Ban đầu pháp viện chỉ gồm một chánh điện cất tạm hình chữ nhật và một số am cốc bằng tre lá.

Năm 2009, pháp viện được khởi công xây dựng mới, đến năm 2017 chính thức khánh thành với kiến trúc truyền thống của hệ phái Khất sĩ.

Pháp viện Minh Đăng Quang (quận 2, TP.HCM), công trình có kiến trúc độc đáo với 4 ngôi tháp cao bao quanh chánh điện của hệ phái Khất sĩ, vừa xác lập 4 kỷ lục Phật giáo.

Hội Kỷ lục gia Việt Nam vừa công bố xác lập 4 kỷ lục Phật giáo tại Pháp viện Minh Đăng Quang (quận 2, TP.HCM) gồm: Ngôi đạo tràng tịnh xá có bốn bảo tháp lớn nhất Việt Nam; Ngôi đạo tràng tịnh xá có bảo tháp bằng gỗ thờ phật trong chánh điện lớn nhất Việt Nam; Ngôi đạo tràng Tịnh xá tổ chức đại lễ kỷ niệm 60 năm Đức tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng lớn nhất Việt Nam (1954-2014); Ngôi đạo tràng tịnh xá tổ chức lễ khất thực cổ phật lớn nhất Việt Nam
Chánh điện ở giữa là trung tâm của pháp viện Minh Đăng Quang. Hạng mục chính gồm một kiến trúc ngang 40 m, dài 70 m, cao 3 tầng. Tầng trên là ngôi chánh điện bát giác truyền thống đường kính rộng 32 m. Tầng dưới là thiền đường rộng 24 m, dài 50 m. Phía sau thiền đường là một điện thờ Đức Phật trong tư thế niết bàn. Tầng dưới cùng là giảng đường rộng 40 m, dài 50 m
Chính giữa chánh điện là nơi thờ Đức phật Thích Ca Mâu Ni. Điện thờ cũng là một trong 4 kỷ lục được xác lập với Bảo tháp bằng gỗ thờ phật trong chánh điện lớn nhất Việt Nam. Bảo tháp cao 12 m, trên nóc cao 4 m, với 13 tầng mái biểu tượng Lục phàm, Tứ thánh, Tam tôn
Tám vách xung quanh điêu khắc, minh họa tám bức phù điêu về cuộc đời Đức phật từ đản sanh đến xuất gia, thành đạo, chuyển pháp luân và nhập niết bàn rất sinh động và trầm lắng thiêng liêng. Nhiều chi tiết gỗ xung quanh tượng phật, mõ gỗ… được điêu khắc đẹp mắt
Ngoài 2 kỷ lục về kiến trúc, pháp viện cũng được xác lập là nơi tổ chức Đại lễ kỷ niệm 60 năm Đức tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng lớn nhất Việt Nam (1954-2014). Đại lễ chính thức diễn ra với sự tham dự của hơn 2.000 vị lãnh đạo Phật giáo Trung ương, các tỉnh thành và các khách quý, phật tử. Trong lễ kỷ niệm cũng diễn ra lễ khất thực cổ phật lớn nhất Việt Nam khi có hơn 1.500 tăng ni, khất sĩ tham dự
Tầng dưới là kiến trúc tứ giác cao 8 m, được làm bằng gỗ, bao trùm xung quanh tôn trí Đức phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng cao 7,2 m, nặng 7,2 tấn, có khắc chạm tứ trụ hoa sen
Đặc biệt, về mặt kiến trúc, Pháp viện Minh Đăng Quang được xây dựng khá cầu kỳ, nhiều hạng mục trên diện tích 37.490 m2. Trong đó 4 bảo tháp lớn án ngữ 4 góc tịnh xá, bao bọc chính điện, nằm nổi bật bên nút giao thông nhộn nhịp ngã 3 Cát Lái
Công trình pháp viện được khởi công xây dựng mới từ tháng 6/2009. Từ cổng vào, hai tháp phía trước hình bát giác, mỗi tháp gồm 9 tầng, cao 37 m
Nằm bên phải là bảo tháp Ca Diếp – danh hiệu Tôn giả đệ nhất hạnh đầu đà, ngôi bảo tháp tượng trưng cho lịch sử hệ phái, kiến trúc mô hình bát giác
Tầng trệt tứ giác rộng 16 m2 trang trí hình ảnh và cuộc đời hành đạo của tổ sư khai lập Đạo phật Khất sĩ Việt Nam. Các tầng trên thờ 7 vị cổ Phật quá khứ và Tổ sư Minh Đăng Quang khai lập hệ phái Khất sĩ, gồm: Đức phật Tỳ Bà Thi, Đức phật Thi Khí, Đức phật Tỳ Xá, Đức phật Câu Lưu Tôn, Đức phật Câu Na Hàm Mâu Ni, Đức phật Ca Diếp, Đức phật Thích Ca Mâu Ni, Tổ sư khai sơn hệ phái Khất sĩ Minh Đăng Quang
Bảo tháp bên trái cổng Tam quan là ngôi Bảo tháp Xá Lợi Phất – Danh hiệu Tôn giả trí tuệ đệ nhất. Tháp có kiến trúc tương tự như tháp bên phải; tầng trệt có 50 bàn đọc sách; tầng 2, 3, 4 chứa gần 10.000 bản kinh sách chữ Việt; tầng 5, 6, 7 và 8 lưu giữ các bộ Đại tạng kinh, Luật và Luận bằng các ngôn ngữ Anh, Trung Quốc, Nhật, Thái, Miến..
Nằm ở phía trước Bảo tháp xá lợi phật là tượng Tổ sư Minh Đăng Quang màu trắng, người khai sơn hệ phái Khất sĩ từ năm 1944, với chí nguyện: “Nối truyền Thích ca chánh pháp”. Đây là một trong 9 tổ chức thành viên thống nhất thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Hai bảo tháp phía sau được xây dựng kiến trúc hình tứ giác giống nhau, mỗi tháp gồm 13 tầng, cao 49 m, nền rộng 16 m x 16 m. Đây là nơi tôn trí phật, thánh, tổ sư, các bậc trưởng lão, đại lão..
Tháp bên phải là tháp Hồng Ân, tháp bên trái là tháp Tứ Ân. Tầng trên cùng, tôn trí Tam tôn theo ý nghĩa Phật – Pháp – Tăng. Nằm giữa hai tháp phía sau này là khu nghỉ ngơi của các tăng ni