “Trang lịch sử chùa Bồ Đề”
  
Ông Phạm Thanh Long – đại diện dòng tộc họ Phạm phát biểu tóm tắt về truyền thống của dòng họ Phạm từ thế kỷ thứ XI cho tới nay, trải qua 35 đời, sư Tổ là đời thứ 27, một dòng họ có 10 quan văn và 8 quan võ
  
  
Thượng tọa Thích Thanh Giác phát biểu cảm tạ