Trang chủ Tin tức Thái Nguyên: Xúc động ngày Vu Lan Báo Hiếu tại chùa Phù...

Thái Nguyên: Xúc động ngày Vu Lan Báo Hiếu tại chùa Phù Liễn

355

Những cơn mưa mùa hạ vẫn bất chợt ập đến  nhưng đã thưa thớt dần, bầu trời xanh ngắt bước vào thu, trăng đã sáng tròn cũng là thời điểm mùa Vu Lan lại về. Hòa trong không khí hân hoan của người con Phật kính mừng Mùa Vu Lan- Báo Hiếu PL 2562- 2018, hôm qua, ngày 18/08/2018(tức ngày 08/7 ÂL), đông đảo tín đồ Phật tử trong và ngoài địa bàn tỉnh hân hoan cùng về tham dự Đại lễ Vu Lan để bày tỏ lòng “ tri ân và báo ân” đến Cha Mẹ- những người đã hi sinh cả cuộc đời vì con.

Buổi lễ có sự hiện diện của: TT Thích Nguyên Thành- UVTT HĐTS TWGHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Thái Nguyên; Đ Đ Thích Đạo Quảng- Phó BTS kiêm Chánh Thư ký GHPGVN tỉnh Thái Nguyên; Đ Đ Thích Chúc Tiếp- Phó Ban kiêm Chánh VP BTS GHPGVN tỉnh Thái Nguyên; Đ Đ Thích Thanh Thắng- Phó BTS kiêm Trưởng Ban TTXH GHPGVN tỉnh Thái Nguyên; Sư cô Thích Thanh Nhàn- Phó BTS kiêm Trưởng phân ban đặc trách Ni giới GHPGVN tỉnh Thái Nguyên; cùng chư Tôn thiền đức tăng-ni, quý quan khách và quý đạo hữu nam nữ Phật tử trong tỉnh đồng tham dự

276A5503

Trải qua bao thời gian, lễ Vu Lan Báo Hiếu đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa Việt Nam, rằm tháng bảy là dịp để mọi người đến chốn thiền môn thanh tịnh, cùng hướng lòng mình về hai đấng sinh thành để tưởng nhớ công ơn sinh dưỡng.

Vu Lan là mùa của tri ân và báo ân, là bổn phận của chúng ta làm tròn chữ Hiếu. Ngày Vu Lan tất cả những người con Phật đều hướng về cha mẹ, Đức hiếu trung, lòng từ bi, hỷ xả. Nguyện cầu mong Tam Bảo gia hộ, độ trì cho dù hiện tiền hay quá vãng, giúp mọi người sống tốt hơn. Cùng với những nghi thức tại buổi lễ, toàn thể đạo tràng vô cùng xúc động khi được tham dự nghi thức “ Bông hồng cài áo”. Bông hồng là biểu tượng của tình yêu thương, sự cao quý, nhớ về đấng sinh thành và cài lên ngực bông hồng cao quý là tình cảm đẹp nhất, kính trọng nhất đối với đấng sinh thành. Vu Lan dường như cũng là dịp đặc biệt để giới trẻ sống chậm lại và yêu thương nhiều hơn.

276A5419

Những người đến chùa đều không quên dừng lại để cài lên ngực một bông hồng, để nhắc nhớ về công ơn của cha mẹ. Bông hồng màu đỏ cho những ai may mắn còn cha mẹ trên đời, bông hồng màu hồng cho những người còn mẹ mất cha và bông hồng trắng cho những người kém may mắn khi không còn cha và mẹ trên đời. Thay vì cài những bông hồng đỏ hay trắng, các vị tu sĩ được cài lên ngực những bông hoa màu vàng vì họ đã rời bỏ cuộc sống thế tục của mình để sống cuộc sống  của người xuất gia. Người tu sĩ còn có cha mẹ rộng hơn, lớn hơn, cao cả hơn. Đó là tất cả chúng sinh, vì thế cài bông hồng vàng để tỏ rõ lý tưởng cao quý này. Theo đạo Phật, màu vàng là màu của giải thoát như Vô thượng phước điền y, màu của Đất. Trên đất, chúng ta có thể dẫm, đạp, cày xới, khạc nhổ hay làm bất cứ gì…đất vẫn trơ trơ, vì đất là sức sống, là nhẫn nhục, cưu mang tất cả, chấp nhận tất cả. Vì coi tất cả chúng sinh là cha mẹ, là người thân, họ hàng và quan trọng nhất là những vị Phật tương lai. Màu vàng còn là màu của tuệ giác, tượng trưng cho sự buông bỏ, xả ly, không chấp thủ và thành tựu giải thoát.

