Trang chủ Đời sống Nghệ thuật sống Mâu thuẫn với sếp

Mâu thuẫn với sếp

235

Thưa sư phụ, con muốn hỏi: Con là một nữ nhân viên 35 tuổi làm việc trong một công ty. Gần đây con có rất nhiều những mâu thuẫn với cấp trên, với đồng nghiệp. Chuyện này làm con khổ sở vô cùng. Cấp trên của con là một phụ nữ tâm tính thay đổi liên tục, làm việc vô nguyên tắc, chỉ biết làm theo cảm tính của mình mà không quan tâm đến cảm nhận của những người xung quanh, lời lẽ cay nghiệt, thường xuyên làm tổn thương người khác.

Tuy nhiên, vấn đề nghiêm trọng hơn dường như lại xuất phát từ bản thân con. Con luôn hi vọng rằng sếp con có thể thừa nhận năng lực của con, chú ý đến con. Nhiều lúc, con thậm chí không thể chịu đựng được việc cô ấy quan tâm đến những đồng nghiệp khác. Sau khi tan sở hoặc những ngày nghỉ lễ tết, hay những lúc không nhìn thấy cô ấy, con sẽ nghĩ rằng: “ừ, cô ta cũng chỉ là một kẻ không biết mình là ai, cũng chỉ là một chú nai ngơ ngác lạc bước trong dòng người đông đúc hỗn độn mà thôi. Cô ta mới chính là kẻ đang cần con thừa nhận năng lực, cần con đối xử bằng tình thương yêu. Cô ta cũng là một người đáng thương”. Cứ nghĩ như vậy, dường như con lại có thể hiểu được cho sự thô lỗ cục cằn của cô ấy. Thậm chí còn có chút cảm thông. Nhưng khi vừa đến công ty, gặp mặt cô ta là những suy nghĩ ấy lại biến mất ngay lập tức. Chẳng hiểu ma xui quỷ khiến thế nào, con lại bắt đầu hành sự tùy theo sắc mặt của cô ta, lúc nào cũng co mình, e dè. Cứ nghĩ đến việc nhất cử nhất động của cô ta đều có thể ảnh hưởng đến số phận của mình, là con lại sợ sệt lo lắng, rồi lại mắc lỗi trong lúc chân tay lúng túng. Con thực sự muốn thoát ra khỏi cuộc sống luôn bị người khác giật dây, thoát ra khỏi sự mệt mỏi khổ sở này.

 

Đáp:  Loại bỏ con mắt thành kiến

Các bạn thân mến! Các bạn cho rằng vị sếp nữ có vấn đề, và chính mình cũng không bình thường khi muốn thể hiện mình trước mặt cô ta. Khi phân tích vấn đề, tôi có thể đưa ra hai kết luận. Đầu tiên các bạn đã sai khi cho rằng sếp mình là kẻ có vấn đề, thứ hai, các bạn cũng không cần thiết phải thận trọng coi sắc mặt của sếp khi muốn thể hiện mình. “Tôi muốn làm chủ cuộc sống của mình, sự tồn tại của tôi cao quý và đáng quý, bởi bản thân tôi là một sự tồn tại cao quý mà bất cứ sự vật nào trên thế gian này cũng không thể thay thế được, vì vậy, tôi không cần phải bối rối, cũng không cần phải bó buộc mình trong những lo lắng. Tôi nên có một cái nhìn thẳng thắn, sống một cuộc sống đường đường chính chính”.


Các bạn hãy ý thức rằng mình đang can thiệp vào cuộc sống của họ, việc dùng cách nhìn của mình, phương thức của mình để đánh giá và động chạm đến cuộc sống của người khác là một việc làm không nên.


Vấn đề nằm ở chỗ người phụ nữ kia không phải là một người xấu, nhưng các bạn đã coi người ấy là một kẻ xấu. Có nghĩa là ánh mắt của các bạn bây giờ đang có thành kiến, đang nhìn vào một thế giới đảo lộn. Vì vậy, trước hết các bạn phải loại bỏ thành kiến trong mắt mình. Các bạn phải biết rằng, bất kể người đó nói và làm những điều không thể tha thứ được, thì đó cũng chỉ là những hành động và lời nói mà thôi.

Thực ra, các bạn đang lấy thế giới quan của mình để đo lường cuộc sống của người khác xem nó có bị nghiêng ngả hay không. Không phải là người ta đang hành hạ các bạn, mà chính các bạn đang hành hạ bản thân mình bằng cách đi phán xét sự đúng sai của họ. Sự khổ não của các bạnkhông xuất phát từ bản thân vị sếp cấp trên, mà xuất phát từ chính bản thân các bạn. Ý thức rõ được điều này, các bạn mới có hi vọng giải quyết được vấn đề. Bất luận phía bên kia nói gì, làm gì, thế giới quan ra sao, đó là cuộc sống của họ. Các bạn hãy ý thức rằng mình đang can thiệp vào cuộc sống của họ, việc dùng cách nhìn của mình, phương thức của mình để đánh giá và động chạm đến cuộc sống của người khác là một việc làm không nên.

