Trang chủ Nghiên cứu Mặt trái của thiền: Đưa hành giả tới sự chối bỏ thực...

Mặt trái của thiền: Đưa hành giả tới sự chối bỏ thực tại

173

Hàng chục triệu người ở Bắc Mỹ hiện nay đang hành thiền, họ dùng sự tĩnh lặng để đối phó với những tư tưởng điên rồ quay cuồng trong tâm họ. Mục đích hầu hết của mọi hành giả là giữ cho mình tự tại giữa cuộc chiến với đời. 

Thay vì để cho đầu óc bị “đày đọa” bởi những việc bất như ý, nhiều hành giả tại Canada và Hoa Kỳ có gắng “tách mình” khỏi những càm xúc và sự bốc đồng, vì họ nghĩ rằng làm như vậy sẽ giúp họ thoát khỏi khổ đau.
 
Một cuộc thăm dò ý kiến gần đây của Vancouver Sun do Mustel Group thực hiện phát hiện rằng cứ ba người sống tại British Columbians thì có một người hành thiền, và như vậy tổng số có khoảng 1,4 triệu người ở đây hành thiền, con số này không bao gồm những người áp dụng thiền vào trong cách cầu nguyện của họ.
 
Tôi tin rằng thiền định và thiền quán nói chung có một ảnh hưởng tích cực đến nền văn hóa bận rộn của nền văn hóa Bắc Mỹ.
 
Nhưng thiền định và thiền quán và những phương pháp thực tập rèn luyện tâm liên quan – nếu khuyến khích con người tự tách mình ra khỏi những tư tưởng tiêu cực của chính họ một cách có hiệu quả – liệu dần dần có đưa hành giả đến tình trạng tự tách mình ra khỏi cuộc sống hay không?
 
Thiền phải chăng phù hợp với xã hội tiêu dùng của Bắc Mỹ vốn coi trọng sự yêu chuộng tự ngã, trong nền văn hóa đó ai cũng phóng đại tầm quan trọng của cái tôi và ai cũng dung dưỡng ý thức này.
 
Bạn nên biết về những khả năng tiêu cực mà việc hành thiền có thể mang lại.
 
Trong cuốn sách của mình mang tựa đề “Bí ẩn phân tâm học”, Micheal Eigen kể về hai bậc thầy trong lãnh vực hành thiền  bị sa sút tinh thần, nói theo cách của ông là những người đi cắm trại nhưng không đã tìm thấy hạnh phúc.
 
Eigen, một nhà phân tâm học ở New York, người đánh giá cao cả Phật giáo và Do Thái giáo là tôn giáo truyền thống của gia đình, kể về  một vị thầy dạy thiền đã tìm đến ông để điều trị do bị sa sút tinh thần, lo lắng và rối loạn chức năng.
 
Eigen gọi thân chủ của mình là “Owen”. Thân chủ của ông  tin rằng vì anh ta là một vị thầy dạy thiền Phật giáo đã hiành thiền đạt tới mức viên mãn nên anh ta giỏi hơn ông, do vị bác sĩ chỉ hành thiền có nửa buổi.
 
Eigen bắt đầu khám phá ra rằng Owen không xuất thân từ một gia đình đau khổ. Ngược lại, anh ta rất được mẹ yêu chiều.
 
Owen hành thiền quán tánh “Không” của Phật giáo* và đã có một thời gian dài tận hưởng  sự dễ chịu qua những buổi ngồi thiền. Eigen nói, cảm giác dễ chịu mà thân chủ ông có được qua những buổi ngồi thiền cũng dễ chịu như cảm giác được mẹ ông nuông chiều khi còn thơ ấu. Đối với Owen, “sự nuông chiều của mẹ dành cho ông theo thời gian đã được tô điểm thêm và trở thành một cảm giác dễ chịu mỗi khi ông nghĩ đến nó, và cảm giác này qua những buổi ngồi thiền đã đơm hoa kết trái trong tánh “Không ”, Eigen viết với một chút chế giễu. 
 
