Trang chủ Tết Việt Phong tục Tết Nguyên đán – ngày Tết của gia đình

Tết Nguyên đán – ngày Tết của gia đình

70

Tết Nguyên đán với tính chất là một lễ hội báo hiệu cho sự khởi đầu của một năm mới được xem là ngày lễ quan trọng nhất của năm so với các lễ tết khác như Tết Hàn thực (mùng ba tháng ba), Tết Thanh minh (tháng ba), Tết Đoan ngọ (mùng năm tháng năm), Tết Trung thu (rằm tháng tám), Tết Trùng cửu (mùng chín tháng chín)… Chính vì vậy mà dân gian còn gọi Tết Nguyên đán với tên gọi khác là Tết Cả hay là Tết Nhất (“Nhất” ở đây có nghĩa là đầu tiên).


Theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh thì “Nguyên” có nghĩa là bắt đầu, còn “Đán” là buổi sớm. Như vậy Nguyên đán là buổi sáng đầu tiên của năm, chỉ thời điểm bắt đầu cho sự vận hành mới của vũ trụ sau một năm với bốn mùa thay đổi. Với lý giải của tác giả Trần Bình Minh trong Tết năm mới ở Việt Nam (NXB Văn hóa Thông tin, 1999) thì từ “Tết” bắt nguồn từ từ “tiết”, một từ chỉ thời điểm chuyển đoạn mang tính chu kỳ của thời tiết – khí hậu. Trong chu kỳ thời tiết – khí hậu của một năm, có rất nhiều tiết và tương ứng với nó là các tết…


Với ý nghĩa về một sự bắt đầu mới, một thay đổi quan trọng trong không gian trở nên thiêng liêng khi có sự giao hòa của trời đất, sự đồng cảm của con người với thiên nhiên vũ trụ, nên ngay từ xa xưa, Tết Nguyên đán đã trở thành những thời khắc mà con người có một đời sống tâm linh trở nên phong phú nhất; và những ngày này được mọi người bất kể giàu nghèo, tầng lớp cao thấp trong xã hội đều háo hức mong chờ như sự hy vọng về những thay đổi tốt đẹp cho đời người.


Ngày xưa, mọi mặt sinh hoạt của người dân trong những ngày Tết đều ít nhiều mang màu sắc của tín ngưỡng, tôn giáo. Từ cúng bái thần linh, cúng gia tiên… cho đến các hoạt động thường nhật như việc nấu nướng, bày biện các đồ ăn thức uống trong nhà, xuất hành đầu năm hay đơn thuần là việc dọp dẹp nhà cửa…


Nằm trong vùng văn hóa Đông Á, nước Việt Nam chúng ta cũng như Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc có cách nhìn về sự tuần hoàn của vũ trụ căn bản giống nhau. Sự thay đổi của bốn mùa trong năm ghi dấu vào đời sống của người dân với những lễ hội thể hiện bản chất của nền văn minh nông nghiệp.


Tết Nguyên đán với tính chất là một lễ hội báo hiệu cho sự khởi đầu của một năm mới được xem là ngày lễ quan trọng nhất của năm so với các lễ tết khác như Tết Hàn thực (mùng ba tháng ba), Tết Thanh minh (tháng ba), Tết Đoan ngọ (mùng năm tháng năm), Tết Trung thu (rằm tháng tám), Tết Trùng cửu (mùng chín tháng chín)… Chính vì vậy mà dân gian còn gọi Tết Nguyên đán với tên gọi khác là Tết Cả hay là Tết Nhất (“Nhất” ở đây có nghĩa là đầu tiên).


Theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh thì “Nguyên” có nghĩa là bắt đầu, còn “Đán” là buổi sớm. Như vậy Nguyên đán là buổi sáng đầu tiên của năm, chỉ thời điểm bắt đầu cho sự vận hành mới của vũ trụ sau một năm với bốn mùa thay đổi. Với lý giải của tác giả Trần Bình Minh trong Tết năm mới ở Việt Nam (NXB Văn hóa Thông tin, 1999) thì từ “Tết” bắt nguồn từ từ “tiết”, một từ chỉ thời điểm chuyển đoạn mang tính chu kỳ của thời tiết – khí hậu. Trong chu kỳ thời tiết – khí hậu của một năm, có rất nhiều tiết và tương ứng với nó là các tết…


Với ý nghĩa về một sự bắt đầu mới, một thay đổi quan trọng trong không gian trở nên thiêng liêng khi có sự giao hòa của trời đất, sự đồng cảm của con người với thiên nhiên vũ trụ, nên ngay từ xa xưa, Tết Nguyên đán đã trở thành những thời khắc mà con người có một đời sống tâm linh trở nên phong phú nhất; và những ngày này được mọi người bất kể giàu nghèo, tầng lớp cao thấp trong xã hội đều háo hức mong chờ như sự hy vọng về những thay đổi tốt đẹp cho đời người.


