Trang chủ Diễn đàn Nghĩ gì khi Phật tử chúc mừng nhau nhân dịp Thiên Chúa...

Nghĩ gì khi Phật tử chúc mừng nhau nhân dịp Thiên Chúa giáng sinh?

717

Không phải là phân biệt, kỳ thị tôn giáo nhưng cái gì cũng có giới hạn của nó, bởi vì chúng ta hoà hợp chứ không hoà tan.

Nếu ngày Đại lễ Phật Đản – ngày sinh của Đức Phật mà cũng được chúc tụng, cả xã hội quảng bá , tổ chưc trong các trường Mầm non công lập , tin nhắn gửi chúc mừng liên tuc cho dù người nhân có muốn nhận hay không,….như ngày Lễ Noel và đươc Báo đài truyền hình phát sóng liên tuc PR quảng bá đủ các kiểu,… như vậy thì thật hoan hỷ vô cùng!

Đai Lễ Phật Đản đã được Liên Hiệp Quốc Tôn vinh lấy ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni làm ngày Đại lễ Vesak – tôn vinh là Ngày Lễ Hội Tôn Giáo và Văn Hoá Thế Giới vì những giá trị triết lý Từ Bi Vô Ngã và Vi tha của Phật Giáo với tinh thần Bất Bạo đông, luôn đem lại những giá trị nhân văn thiết thực, và hoà bình thực sự cho nhân loại.

Giáo Pháp và nền triết học Phật Giáo đã được các nhà Bác học chiêm nghiệm là rất khoa học và có thực . Đến với Phật Giáo là đến để thấy, để trải nghiệm sự nhiệm màu rồi mới tin.

Chính vì những giá trị minh triết và tinh thần Từ Bi Vô Ngã của Phật Giáo mà Liên Hiệp Quốc đã chọn ngày Đại Lễ Phật Đản làm ngày Lễ Hội Tôn Giáo và Văn Hoá Thế giới – Ngày hội của hoà bình trên thế giới .

Năm 2019 Việt Nam rất vinh hạnh lần thứ 3 sẽ đăng cai tổ chức Đại lễ Phât Đản – Vesak Liên Hiệp Quốc vào trung tuần tháng 05-2019.

Hình ảnh Bồ Tát Thích Quảng Đức đã vị Pháp thiêu thân để bảo vệ sự trường tồn của Phật giáo

Là Phật tử chúng ta phải thấy thật diễm phúc khi được thưc hành, và trải nghiệm tôn giáo mà mình đang theo – mà Đấng Giáo chủ của mình là một nhân vật lịch sử có ngày sinh rõ ràng, thánh tích vẫn còn đó : vườn Lâm Tỳ Ni -Nơi Đức Phật Đản Sinh vào ngày mồng 8 tháng 4 ÂL; Tháp Đại Giác Bồ Đề Đao Tràng- Nơi Đức Phật Thành Đạo; Câu Thi Na – Nơi Đức Phật nhập Niết Bàn .

Ngài là một người bằng xương bằng thịt, đã trải qua một quá trình tu tập để trở thành Đấng Giác Ngộ và là bậc Thầy – Đấng Thiên Nhơn Sư, đã chỉ cho chúng ta con đường Tỉnh thức , thực hành giáo Pháp mà Ngài đã chứng Quả để có một cuôc sống an lạc và Giải thoát .

Ngài không xưng tôn mình là : “Đấng Quyền Năng “ có thể ban phước hay giáng hoại cho bất cứ ai mà Đức Phật chỉ là bậc Thầy chỉ đường cho những ai biết tu tập và thực hành theo Giáo Pháp của Phật đều sẽ đạt đến bến bờ Giác Ngộ như chính cuộc đời của Ngài :


“ Ta là Phật đã thành
Chúng sanh là Phật sẽ thành “.

Lich sử đã minh chứng cho dù thời đại nào Phật Giáo cũng luôn đồng hạnh, đồng cam chiu khổ cùng dân tộc trong công cuộc chống ngoại xâm, giữ nước và xây dựng Đất nước.

Các vi vua từ nhà Lý , Trần : Phật hoàng Trần Nhân Tông đều lấy đạo Phật làm Gốc trong công cuộc giữ gìn và dựng xây đất nước bởi vì Phật Giáo là gốc rễ văn hoá tâm linh, là cội nguồn của dân tộc .

“Mái chùa che chở hồn dân tộc .
Nét sống muôn đời của Tổ Tông.”

Chúng ta còn nhớ Pháp nạn của Phật Giáo vào mùa Phật Đản năm 1963, Bồ Tát Thích Quảng Đức đã vị Pháp thiêu thân để bảo vệ sự trường tồn của Phật giáo trước chính sách kỳ thị tôn giáo, đàn áp Phật Giáo của chế độ gia đình trị TCG của TT Ngô Đình Diệm .
Ngọn lửa Tam Muội của Bồ Tát Thích Quảng Đức đã xoá tan màn đêm vô minh tăm tối , và những thánh tử đạo đã ngã xuống để Phật Giáo mãi trường tồn trong lòng dân tộc.

Là Phật tử chúng ta nguyên sống và thực hành theo lời Phật dạy và hãy thực hành hạnh nguyên của Phật tử là bảo vệ Niềm tin Chánh Pháp đó cũng là một trong những trọng trách của người con Phật là với vai trò “ Hộ trì Tam Bảo tại Thế Gian “ với tinh thần TỪ BI và TRÍ TUỆ !

Chúc Quý Phật tử , đại chúng và gia đình Vô Lượng an lạc trong ánh hào quang của mười Phương chư Phật và hãy luôn giữ vững niềm tin Chánh Pháp .

Happy Holidays
Season’ s Greeting !

Thiện Hạnh ( Trần Văn Đức)