Bởi vì Phật giáo của Owen dạy anh ta rằng không nên dính mắc vào những tình cảm đã được lý tưởng hóa về mẹ của mình, mà phải buông bỏ nó, tuy nhiên, Eigen tin rằng vị hành giả cũng là thân chủ của ông chưa bao giờ thực sự đương đầu với cảm giác phân đôi (giữa tình cảm yêu chiều của mẹ dành cho ông và tánh Không) này.
 
Nói một cách khác, Eigen tin rằng Owen qua việc hành thiền đã phớt lờ những mặt tối của tự ngã. Do không nhìn vào những mặt tiêu cực của chính mình, vị thầy dạy thiền này cho rằng mình hay và giỏi hơn những hành giả khác kể cả học trò của mình và vì vậy thường chê bai họ một cách kín đáo.
 
Eigen cũng thấy một động lực tương tự trong việc hành thiền ở một hành giả kỳ cựu khác. Jesse là một nhà phân tích tài chánh thành công của Wall Street, người đã tìm đến Eigen để được chữa trị triệu chứng mệt mỏi kinh niên và buồn nôn. Jesse thường suy gẫm về những khả năng của cuộc sống qua những buổi hành thiền. Eigen viết, “ Thiền gây xúc tác cho sự sáng tạo của Jess và làm tăng sự nhận nhận thức nhạy bén sẵn có trong Jess về những thay đổi bất thường của cảm giác, tâm trạng và cảm xúc.”
 
Mặc dù Jesse là một người dễ thương trông có vẻ cởi mở, nhưng trong quá trình thường xuyên đi tìm cái mới, anh ta trở nên lãnh đạm với phụ nữ và người chung quanh. Eigen nói rằng do cảm thấy người khác là mối đe dọa cho mình, Jesse đã cảm thấy cần phải kiểm soát họ, hành thiền đối với Jesse là một cách bảo vệ giúp anh không bị chi phối bởi những người chung quanh.
 
Jesse tham dự các trung tâm thiền trong nhiều năm nhưng Eigen tin rằng việc hành thiền đã quẳng Jesse trở lại, đối diện con người thật của chính mình. Cuối cùng, thứ mà Jesse cần là hành thiền ít hơn và tiếp xúc với người chung quanh nhiều hơn.
 
Eigen nói, “ Jessie cần sự giao tiếp thông thường giữa người và người chứ không phải sự giải thoát.”
 
Kết hợp trường hợp của Owen và Jessie với nhau, Eigen tin rằng cả hai đều tự làm chính mình tổn thương qua việc dùng thiền như một phương cách để trốn chạy người chung quanh.
 
Eigen nói rằng các hành giả này đã không thể tự  hòa nhập mình vào những đau khổ của tự thân cũng như những sự bất như ý không thể tránh được trong đời sống. Do quá tập trung vào cuộc sống nội tâm, cả Owen và Jessie  đã không tạo cho người chung quanh cơ hội để “chuyển hóa” họ.
 
Ken Wilber, một nhà tư tưởng khác đang làm một công việc phức tạp là kết hợp phân tâm học, Phật giáo, Do Thái giáo, Thiên chúa giáo và triết học với nhau, cũng cảnh báo người dân Bắc Mỹ vể việc xem thiền như là một giải pháp tốt đẹp cho tất cả mọi sự.
 
Mặc dù Wilber cũng hành thiền, ông ta than phiền rằng thiền tại Hoa Kỳ và Canada thường đi kèm với thái độ mà ông ta gọi là “ hiểu Phật giáo một cách phóng khoáng theo quan điểm hiện đại,  ai cũng yêu tự ngã  của mình hết mực mà chẳng  hề quan tâm thắc mắc tại sao.”
 
Wilber nói rằng nhiều người ở lứa tuổi trung niên tập tễnh hành thiền theo quan điểm này thường ham hố ôm đồm nhiều nhiệm vụ do họ quá đơn giản hóa sự việc, cho rằng mọi việc đều tương đối và quan niệm rằng, “Bạn làm công việc của bạn và tôi làm công việc của tôi.”
 
Thiền, Wilber nói, theo quan điểm đó tất nhiên đã không giúp những kẻ ái ngã  đo đương đầu với những mặt tối trong tâm hồn họ, những mặt tiêu cực trong nhân cách họ.
 