Ngày xưa, mọi mặt sinh hoạt của người dân trong những ngày Tết đều ít nhiều mang màu sắc của tín ngưỡng, tôn giáo. Từ cúng bái thần linh, cúng gia tiên… cho đến các hoạt động thường nhật như việc nấu nướng, bày biện các đồ ăn thức uống trong nhà, xuất hành đầu năm hay đơn thuần là việc dọp dẹp nhà cửa…


Tất cả các hoạt động trên đều hướng đến một sự khởi đầu may mắn, tránh những việc mà tín ngưỡng dân gian xem là xúi quẩy để có được một năm tốt lành, như ý. Trong Việt Nam phong tục, về những kiêng kỵ trong ngày Tết, Phan Kế Bính viết: Hôm ấy (ngày mùng một Tết) ăn nói phải giữ gìn, sợ nói bậy thì giông đi cả năm. Nhiều nhà nhờ một người phúc hậu dễ tính, sáng sớm đến xông đất để cho cả năm được bán đắt, buôn may. Quét tước trong nhà phải kiêng không dám hốt rác đổ đi, chỉ vun vào một xó, đợi ba hôm động thổ rồi mới đem đổ…


Ngày nay, trong đời sống đô thị hiện đại và sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa phương Tây, nhiều tín ngưỡng dân gian ngày Tết đã mất đi hoặc chỉ được một số ít người làm theo; tuy nhiên đối với người Việt Nam, Tết Nguyên đán có thể được xem là ngày Tết của gia đình và những hoạt động hướng về gia đình và cội nguồn là tín ngưỡng thờ tổ tiên với trung tâm là bàn thờ gia tiên vẫn được duy trì như là truyền thống quý báu của dân tộc.


Có thể nói gia đình là trung tâm của các hoạt động trong ngày Tết. Ngay từ những ngày đầu tháng Chạp, mọi người đã lo sơn sửa nhà cửa, lau rửa đồ thờ phụng, sắm sửa đồ đạc quần áo mới… Đến những ngày cận Tết, bánh chưng bánh tét, hoa quả bánh mứt cũng được sẵn sàng để sửa soạn cho mâm cỗ cúng gia tiên…


Không ai bảo ai, mọi người khi Tết đến đều cố gắng dù nhiều dù ít chuẩn bị cho gia đình mình được đón một cái Tết thật trọn vẹn. Những người bất cứ ở phương trời nào với bất cứ ngành nghề nào đều mong muốn vượt đường xa để trở về sum họp bên gia đình trong những ngày Tết, được thăm viếng mộ người thân cũng như thắp nén hương trước bàn thờ gia tiên. Vì vậy cho nên khái niệm Về quê ăn Tết “không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về nơi cội nguồn, mảnh đất chôn nhau cắt rốn” (60 lễ hội truyền thống Việt Nam, Thạch Phương và Lê Trung Vũ).


Trong ngày ba mươi Tết, những công việc chuẩn bị cũng cơ bản hoàn tất để các gia đình quay quần bên nhau trong buổi cúng tất niên và cúng rước ông bà về “ăn” Tết (cúng gia tiên). Trong mỗi gia đình Việt Nam, bàn thờ gia tiên có một vai trò, vị trí rất quan trọng. Bàn thờ gia tiên ngày Tết là sự thể hiện lòng tưởng nhớ, kính trọng của người Việt đối với tổ tiên, người thân đã khuất với những mâm ngũ quả được lựa chọn kỹ lưỡng hay mâm cỗ với nhiều món ngon hay những món ăn quen thuộc của người đã mất…


Từ đây cho đến hết Tết, khói hương trên bàn thờ gia tiên quyện với không khí thiêng liêng của sự giao hòa vũ trụ làm cho con người trở nên gắn bó với gia đình của mình hơn bao giờ hết. Để sau Tết Nguyên đán, cuộc sống lại bắt đầu một chu trình mới của một năm. Mọi người trở về với công việc thường nhật của mình, mang theo những tình cảm gia đình đầm ấm có được trong những ngày Tết để hướng đến những niềm vui trong cuộc sống và những thành công mới trong tương lai.