Trang chủ PGVN GHPGVN Phật giáo Việt Nam hiện nay điển hình của sự hoà bình...

Phật giáo Việt Nam hiện nay điển hình của sự hoà bình thống nhất

106

Kính thưa Liệt quý vị,

Suốt hơn 20 thế kỷ qua đồng hành cùng với dân tộc, Phật giáo đã chứng minh được vị trí của mình luôn là thành tố trong cội nguồn văn hoá gắn bó thăng trầm với lịch sử đất nước. Đó là chân lý đặc thù của đạo Từ bi ban vui cứu khổ, thể hiện tinh thần với lòng yêu nước thương nòi của người con Phật, là chân lý luôn luôn gắn bó với loài người nói chung và trên toàn cả đất nước Việt Nam nói riêng. Bất luận Châu nào, con người luôn học hỏi tìm hiểu để áp dụng vào cuộc sống chính mình hiệu quả và thiết thực hơn hết.

Phật giáo hiện nay điển hình của sự hoà bình thống nhất không phân biệt sang hèn, Kinh hay Thượng, miền hay vùng. Bởi lẽ, trong các nhiệm kỳ qua của Giáo hội Phật giáo cả nước phát triển và gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp. Nhìn lại thành quả đó, tôi vô cùng cung kính tán thán tập thể lãnh đạo của Thường trực Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các địa phương đã hình thành hệ thống Tổ chức trọn vẹn của Phậtgiáo 61 Tỉnh, Thành về mặt tổ chức nhân sự, trên cơ sở đó mà chùa chiền được ổn định để hoạt động, Tăng, Ni được an tâm tu học, Phật tử có chỗ dựa vững chãi để góp phần xây dựng tốt đạo đẹp đời, an sinh hạnh phúc.

– Thực tiển dân chủ đất nước ta, cũng có từ khi đổi mới, những tiến bộ và kết quả khả quan về nhiều mặt, mọi công dân đều được bày tỏ nguyện vọng tâm tư của mình đối với những khó khăn vướng mắc từ trong cuộc sống. Đó là thành tố quan trọng trong việc hoà hợp cộng đồng để phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân.

– Thành quả thứ hai là chúng ta đã có một hệ thống giáo dục Tăng, Ni ở 4 cấp Phật học, Sơ cấp, Cơ bản, Cao đẳng ở các Tỉnh thành và Học Viện Phật giáo 4 cấp: Hà Nội, Huế, Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ như hôm nay. Số lượng Tăng Ni trẻ tuổi, có học vị họ đã được trang bị kiến thức Phật học lẫn thế học, họ rất nhiệt tình được phụng sự cho Đạo pháp. Thiết nghĩ, nguồn nhân lực rất quý báu ấy có thể phục vụ cho Giáo hội tốt về mọi mặt, sẽ đưa những công tác bắt kịp nhịp độ tăng trưởng của đất nước, hiện đại hoá vào thế kỷ 21. Đối với người tuổi già “Lão lai tài tận”, vì đó mà ý tưởng của tôi nên đưa vào các vị trẻ có trình độ không riêng về mặt thế học mà cả Giáo điển Phật học (Kinh, Luật, Luận) phải đúng là người kế thừa Hoằng pháp lợi sanh. Trước đây tôi nguyên là Thành viên trong Ban Nghi Lễ nên tôi mạo muội đưa ra một ý kiến về nhu cầu Việt hoá lễ tụng: khế ký, khế cơ thì Giáo hội nên cho quảng bá trong các Học Viện. Vì tuổi trẻ mới có chí năng nỗ trong mọi công tác, nói như thế không phải phủ nhận đức độ của những người tuổi già, phải có các vị cao niên là người Cố vấn gương mẫu cho tuổi trẻ. Kính đề nghị Giáo hội nên cân nhắc chỗ này..! Tránh sự phân công không việc, ham nhận chức vụ mà không thích làm việc. Tiếp tục phát huy để cho nhiệm kỳ VI tới đây được nhiều thành quả tốt đẹp. Chúng ta nhãy nhìn lại những khuyết điểm còn tồn tại, những điều nào cần thiết để giữ gìn cho Đạo pháp, đề ra được hay quyết nghị cụ thể mà ngăn chận những điều bất tường trong chánh pháp, và chúng ta còn phải lắng nghe ý kiến của đồng bào Phật tử và nhữg tâm nguyên của các giới Phật giáo từ cơ sở đến Trung ương. Vì thế hôm nay, tôi xin phép được thay mặt một số giới nói trên góp những ý kiến để Hội Đồng Trị Sự TW nhiệm kỳ VI lưu tâm.

Trên đây là điều mang tính xây dựng, trước để Hội thảo xem qua và cũng để trình lên Đại hội nhiệm kỳ VI liễu tri.