Trang chủ Bài nổi bật Thi tuyển vào Phật Học Viện Trung Quốc tại Bắc Kinh có...

Thi tuyển vào Phật Học Viện Trung Quốc tại Bắc Kinh có khó không?

866

Giống như nhiều trường đại học tại Bắc Kinh, Học Tăng theo học tại Phật Học Viện Phật Giáo Trung Quốc (Chùa Pháp Nguyên) đến từ nhiều nơi, nhiều tỉnh thành, họ có duyên cùng học, cùng sống chung với nhau, cùng sinh hoạt trong các hoạt động tu tập. Độ tuổi của các Học Tăng ở Học Viện còn khá trẻ, trong khóa 2009 có vị trẻ tuổi nhất là 19 và người lớn tuổi nhất là 28.


 

Lý do xuất gia?

 

  • Thầy Phật Huệ, 25 tuổi, là học Tăng khóa 2011 của Phật Học Viện Trung Quốc tại Bắc Kinh

Nói về lý do xuất gia, Phật Huệ cho biết, nhân duyên là sau khi tham gia khóa hạ ngắn hạn tại Bách Lâm Thiền Tự, thầy đã không còn do dự gì nữa về tương lai của mình, mà quyết định chọn con đường xuất gia học Phật.

Thầy là người Giang Nam, thân cao, gương mặt thanh tú, đeo cặp kính, khoát trên pháp phục trang nghiêm, song cũng không dấu hết dáng dấp của một thư sinh, vừa mới tốt nghiệp đại học.

Trước khi xuất gia, thầy từng tốt nghiệp trường Đại học Nam Kinh, khoa Báo chí, sau đó trúng tuyển vào nghiên cứu sinh thạc sĩ, Trường Đại học Phúc Đán, Thượng Hải.

Thầy nói rằng, “Chuyến đi tham quan Bách Lâm Thiền Tự đã thay đổi cuộc đời tôi…Ở đây, tôi bỗng nhiên cảm thầy Chùa mới là nơi tôi đến, nơi có phòng đọc kinh sách, nơi đây tôi có thể an tịnh học tập và trao dồi kiến thức của mình….”

Thầy quyết định không đến Đại Học Phúc Đán học tiếp Nghiên cứu sinh Thạc sĩ nữa, mà chọn ở lại Bách Lâm Thiền Tự xuất gia, sau đó thi và trúng tuyển vào Phật Học Viện Trung Quốc, Bắc Kinh.

  • Thầy Hợp Văn (Lớp trưởng khóa 2009 Phật Học Viên Trung Quốc), 26 tuổi, người Ba Trung, Tứ Xuyên.

Từ nhỏ ở quê, Thầy đã có duyên thường xuyên cùng với cha mình đến chùa lễ Phật. Do được phước duyên tiếp nhận Phật pháp từ rất sớm, thầy dần dần có chí nguyện muốn được sống đời sống xuất gia như một vị Tăng.

Năm 2006, thầy  tạm rời gia đình, đến chùa Thiếu Lâm xin xuất gia học Phật. Mẹ thầy hay chuyện, đau buồn sinh bệnh. Mặc dù đã được ở chùa được hơn một tháng nhưng nghe tin mẹ bệnh, thầy đành phải về chăm lo.

Về nhà, đối mặt với sự phản đối của Mẹ, thầy đã thẳng thắn bộc bạch về chí hướng xuất gia của mình. Lúc ấy, phụ thân khuyên thầy nên hoàn thành chương trình đại học xong rồi hãy quyết định đi tu.

Vâng lời gia đình, thầy tiếp tục học tập và trúng tuyển vào ngành tiếng Anh trường Đại Học Tây Hoa. Đến năm thứ II đại học, thầy lại không cưỡng lại chí nguyện xuất gia của mình, đành phải rời khỏi trường, một mình lặn lội đến chốn Giang Tây. Trên đường đi, thầy gặp một vị Tăng, Khi nghe tâm nguyện và sự quyết tâm của thầy, vị Tăng này đã hướng dẫn thầy đến chùa Chân Như cầu Sư phụ xuất gia.

