Trang chủ Tin tức Bình Dương: Hội thảo khoa học về Lịch sử hình thành Giáo hội...

Bình Dương: Hội thảo khoa học về Lịch sử hình thành Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt thành công viên mãn

298

PTVN -Ngày 16/6, Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam phối hợp cùng Hệ phái Phật giáo Cổ truyền tổ chức Hội thảo khoa học “Lịch sử hình thành Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam (GHPGCTVN) và sự đóng góp cho đạo pháp và dân tộc” tại Trung tâm Văn hóa Tượng Phật nhập Niết-bàn (TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương)

Hội thảo do có sự tham dự chứng minh của Trưởng lão HT.Thích Trí Quảng-Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM; HT.Thích Thiện Nhơn – Chủ tịch HĐTS; HT.Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, Trưởng ban Tăng sự T.Ư cùng chư tôn giáo phẩm HĐCM, HĐTS, Ban Trị sự GHPGVN Bình Dương và các tỉnh, thành đã chứng minh Hội thảo.

Đại diện Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Hệ phái Phật giáo Cổ truyền có sự hiện diễn của HT.Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam; HT. Thích Nhựt Ấn, Ủy viên HĐTS, đại diện hệ phái Phật giáo Cổ truyền Việt Nam; PGS.TS. Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm KHXH VN chủ trì Hội thảo với sự tham dự của hơn 1.000 chư tôn đức Tăng Ni, quý học giả, nhà nghiên cứu và nam nữ Phật tử.

Trưởng lão HT.Thích Trí Quảng-Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM

 

 

HT.Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS
HT.Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam

Hội thảo diễn ra trong thời gian ngắn, song chư tôn đức, quý đại biểu, các nhà nghiên cứu đã trao đổi, thảo luận, phát biểu ý kiến một cách tận tường hướng đến các vấn đề lịch sử, thể hiện đóng góp của GHPGCTVN cho đạo pháp và dân tộc.

HT.Thích Huệ Thông, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương, đồng Phó ban Tổ chức Hội thảo đã khái quát lịch sử hình thành, phát triển và nhấn mạnh đặc tính yêu nước, đặc tính duy trì giềng mối tu hành cổ truyền của GHPGCTVN.

Hội thảo nhận gần 60 bài tham luận của các nhà nghiên cứu Phật giáo ở trong và ngoài Giáo hội trên khắp cả nước nêu ra những vấn đề mà trước kia chưa chưa có dịp tổng hợp báo cáo và nghiên cứu.

Cho thể nói, thông qua Hội thảo này, giới học giả nghiên cứu Phật giáo, Tăng Ni Việt Nam sẽ hiểu hơn về lịch sử Phật giáo Việt Nam cận đại, cũng như những đóng góp to lớn các tổ chức hệ phái Phật giáo nói chung, những đóng góp của GHPGCTVN nói riêng; sự hết lòng vì đạo pháp và dân tộc của các vị danh Tăng của GHPGCTVN nói riêng và của Phật giáo Việt Nam nói chung qua các thời kỳ.


ĐĂNG HUY