Trang chủ Tết Việt Du xuân Nô nức khai hội tại ngôi chùa lớn nhất Việt Nam

Nô nức khai hội tại ngôi chùa lớn nhất Việt Nam

96

Chùa Bái Đính gắn liền với tên tuổi của người sáng lập là Nguyễn Minh Không, người nổi tiếng về tài y thuật và được coi là ông tổ nghề đúc đồng Việt Nam, người được nhân dân phong Thánh. Thời nhà Đinh, núi chùa Bái Đính là căn cứ quan trọng án ngữ phía Tây kinh thành Hoa Lư. Thời Trần, là hậu cứ của căn cứ địa Trường Yên trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông thế kỉ XIII. Tại đây, vua Quang Trung đã làm lễ tế cờ để rồi cùng đại quân ở phòng tuyến Tam Điệp (Ninh Bình) xuất quân lên Thăng Long tiêu diệt 29 vạn quân Thanh, làm nên đại thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu (1789).

Cuộc hành hương về chùa Bái Đính trong hội mùa xuân mang lại cho mỗi con người sự kỳ vọng tốt đẹp vào tương lai, để mỗi người thêm tin yêu cuộc sống, vươn tới cái đẹp, cái thiện ở chốn linh thiêng.

VTC News xin gửi tới quý độc giả những hình ảnh rộn ràng của các tăng ni, phật tử đi trẩy hội trong ngày khai hội Chùa Bái Đính:
 

Một góc chùa Bái Đính ẩn hiện, thanh tĩnh trong sương sớm ngày khai hội.
Trước cổng chùa, những màn trống hội tưng bừng rộn rã vang lên đón các tăng ni, phật tử từ khắp mọi nơi đến khai hội.
Mới 7h sáng nhưng khắp các nẻo đường trong chùa Bái Đính khách hành hương đã đông nghẹt.
Nhiều tăng ni, phật tử phấn khởi vì lần đầu được tận mắt chứng kiến một ngôi chùa với kiến trúc hùng vĩ và đồ sộ nhất Đông Nam Á.
Họ mong ước và kỳ vọng vào một năm mới với nhiều may mắn và bình an ở nơi chốn linh thiêng.
Phật tử hy vọng phật La Hán sẽ đem lại hạnh phúc và tài lộc.
Đúng 9h sáng, chương trình nghệ thuật khai hội chính thức được bắt đầu với màn hát múa đậm đà không khí lễ hội truyền thống.
Những vũ khúc rộn ràng trong tiếng trống hội rộn rã.
Những tăng ni, phật tử kính cẩn trong trang phục truyền thống.
Tiếng chiêng khai hội vang lên chính thức khai hội Lễ hội chùa Bái Đính.
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương cùng các vị hòa thượng chức sắc thắp nén nhang thành kính trong chùa.
Nghi lễ rước kiệu được kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ lên chùa Cổ.
Sau lễ khai hội, các tăng ni, phật tử mang theo những đồng tiền vàng thắp hương thỉnh cầu nơi chùa thiêng.
Họ mong ước một cuộc sống an lành, hạnh phúc cho gia đình trong dịp năm mới.
Mua cho mình những đồng tiền cổ để cầu may mắn cho cả năm.
Nhiều bạn trẻ đã kịp ghi lại những hình ảnh kỉ niệm bên chiếc chuông đồng lớn nhất Việt Nam.