Trang chủ Tin tức Quảng Ninh: HTKH Phật giáo Trúc lâm và phát huy giá trị...

Quảng Ninh: HTKH Phật giáo Trúc lâm và phát huy giá trị khu di tích Yên Tử

87

Tham dự và chứng minh buổi lễ có HT Thích Đức Nghiệp – Phó pháp chủ HĐCM GHPGVN; HT Thích Giác Tường – Ủy viên TT HĐCM GHPGVN; HT.Thích Trí Tâm – Thành viên HĐCM GHPGVN; HT.Thích Thanh Nhiễu – Phó chủ tịch TT HĐTS GHPGVN; HT Thích Thiện Nhơn – Q.Phó chủ tịch TT HĐTS GHPGVN – Tổng thư ký HĐTS GHPGVN; Chư tôn đức Phó chủ tịch GHPGVN; Thường trực HĐTS GHPGVN; BTS GHPGVN các tỉnh thành  trong cả nước cùng về tham dự.

Về phía chính quyền có ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó trưởng ban dân vận Trung ương, ông Nguyễn Văn Đọc – Phó bí thư tỉnh Ủy kiêm chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cùng các cơ quan ban ngành TW và địa phương  đông đảo các  nhà khoa học, Giáo sư tiến sĩ các học giả cùng về tham dự.


Lời chào mừng khai mạc Hội thảo Hòa thượng Thích Đức Nghiệp đã phát biểu tại buổi khai mạc: Những vấn đề được quan tâm tại Hội thảo này không chỉ là khoa học kinh viện, mà chú trọng với tính thực tiễn, mối quan hệ giữa Đạo pháp và Dân tộc, lịch sử và hiện tại, Hòa thượng nhất trí và tán thán cách đặt vấn đề như vậy, Kinh nghiệm và bài học nói chung và Phật giáo nói riêng chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó được vận dụng và giải quyết những vấn đề của cuộc sống hôm nay trong hoàn cảnh điều kiện mới.
Hòa thượng khẳng định “ Di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa Phật giáo nói riêng chỉ được bảo tồn và phát triển một cách có hiệu quả bền vững khi được di dưỡng và trở thành nhu cầu tự thân của chính những người sản sinh ra nó”



Tại Hội thảo ông Nguyễn Văn Đọc – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh phat biểu chào mừng:

Thay mặt cho Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc Quảng Ninh ông bày tỏ sự cảm ơn tới lãnh đạo Đảng, nhà nước, chính phủ, các bộ ngành các học giả đã quan tâm giúp đỡ, ủng hộ Yên Tử và Quảng Ninh trong suốt thời gian qua, cảm ơn TW GHPGVN, các tổ chức Phật giáo Việt Nam, chư tôn đức và nhân dân Phật tử trong và ngoài nước đã quan tâm giúp đỡ phát triển quần thể di tích Yên Tử được như ngày hôm này. Chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ninh sẽ cố gắng cao nhất để bảo vệ, giư gìn, tôn tạo, phát huy giá trị của Yên Tử và xây dựng Quảng Ninh giầu đẹp.

Quảng Ninh quyết tâm xây dựng Yên Tử thành trung tâm Phật giáo – Thiền Phái Trúc lâm Việt Nam; là điểm du lịch quan trọng trên tuyến Hà Nội – Hạ Long, xứng tầm với giá trị lịch sử, văn hóa và giá trị cảnh quan của Yên Tử.


TT,TS Thích Thanh Quyết – Ủy viên TT HĐTS GHPGVN- Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Quảng Ninh – Phó Viện trưởng TT Học viện PGVN tại Hà Nội phát biểu khai mạc và báo cáo đề dẫn hội thảo

Qua chủ đề của Hội thảo qua gần 50 bản báo cáo khoa học Ban Tổ chức đã nhận được, từ góc độ chuyên môn của mình, các nhà quản lý và các nhà khoa học đã tập trung bàn về: Khai thác, phát huy những giá trị tích cực của tư tưởng đạo đức, văn hóa, lối sống Phật giáo Trúc Lâm Yên tử trong sự nghiệp công nghiệp hiện đại hóa hóa đất nước – hội nhập Quốc tế và xây dựng nền văn hóa hiện đại tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay.

Hội thảo bao gồm hai phần: Phần I Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử – Lịch sử – truyền thừa và tư tưởng, phần II Quy hoạch, bảo tồn và phát huy những giá trị của Khu di tích Yên Tử hiện nay.

47  bài tham luận khoa học đã được chư Tôn đức và các học giả trình bày tại Hội thảo.

Qua hội thảo khoa học lần này, các nhà khoa học sẽ tiếp tục làm sáng tỏ thêm giá trị của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử và sự cần thiết của việc quy hoạch, bảo tồn, phát huy những giá trị của khu ti tích Yên Tử hiện nay, tham gia đề xuất cho Quảng Ninh các giải pháp để tác bảo tồn, phát huy giá trị của khu di tích lịch sử danh thắng Yên Tử, để Yên Tử không chỉ là điểm đến hấp dẫn mà còn đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế văn hóa, xã hội của tỉnh Quảng Ninh nói riêng, của đất nước Việt Nam nói chung.
 
Xin giới thiệu chùm ảnh tại buổi Hội thảo:

Cung nghinh chư Tôn đức quang lâm

Niệm Phật cầu gia hộ

HT.Thích Thiện Nhơn – Quyền Phó chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký HĐTS GHPGVN với bài khoa học “Thiền phái Trúc lâm trong lịch sử thiền học Phật giáo Việt Nam”.

TT.TS Thích Phước Đạt với bài tham luận “ Lịch sử truyền thừa thiền phái Trúc Lâm”



TT.TS Thích Nguyên Đạt bài tham luận “ Nghĩ về Tông chỉ, Thiền học và Thiền tập thiền phái Trúc lâm Yên Tử”

HT.Thích Giác Toàn – Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN với bài tham luận “ Đôi điều nhận định về Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử”

GS. Trần Ngọc Vương với bài tham luận “Trần Nhân Tông và quan hệ Đại Việt – Chămpa từ sự kiện Huyền Chân – Chế Mân”

PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn – Viện Phó viện Văn học bài tham luận “Phật Hoàng Trần Nhân Tông tử truyền thống đến hiện đại”

TT.TS.Thích Đồng Bổn với bài tham luận “Trúc Lâm đầu đà một phong cách xuất trần Thượng sĩ”

HT.Thích Quảng Tùng – với bài phát biểu tham luận với đề tài “Bàn về Nhập thế qua bài : Cư Trần Lạc Đạo của Trần Nhân Tông”