Hiên nay gia đình thầy Hợp Văn đã hoan hỷ ủng hộ nguyện vọng tu học của con mình. Thầy bày tỏ rằng, khi kể lại  về lý do xuất gia của mình, thầy cảm thấy trong lòng vô cùng nhẹ nhõm.

  • Thầy Lai Hạo (Học Tăng khóa 2009), 26 tuổi, người Binh Dương, Hồ Nam.

Ý nguyện xuất gia trở thành tu sĩ Phật giáo của thầy Lai Hạo thì rất đơn giản, bởi vì là thầy rất thích đời sống ở chùa.

Khi còn nhỏ, có một vị Tăng đến nhà thăm chơi. Vị Tăng này thấy thầy liền bảo: “Sau này con đủ duyên xuất gia, tu hành”. Nghe vậy, ba mẹ thầy liền phản đối. Tuy nhiên, lúc đó thầy lại xin cha mẹ cho đến thăm chùa của vị Tăng ấy.

Điều lạ lùng là khi tới nơi, thầy không muốn về nhà nữa và quyết tâm ở lại  đó xuất gia tu học đến bây giờ.

  • Thầy Tịnh Diệu (Học Tăng khóa 2011), 22 tuổi người Cát Lâm.

Từ nhỏ, Thầy đã có mong ước xuất gia tu hành rồi. Mặc dù, gia cảnh rất tốt, có cả xưởng sản xuất sơn, dư dả về tiền bạc, không phải lo nhiều về cái ăn, cái mặc, nhưng không biết sao thầy lại thích cuộc sống tu học nơi chốn thiền môn.

Biết được điều đó, ba mẹ thầy lo lắng, sợ thầy bỏ nhà mà đi, nên lúc nào cũng trông coi thầy như bị giam lỏng.

Đến năm 15 tuổi, với sự phát tâm dũng mãnh thầy quyết định rời gia đình đến Nam Kinh xuất gia. Cách đây hai năm, Ba mẹ mới thật sự cảm thông và ủng hộ tâm nguyện thầy.

  • Thầy Năng Huệ (khóa 2011) 25 tuổi, người Côn Minh, Vân Nam.

Lí do xuất gia của Thầy Năng Huệ lại khác hơn so với các thầy khác là vì ba mẹ thầy ấy là Phật tử thuần thành, nên ông bà rất muốn con mình xuất gia tu học, nhưng khi đó thấy ấy lại hoàn toàn không có hứng thú trong việc này.

Thầy thường cùng ba mẹ tham gia các hoạt động Phật sự và tu tập, nhưng chỉ là hoạt động tạm thời, có việc mới đến chùa mà thôi.

Sau khi mẹ Thầy xuất gia tu hành, bà nói: Chùa mới là nơi con phải đến sống và tu học”. Thầy chia sẻ thật lòng là rất miễn cưỡng khi nghe mẹ khuyên những điều này.

Đến khi vào đầu cấp 3, Thầy bị bệnh nặng phải nghỉ học ở nhà, mẹ thầy mới rước thầy lên một ngôi chùa ở Tứ xuyên để nghỉ dưỡng.

Tại ngôi chùa này, được Hòa thượng và chư tăng quan tâm chăm sóc cho thầy. Song Thầy trình bày với Hòa thượng trụ trì: Con chỉ muốn đến đây dưỡng bệnh tạm thời, sau khi sức khỏe ổn định rồi con sẽ về nhà tiếp tục học tập. Và thật sự là con không muốn xuất gia”.

Thời gian dưỡng bệnh của thầy Năng Huệ thắm thoát trôi qua hơn nửa năm, thầy cảm thấy đời sống tu tập trong chùa cũng rất dễ chịu, sức khỏe tiến triển tốt hơn. Thế là thầy xin gia hạn  tiếp việc nghỉ học để lưu lại ở đây thêm thời gian nữa.

Lúc đó, “tôi nghĩ rằng nhân duyên xuất gia đã chín muồi rồi, tôi bắt đầu con đường mới, con đường xuất gia, giác ngộ cho cuộc đời mình.”, thầy nói.


