Trang chủ Quốc tế Thiền sư Nhất Hạnh và Làng Mai tại Malaysia

Thiền sư Nhất Hạnh và Làng Mai tại Malaysia

433

Nhà nào cũng khá lớn, đủ phòng và nệm cho từ 8 đến 10 người. Nhà anh chị Canon có 3 cháu mà cũng đủ chỗ dành một phòng riêng cho Sư Ông. Một phòng để võng Sư Ông nghỉ và 10 thị giả cũng có phòng và nệm mỏng trải dưới đất…

Được đón tiếp Tăng thân xuất sĩ về nhà là niềm hạnh phúc lớn cho các cư sĩ người Mã. Anh Kiat vốn sống một mình bỗng nhiên nhà anh đầy những vị xuất sĩ vào ra tươi mát, nói năng nhẹ nhàng, chơi vui và nấu cho anh ăn.

Nếu các sư cô không nấu thì anh đưa mọi người ra tiệm cơm chay ăn mỗi ngày!

Ngày mà quý thầy và quý sư cô rời nhà anh Canon để bay đi Indonnesia, cháu Kengjo 12 tuổi về nhà tuyên bố: Kể từ nay, con ăn chay luôn, mẹ phải làm cơm chay cho con mang vô trường ăn trưa để không phải ăn thịt cá như các bạn.

Trước khi ăn bé cầm Năm lời Quán nguyện lên tự đọc. Cha mẹ rất ngạc nhiên vì chú bé này khó, và cứng đầu nhất nhà. Cháu tuyên bố sang năm sẽ đi Làng Mai và xuất gia luôn! Con sẽ “chát” với thầy Pháp Hữu về chuyện này!
 
Tối đêm đầu mới tới Mã Lai tất cả tăng thân tề tựu ăn cơm ở tiệm cơm chay ngay trung tâm xã Shah Alam. Không ngờ Sư Ông tuy mệt nhưng vẫn thích ra chơi với đệ tử.

Sư Ông và đại chúng rất vui khi thấy ở Việt Nam tới Mã Lai còn có Sư thầy Đàm Nguyện (Sư bà chùa Đình Quán) hai sư Tịnh Thủy và Tịnh Lưu thị giả Sư Thầy. Lại có Ni sư Từ Nhu và Ni sư Như Minh với Sư cô thị giả là Huyền Chi cùng với một số anh chị em “Nghiêm” và “Pháp” (chữ cuối và chữ đầu trong Pháp tự đệ tử xuất sĩ nữ và nam của Sư Ông) từ Bát Nhã loạn lạc qua tháp tùng chuyến đi với Sư Ông.

Khóa tu ở Trung tâm Tierra Beach Resort

Khóa tu năm ngày tổ chức tại Trung tâm Tierra Beach Resort, rộng rãi đủ chứa hơn 500 người. Chính quyền Hồi giáo Mã Lai còn khá thủ cựu nên BTC cho biết họ không được quyền nhận thiền sinh đạo Hồi vào khóa tu dạy đạo Phật. Nếu nhận cho người đạo Hồi vào tu BTC sẽ bị phạt.
 
Phật tử ở Mã Lai đa phần là người gốc Hoa. Tuy chỉ thuộc sắc tộc thiểu số (1/10 dân số toàn quốc) nhưng người gốc Hoa nắm hơn 30% kinh tế quốc gia. Do đó, có nhiều luật lệ giới hạn không cho người Mã gốc Trung Hoa làm chủ những doanh nghiệp lớn.
 
Ở khóa tu, các pháp thoại cũng như các buổi thiền buông thư thiền lạy đều được tổ chức ở tầng hai của tòa nhà chính, khá sang trọng và có máy điều hòa.

Sư Ông giảng đầy đủ 16 bài tập trong Kinh An Ban Thủ Ý đưa vào áp dụng trong đời sống thường ngày rất thực dụng và cảm động nên thiền sinh rất thích.
 