“Vu lan về con cài lên ngực

Bông hồng nhỏ báo hiếu mẹ cha.”

Trong giờ phút thiêng liêng ấy, toàn thể đạo tràng đã dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ về thâm ân to lớn của chư Phật, công ơn giáo dưỡng muôn một của thầy tổ bổn sư, các vị thánh tử đạo đã quên mình vì đạo pháp. Bên cạnh đó cũng là tưởng nhớ đến ơn đất nước đồng bào, ơn chúng sanh vạn loại, liệt vị tiền bối hữu công, cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp.

Rồi trong dòng cảm xúc về cha về mẹ, những bông hồng đã được nâng niu, trân trọng bởi những người con hiếu thảo. Vì rằng “Hoa dù trắng hay hồng đều ý nghĩa…” nên trong mỗi bông hoa đều có hình ảnh dịu hiền của mẹ, ánh mắt nghiêm nghị của cha, từng cánh hoa là từng giọt nước mắt, từng giọt mồ hôi, hôm sớm tảo tần của cha của mẹ. Tất cả đã được đón nhận với tâm thành của những người con Phật.

Chúng ta không chỉ báo ơn cha mẹ bằng cách dưỡng nuôi chăm sóc, mà còn phải chỉ dẫn cha mẹ hướng đến Phật pháp để có được hạnh phúc đời này và đời sau. Bên cạnh đó, người con hiếu thảo cần phải sống tốt, biết thọ trì năm giới, vì đây là nền tảng đạo đức căn bản. Ngoài ra, chúng ta cần giáo dục con cháu sống có đạo đức, tạo điều kiện cho con cháu đến chùa, quay về nương tựa Phật pháp để có được một lối sống lành mạnh tích cực.

276A5523

Cũng tại đây, hàng trăm ngọn đèn hoa đăng được thắp lên như chiếu sáng, soi rọi cho nhân sinh. Hoa đăng được thắp sáng nhằm mục đích tôn vinh những giá trị tinh thần, giá trị tâm linh và văn hóa của người Việt Nam vào những ngày lễ lớn. Hoa đăng được thả trên sông vừa ấm cúng, thẩm mỹ, giàu truyền thống vừa mang lại giá trị tâm linh. Mỗi ngọn đèn hoa đăng được đốt lên, mỗi người cầu nguyện vào đó một tâm niệm thiện lành, một tâm niệm an lạc cho mình và cho mọi người. Đại lễ Vu Lan là một ngày quan trọng của đạo Phật luôn nhắc nhở mỗi người con báo hiếu cha mẹ của mình trong ánh sáng từ bi, trí tuệ, giải thoát của đức Thế Tôn. Hàng đệ tử có mặt ở đây luôn ghi nhớ lời đức Phật đã dạy cần phải báo tứ trọng ân (ân quốc gia, ơn cha mẹ, ơn tổ quốc và ơn Tam Bảo) và chắc chắn rằng mỗi mùa Vu Lan về càng hun đúc chúng con 1 tình yêu bất diệt ấy giữa khói hương trầm lung linh lan tỏa, chan chứa cội nguồn yêu thương nơi quê nhà và nơi chốn thiền môn.

276A5320   276A5325   276A5335  276A5339  276A5345 276A5347   276A5369 276A5371 276A5375 276A5379 276A5381 276A5383   276A5397 276A5399   276A5407 276A5408 276A5412 276A5419  276A5438   276A5446 276A5448   276A5457  276A5461   276A5468    276A5476  276A5481 276A5483 276A5484        276A5503   276A5513    276A5527   276A5532               276A5561 276A5563 276A5568  276A5570 276A5572 276A5573 276A5576 276A5578  276A5584

Thập Bát Công (Hạnh Bích)