 

Thi vào Phật Học Viện Trung Quốc có khó không?

 

Học Tăng theo học Phật Học Viện Trung Quốc tại Bắc Kinh phải được các Tự viện, Hiệp hội Phật giáo các tỉnh thành Trung Quốc giới thiệu. Các học Tăng ở đây phải là những vị xuất gia có phẩm hạnh, trình độ xuất sắc, và trải qua kỳ thi tuyển sinh nghiêm ngặt – “Nghiêm ngặt” vì đề thi rất khó và tỷ lệ trúng tuyển đầu vào rất thấp.

Ngữ văn (chủ yếu là Hán cổ), Lịch sử, Địa lý, Anh văn, Phật học và Tôn giáo là những môn cho thi tuyển đầu vào Phật Học Viện.

Khó khăn lớn nhất của thí sinh khi thi tuyển vào Phật Học Viện là không được cung cấp nội dung đề cương, giới hạn và phạm vi ôn tập. Chẳng hạn như môn Sử, địa, tất cả nội dung liên quan đến hai môn học này, Học Tăng đều phải ôn tập không bỏ sót phần nào.

Thầy Tịnh Diệu và Thầy Phật Huệ là bạn đồng học khóa 2011 cho biết, khóa các thầy có 42 Học Tăng trúng tuyển trên tổng số 180 thí sinh đăng ký dự thi.

Tỷ lệ đầu vào của Phật Học khó hơn kỳ thi đại học thế học ở Trung Quốc rất nhiều, thường là 1 chọi 4 hoặc 5 thí sinh.

Thầy Phật Huệ nói, trước khi tôi xuất gia, tôi đã học ở khoa Báo chí Trường Đại Học Nam Kinh. Vào thời điểm đó, ở Giang Tô tuyển sinh toàn quốc, tỷ lệ thi đầu vào lúc đó chỉ là 1 chọi 2. Sau khi tốt nghiệp Đại học, tôi thi đầu vào nghiên cứu sinh ngành triết học Phương Tây đại Học Phúc Đán – Thượng Hải, nhưng thi vào Nghiên cứu sinh so với thi tuyển vào Phật học Viện là dễ hơn nhiều.

Thầy Phật Huệ nói, ấn tượng mạnh nhất trong kỳ thi tuyển Phật Học Viện Trung Quốc là môn Anh Văn, thầy nghĩ rằng đề thi môn này so kỳ thi tuyển sinh đại học là khó hơn. Câu cuối của bài thi là dịch một đoạn văn từ Tiếng Anh sang tiếng Trung về một câu chuyện trong nhà Phật, nội dung trích từ tác phẩm Thiền tông kinh điển “Cảnh đức Truyền đăng lục”. Nói thật, tôi đã thật sự cảm thấy toát mồ hôi về phần thi chuyển ngữ này.

Phật Học Viện Trung Quốc – Bắc Kinh
Chùa Pháp Nguyên

Thầy Phật Huệ chia sẻ thêm, tâm trạng sau thi vào Học Viện Phật giáo TQ của các thầy là cảm thấy thấp thỏm không an: “Thi tuyển vào Phật Học viện xong, tôi không ra ngoài, tập trung đọc sách, niệm Phật và tự tu, hy vọng Phật đà có thể từ bi gia trì cho tôi được như nguyện. Đợi đến khi có giấy báo trúng tuyển, ngày thứ 2 tôi và sư huynh mới leo núi Tê Hà đảnh lễ Tổ sư, trong lòng cảm thấy nhẹ nhàng hơn rất nhiều”

Đươc biết, ngưỡng thi đầu vào Phật Học viện đòi hỏi rất cao, song hiện nay những vị có trình độ đại học, thạc sĩ thế học theo học Phật Học Viện ngày càng đồng điển hình như thầy Diệt Lạc từng tốt nghiệp nghiên cứu sinh thạc sĩ ở đại học Tứ Xuyên.

(còn tiếp)


TRẦN CỬU LONG (Hình ảnh : Beijingwanbao, foxueyuan)