Ở Mã Lai, sự tổ chức tham vấn riêng đầy đủ hơn nên thiền sinh hạnh phúc vì tham vấn được nhiều vấn đề riêng tư. Số người quy y rất đông.

Ở Singapore cũng như ở Mã Lai Phật tử còn thương Phật nên đã yêu cầu được Quy y Tam Bảo đàng hoàn. Họ sẽ không hạnh phúc nếu chỉ được tiếp nhận 5 Giới mà không được Quy y Tam Bảo. Sư Ông đã trao truyền Quy-Giới cho hơn hai trăm Tân Phật tử người Mã Lai.
 
An ninh xứ Mã

Biệt thự của các anh Canon Kim, Wee Kiat … đều nằm trong một khu riêng, mỗi khu có chừng 10 biệt thự, và khu nào cũng có lính gác cẩn mật. Ban đầu Ni sư Chân Không hơi ngạc nhiên: sao mà phải giữ an ninh nghiêm mật như thế?

Nhưng khi có tham vấn riêng mới biết là vì xứ này tuy bên ngoài có vô số cao ốc, nhà cửa cao ngất sạch sẽ sang trọng như Tây Phương nhưng bạo động và băng đảng trấn lột cũng khá nhiều. Sẽ không an toàn nếu đi một mình.

Có một gia đình sáu người đến tham vấn Ni sư Chân Không, vì người chồng trẻ 28 tuổi đi câu cá bị bắt cóc. Băng cướp đánh đập đòi anh đưa số mật mã các thẻ tín dụng của anh mang theo để họ có thể rút tiền của anh tại ngân hàng.

Sau khi lấy hết hơn 9000 dollars họ bóp cỗ nạn nhân chết luôn, để lại người vợ trẻ và đứa con 2 tuổi.
 
Cả gia đình nạn nhân đều giận Phật vì sao mà để cho chồng, anh của các cô bị chết oan ức thế? (vì không hiểu Đạo nên họ nghĩ Phật có quyền ban phước giáng họa làm thân nhân họ chết oan!).

Ni sư Chân Không đã giảng dạy rất chân tình cho cả gia đình. Làm thiền hướng để họ thực tập… bớt thương đau.

Kết quả khá khả quan, tối hôm Tăng đoàn sắp rời Mã Lai, cả gia đình ấy đều có mặt để tiễn đưa cúng dường và gương mặt có điểm vài nụ cười chào cám ơn Ni Sư.

Hoà thượng Wei Wu & Trung Tâm Đàn Hương

Ngày 19.9.2010, Tăng đoàn ngồi xe buýt 5 giờ liền, trực chỉ hướng Penang là thủ phủ phía Bắc Malaisia. Ở đó Sư Ông sẽ cho Pháp thoại tại giảng đường lớn ở Penang vào ngày 23.9. 2010.

Trên đường, Đoàn ghé nghỉ ngơi hai ngày trong một tu viện trên núi Taipak. Tu viện gồm toàn những nhà sàng gỗ cất trên các lưng chừng đồi rất đẹp. Sau hai ngày trên núi đoàn lên xe xuống thị trấn Penang được Hoà thượng Wei Wu (Duy Ngộ) chùa Đàn Hương tiếp đón nồng hậu.
 
Hoà thượng Wei Wu là một cao tăng của Malaisia rất được toàn dân và chính quyền kính nể. Tự viện của Ngài là một cao ốc sáu tầng rất sang trọng, Ngài được nhiều người quý vì biết chú tâm vào việc giáo dục và độ sinh.

Tự viện Đàn Hương có nhiều nhà trẻ đủ các loại. Tiêu chuẩn phân loại đặt trên thu nhập của gia đình. Loại thấp nhất là loại miễn phí cho con nhà nghèo.