Con cái của các bạn thường sẽ không thể trưởng thành theo cách mà các bạn mong muốn, cũng không thể làm vừa lòng các bạn cả 100%. Vậy thì, vị sếp cấp trên, người mà không có liên quan gì đến các bạn sao có thể có ý muốn làm vừa lòng các bạn được? Mơ mộng về những chuyện không thể có, để rồi chìm đắm trong những mong mỏi, vùng vẫy vô vọng, cứ như vậy, hiện thực tàn khốc sẽ đập tan giấc mộng đẹp ấy, khiến các bạn đau khổ vô cùng.

 Cuộc sống của ta do ai làm chủ

Điều mấu chốt để giải quyết vấn đề thứ hai đó là phải ý thức được rằng: “tôi là người làm chủ cuộc sống của tôi”. Tôi làm chủ cuộc sống của tôi, cho dù cuộc sống ấy là hạnh phúc hay bất hạnh, cuộc sống của tôi tự tôi nắm giữ. Từ bỏ cuộc sống của mình, coi nhẹ sự tồn tại của mình, thả lỏng sợi dây cương số mệnh, hoặc hi vọng mang cuộc sống gửi gắm vào tay chồng, bố mẹ, con cái, hoặc một người nào đó trong công ty, mỗi ngày qua đi đều sống trong lo lắng thận trọng, nếu vậy các bạn sẽ chẳng khác nào một con rối vô hồn. Đừng cho rằng tính cách thô lỗ cục cằn của vị sếp kia là sai, cũng không cần phải dạ dạ vâng vâng, khúm núm e dè trước mặt sếp. Hãy mở to đôi mắt, vị sếp kia chẳng qua cũng chỉ là một người phàm. Chỉ khi nào trong lòng có nhữmg nhận thức đúng đắn này, các bạn mới có thể không còn để tâm đến ánh mắt của người khác, đường đường chính chính làm chủ cuộc sống của chính mình.

Nếu các bạn nhận thức rõ ràng rằng: “tôi tồn tại trên thế giới này là một điều đáng quý mà không ai có thể thay thế được”, ý thức tự tôn ấy sẽ giúp các bạn biết tôn trọng người khác, hiểu và chấp nhận người khác. Sở dĩ các bạn coi sếp mình là người xấu, bởi vì đó là kết luận có được từ tư tưởng “ngã tướng”. Lấy suy nghĩ và quan điểm của mình để phán xét về thế giới này, đó là một tâm lí ngạo mạn.

Nếu một người có tâm lí ngạo mạn, người ấy cuối cùng sẽ đi theo hướng ngược lại – thấp hèn. Cũng giống như một người mê mẩn trong tiền bạc sẽ coi khinh những kẻ không có tiền, nhưng đến một lúc nào đó, khi gặp một người giàu có hơn mình thì họ lập tức trở nên thấp hèn. Những kẻ chìm đắm trong địa vị chức quyền luôn khinh thường những kẻ có địa vị thấp hơn, nhưng khi họ gặp phải người quyền cao chức trọng hơn họ, thì họ lại rơi vào sự tự ti. Điều đó cũng giống như hai mặt của đồng tiền, luôn luôn tồn tại đồng thời.


Cảm giác tự hào về chính mình hay cảm giác tự ti đều là những căn bệnh tinh thần. “Tôi rất giỏi” hay “tôi thật là vô dụng”, đó đều là những tâm lí không lành mạnh.



Nếu các bạn có thể ngẩng cao đầu sống một cách đường đường chính chính, khi ấy, học lực, nhan sắc, tài sản, sức khỏe, năng lực và tuổi thanh xuân, tất thảy những điều quý giá mà cả loài người đang theo đuổi và đề cao ấy, trong mắt các bạngiờ sẽ chẳng còn quan trọng đến vậy nữa. Mất đi một chân người ta có thể bước đi bằng chân giả, mất đi một con mắt, người ta có thể dùng con mắt còn lại để quan sát, thẩm xét thế giới, nếu mất đi cả đôi chân, người ta vẫn có thể tiếp tục cuộc sống dựa vào chiếc xe lăn. Nếu có thể vui vẻ mở rộng lòng mình, mỉm cười trước mọi khó khăn, các bạn sẽ có thể vững vàng nắm giữ được sự tự tôn của mình, khiêm tốn đón nhận mọi điều trong cuộc sống.

 Đức Phật dạy: “hỡi các đệ tử của ta, hỡi những người đồng tu, Người tu hành phải đường đường chính chính, không được phép thấp hèn nhỏ nhen. Kẻ tu hành phải khiêm nhường kính cẩn, không được ngạo mạn kiêu kì”. Tuy nhiên, thế đạo của cuộc sống lại thường đi theo hướng ngược lại. Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên được nếm trải cảm giác ngạo mạn vì thấy mình hơn người, và cảm thấy kém cỏi vì tự ti.