Thay vào đó, Wilber nói, khi những vị thiền sư Đông phương nói với các học trò của mình rằng, “ hãy giết tự ngã”, điều này có thể dẫn đến sự nguy hiểm cho học trò của mình  vì những người này có thể vin vào lời dạy đó để không nhìn thẳng vào những mặt tiêu cực của con người mình.  
 
Trong cuốn sách của mình ” Tâm linh tổng hợp: Một vai trò mới đáng chú ý của tôn giáo trong thế giới hiện và cận đại" (Integral Spirituality: A Startling New Role for Religion in the Modern and Postmodern World) Wilber viết rằng thiền vì vậy đối với nhiều người trở thành một tiến trình vượt lên và chối bỏ tự ngã  hơn và vượt lên và nhập vào tự tánh.
 
Giáo huấn từ phương Đông dạy rằng người ta không nên có “tự ngã”, quan niệm này được Eckhart, một giáo sư tâm linh tại Vancouver và nhiều người khác tán đồng. Tuy nhiên, Wilber nói quan niệm này khuyến khích các hành giả cố gắng giữ cho tâm mình “trống rỗng” hay nói một cách khác là không có ý niệm gì cả.
 
Rắc rối ở chỗ là nhiều hành giả tin rằng “trống rỗng” có nghĩa là giữ cho tâm không có ý niệm gì ngay cả đối với những vấn đề quan trọng. Wilber nói, do quan niệm cái gì cũng “không”, nhiều hành giả chẳng tin vào một cái gì hết.
 
Mặc dù nghĩ rằng qua việc hành thiền người ta có thể đạt đến những trạng thái tinh thần cao hơn có thể giúp cho họ trưởng thành hơn, Wilber nói rằng chẳng có gì đảm bảo rằng thiền sẽ giải phóng con người khỏi sự ngã ái.
 
Tôi đánh giá cao cả Eigen và Wilber khi kết luận rằng thiền có thể có lợi, nhưng đó chỉ là một phần của tất cả những gì cần phải có để giúp con người đạt đến sự trưởng thành.
 
Mục đích thực sự của thiền và mọi phương thức rèn luyện tinh thần khác là không phải làm cho mình tự ” rỗng không” với những cảm xúc hoặc tư tưởng tiêu cực mà phải đối mặt với những con quỷ bên trong tâm hồn chúng ta. Việc này sẽ đưa tới – theo một nghĩa nào đó – một cảm giác “trọn vẹn” giúp chúng ta gần gũi với những người chung quanh cũng như giúp chúng ta tiếp cận với những giá trị siêu việt.
 
Theo Wilber, thiền nên đưa tới  sự phát triển những niềm tin khôn ngoan khiến hành giả phải mở lòng từ bi đối với mọi chúng sanh, và để làm được như vậy,  hành giả phải phát triển một cái  ngã vừa đủ khôn ngoan để có thể áp dụng lòng từ bi vào những hành động cụ thể (một cách có trí huệ).
 
Nói một cách khác, thiền và Phật giáo lợi lạc cho con người rất nhiều, nhưng Do Thái giáo, Thiên chúa giáo và tất cả những con đường tâm linh và tâm lý khác nhấn mạnh đến sự chuyển hóa và giúp cho người sống một cuộc sống trọn vẹn nhất đều có cùng sự lợi lạc như thế.
 
Eigen kết luận, “ Không có một tôn giáo hoặc phương pháp trị liệu nào nắm những quân bài tốt nhất trong tất cả những ván bài.”
 
Hay, như Wilber kết luận, “ Thiền thì không sai, nhưng một phần nào thì có sai.”
 
*Thiền quán tánh "Không" được thực hành phần lớn bởi các Phật tử theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng. Thiền này  dựa trên tinh thần của Kinh Kim Cang Bát Nhã.
 
Thiền Tứ Niệm Xứ (Vipassana) là thiền quán do chính Đức Phật Thích Ca dạy cho các đệ tử của Ngài vẫn còn ghi lại trong Kinh  Tứ Niệm Xứ. Trong thiền Vipassana, hành giả quán thân, thọ, tâm và pháp.
 
Người dịch: Supanna
Theo:  The Vancouver Sun