Ngài cũng có chương trình dưỡng lão dành riêng cho các cụ neo đơn ở tại Trung tâm của Ngài ở tầng 2 của cao ốc đồ sộ của Trung Tâm Đàn Hương.

Hội Nghị Phật Giáo Thế Giới

Sáng ngày 24.9.2010 Tăng đoàn trở về Kuala Lumpur để dự Hội Nghị Phật Giáo Thế Giới mà Sư Ông là diễn giả chính.
 
Tất cả đại biểu đều được mời ở lại khách sạn Istana, nơi tổ chức Hội Nghị. Khách sạn Istana rất sang trọng, thức ăn chay rất ngon… Nhưng Sư Ông và Tăng đoàn vẫn thích ở trọ nhà Phật tử bình dân và thoải mái hơn.

7 giờ 30 sáng các đại biểu tề tựu đầy đủ tại khách sạn Istana để dùng điểm tâm chung. Đề tài của Đại Hội Phật Giáo Thế này là “Sống trong hài hòa khi mà tất cả đều tan tác” (Living in Harmony when things fall apart).

9 giờ sáng, trong bài diễn văn khai mạc, ông Chủ tịch Đại Hội Phật Giáo Thế Giới cám ơn nồng nhiệt sự hiện diện của Sư Ông và Tăng đoàn.

Ông nhấn mạnh là chỉ có Sư Ông mới đủ thẩm quyền và khả năng dạy cho thế giới cách sống hòa điệu với cuộc đời trong những tình huống khó khăn tan tác khác nhau…

Ông cũng cám ơn đại biểu ba mươi tám nước về phó hội.

Ông Bộ Trưởng Văn Phòng Thủ Tướng Malaisia đứng lên nói ngắn gọn lòng trân quý của ông đối với Sư Ông vì ông ấy vốn cũng tốt nghiệp trường Đại học ở Hoa Kỳ mà Sư Ông đã dạy sáu năm về trước.
 
Sau đó ông Chủ tịch cung thỉnh 80 Nam tăng và Nữ Tăng Làng Mai lên niệm danh hiệu Đức Bồ Tát Quán Thế Âm. Và Sư Ông đã khiêm cung mở đầu Hội Nghị bằng một Pháp thoại 60 phút.

Sư Ông nói về cách nhìn và cách sống Bất Nhị (Non Duality) đối với tâm và thân mình. Về tay mặt và tay trái. Về cách đối xử với nhau trong gia đình, trong trường học, trong xã hội… Và đối với mọi người mọi loài trên quả địa cầu này. Quan trọng nhất là Sư Ông đã khéo léo chỉ ra từ cái thấy trên phương diện tri thức đi đến phương thức thực tập ngay tại chỗ.
 
Sư Ông rất thương cho tuổi trẻ ngày nay mỗi ngày có không biết bao nhiêu người trẻ tự tử. Từ cái thấy Bất Nhị, Sư Ông đưa thính chúng đi vào Năm nẻo đường dấn thân độ đời bằng Năm Phép Thực Tập Chính Niệm (5 Giới) mà Sư Ông đã cùng với Tăng thân Giáo Thọ bàn bạc thảo luận gần ba năm với nhiều Tăng thân cư sĩ toàn cầu qua nhiều khóa tu tại Làng Mai rồi mới đưa ra Năm Phép Tu Tập Chính Niệm không dùng ngôn từ tôn giáo để mọi người thuộc các truyền thống khác như Ky Tô giáo, Do Thái Giáo, Hồi Giáo, Phật giáo cũng thực hành được để làm đẹp cho cuộc đời.