Cảm giác tự hào về chính mình hay cảm giác tự ti đều là những căn bệnh tinh thần. “Tôi rất giỏi” hay “tôi thật là vô dụng”, đó đều là những tâm lí không lành mạnh. Một người cho rằng người khác đều là những sự tồn tại nhỏ bé, cho dù có chết đi thì cũng chẳng liên quan gì đến tôi, suy nghĩ ấy có thể biến một người với một linh hồn sống quy về chỗ chết. Ngược lại, một kẻ nghĩ rằng thân phận mình bé nhỏ thấp kém, thậm chí nếu mình có chết đi thì cũng không đáng tiếc, suy nghĩ ấy chẳng khác nào một sự tự sát về tâm hồn. Hai suy nghĩ này đều là những biểu hiện của căn bệnh tinh thần.

Mỗi người chúng ta đều có cảm giác tự hào và tự ti. Giữa hai cảm giác ấy có một khoảng cách nhỏ, đều là những trạng thái bình thường. Nhưng nếu khoảng cách ấy trở nên quá xa vời, thì cả hai trạng thái đều không tốt. Tuy rằng vị nữ tín chủ trên đây trước mắt chưa có vấn đề gì quá lớn, nhưng nếu mất đi lòng tự tôn của mình, đồng thời cũng không tôn trọng người khác, e rằng nếu không kịp thời trấn chỉnh tâm lí của mình, quý vị có khả năng sẽ dần dần chuyển sang trạng thái mắc bệnh tâm lí. 

Vì tự kiêu nên người ta sinh ra ý nghĩ khuếch đại, vì tự ti nên sinh ra ý nghĩ bị người khác hãm hại. “Khuếch đại” và “bị hãm hại” thường nảy sinh trong mối quan hệ tương hỗ, vì vậy, rất nhiều người đã đi đến tự sát vì bị dày vò trong hai trạng thái tâm lí đó. Một người đồng thời có cả hai trạng thái tâm lí này rất dễ sinh ra tâm lí bất mãn với xã hội, thường có những hành động giết người, phóng hỏa bừa bãi, nổ súng vào bất kì một người đi đường vô tội nào, hoặc dùng dao gây thương tích cho người khác. Trong xã hội ngày nay đã có vô số những hiện tượng như vậy, tất cả đều xuất phát từ bệnh tâm lí – căn bệnh nghiêm trọng hơn nhiều lần những căn bệnh về sinh lí.

Trước đây, những người có khiếm khuyết về cơ thể, chẳng hạn như thiếu chân hoặc tay, hay người mù, thường sẽ gặp phải sự coi thường, miệt thị trong xã hội. Nhưng ngày nay, chỉ cần có đời sống tinh thần lành mạnh, luôn nỗ lực hướng về phía trước, những khiếm khuyết trên cơ thể sẽ chẳng có ý nghĩa gì. Những cản trở về mặt sinh học không là vấn đề gì to tát, ngược lại, vì những khiếm khuyết ấy mà sinh ra tâm lí tự ti, đó mới là vấn đề.

Những đứa trẻ bị hở hàm ếch không nhìn thấy bộ dạng của chính mình, vốn dĩ chúng đã có thể sống vui vẻ, hạnh phúc. Nhưng tất cả những người nhìn thấy những đứa trẻ ấy đều trau mày, sợ hãi mà than rằng: “trời ơi, tại sao miệng của cháu bé này lại như vậy!”. Vẻ mặt và lời nói của họ đã khiến những đứa trẻ dần dần ý thức được rằng thì ra mình có khiếm khuyết, cảm giác tự ti cũng sinh ra từ đó, và rồi làm tăng thêm sự khiếm khuyết trong tâm lí.

Nếu người ta không đi học, mà chạy vào rừng sâu núi cao sinh sống như người nguyên thủy, thì việc có biết chữ hay không cũng chẳng thành vấn đề. Trước đây, những người có thể đi học đại học rất hiếm hoi, vì vậy, những người có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học đều có thể tự hào mà ngẩng cao đầu. Song, trước xu hướng ai ai cũng đi học đại học, những người không học đại học đương nhiên sẽ có cảm giác tự ti. Thậm chí, gần đây, những sinh viên đại học không đi du học cũng rất dễ nảy sinh tâm lí tự ti.

Nếu vậy, đến khi tất cả mọi người đều đã đi du học rồi thì sẽ ra sao nữa? Khi ấy, tiêu chuẩn để đánh giá sẽ là đi du học ở đâu, có mang được bằng tiến sĩ về hay không. Ngoài ra, sau khi đã cố gắng lao vào học hành để đứng ở hàng ngũ tiên phong, nếu như vẫn không tìm được một công việc như ý muốn, cảm giác tự ti sẽ vẫn gắn chặt như hình với bóng, đeo đẳng không rời.

Nhưng trong thực tế, những tồn tại khách quan không hề phân ra tốt hay xấu, cảm giác tự ti, thấp kém là do so sánh mà thành.

 

Trích Thiền Trong Công Việc

Ven. Pomnyun Sunim