Sư Ông diễn giải thật kỷ từng Giới một. Mỗi giới đều chứa rất nhiều những tuệ giác mà Bụt đã giảng dạy trong các kinh như Kim Cương, Hoa Nghiêm, … để nhân loại có thể chấp nhận nhau, thương nhau, và sống hài hòa với nhau…
 
Các diễn giả nổi tiếng khác trong Đại Hội là Hòa thượng Wei Wu, Hòa thượng Tejadhammo Bikkhu, Tiến sĩ David Robert Loy, Tiến sĩ Tân Eng Kong (vừa dự xong khóa tu 5 ngày ở Tierra Beach Resort với Sư Ông) đều là những vị đã từng hâm mộ Sư Ông nên họ hâm hở chờ sau khi Sư Ông giảng xong nghỉ ngơi 15 phút sẽ được đặt câu hỏi.

Nhưng trước khi chấm dứt Pháp thoại Sư Ông đã báo tin là các vị Giáo thọ của Làng Mai và Lộc Uyển như thầy Pháp Dung, Pháp Hải, sư cô Đẳng Nghiêm và sư cô Tùng Nghiêm sẽ thay Sư Ông trả lời các câu hỏi.

Quý thầy, cô Giáo thọ: Pháp Hải, Pháp Dung và Đẳng Nghiêm trả lời câu hỏi vừa khiêm cung, vừa sâu sắc đi vào thẳng vấn đề Phật giáo dấn thân chứ không mập mờ.

Sư cô Đẳng Nghiêm đọc phép Tu Tập Chính Niệm thứ Ba về Tình yêu chân thật và tình dục rồi đơn giản đưa ra chuyện một cháu đến tu học khi 15 tuổi đến 18 tuổi ở Lộc Uyển. Cháu giữ Năm Giới, chụp ảnh Năm Phép Tu Tập Chính Niệm trong IPOD của cháu để đem ra quán chiếu. Nhờ vậy mà vượt thắng được mấy lần tự tử.
 
Sư cô nói niềm đau của các cháu trẻ tan tác rất hiện thực và sự dấn thân cứu đời của quý thầy cô cũng rất hiện thực. Đem lại hài hòa thân-tâm cho một số không nhỏ các cháu. Xã hội rất cần sự dấn thân của người tu…

Thầy Pháp Dung dung dị nhẹ nhàng đưa ra biểu tượng Non Duality (Bất Nhị) của những gia đình đến tu tập tại Lộc Uyển. Cha mẹ con cái đều cùng làm cùng học cùng chia sẻ dạy dỗ nhau, trước, trong, và sau khóa tu.

Thầy Pháp Hải nói về giới thứ Mười của 14 giới Tiếp Hiện không làm chính trị phe phái quyền bính nhưng dấn thân làm vơi khổ đau…

Roshi Joan Halifax cũng đã từng là học trò của Sư Ông nhưng sau này chuyên về đi thăm tù nhân bị án tử hình và giúp đỡ nhưng ai có người thân sắp chết hay đang bệnh sắp chết nên cũng gây nhiều ấn tượng cho Đại Hội.

Thượng tọa Geshe Tenzin Zopa còn trẻ tuổi nhưng học vị Phật học và Chức sắc trong các Đại học Phật giáo truyền thống Tây Tạng rất cao trình bày có phần lý thuyết khá vững nhưng không đưa ra thực tế được cho thính chúng.

Thượng tọa Ni Thubten Chodron cũng đã đi thăm thường xuyên những tù nhân, nói rất nhẹ nhàng khiêm cung rất dễ mến.
 
Bác sĩ tâm lý trị liệu Kong Tan Eng người Úc cũng nói đã áp dụng phương pháp của Sư Ông rất nhiều và ai cũng có vẻ tri ơn Sư Ông.

Một ngày sau buổi pháp thoại ở Penang, Trân Châu Nhật Báo số ra ngày 25 tháng 9 có bài tán dương những điều chỉ dạy rất thực tiễn của Sư Ông và cũng nhật báo đó ngày 26.9.2010 đã để ra nguyên hai trang lớn (trang 1 và trang 20) nói về Đại Hội, về Tăng thân Làng Mai và những điều chỉ dạy của Sư Ông.