Trang chủ Tin tức Thông báo Thư mời viết bài nghiên cứu về sách chuyên đề: “Phật học...

Thư mời viết bài nghiên cứu về sách chuyên đề: “Phật học Việt Nam thời hiện đại: Cơ hội và Thách thức”



301
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HCM

750 Nguyễn Kiệm, Phú Nhuận, TP. HCM
Tel: 8478779 – Fax: (84.8)8443416


Tp. HCM, ngày 13 tháng 8 năm 2019


 
THƯ MỜI VIẾT BÀI NGHIÊN CỨU
VỀ SÁCH CHUYÊN ĐỀ:
“PHẬT HỌC VIỆT NAM THỜI HIỆN ĐẠI: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC”


 
 
1. CHỦ ĐỀ VÀ MỤC ĐÍCH
Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM (viết tắt là HVPGVN tại TP.HCM) được HT.TS. Thích Minh Châu sáng lập năm 1984, còn được biết đến với tên gọi là Trường Cao cấp Phật học Việt Nam (1984-1997), thực chất là hậu thân của trường Đại học Vạn Hạnh thành lập năm 1964. 

 
HVPGVN tại TP.HCM được UBND TP.HCM cấp giấy phép hoạt động số 160/QĐ-UB vào ngày 17/10/1983 và chính thức khai giảng vào năm 1984. Từ một Học viện chuyên đào tạo cử nhân Phật học cho Tăng, Ni sinh, bốn năm một lần, từ năm 2018, HVPGVN tại TP.HCM tuyển sinh hằng năm, đào tạo các cấp học cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ, gồm khoa Triết học Phật giáo, khoa Pali, khoa Sanskrit Phật giáo, khoa Hoằng pháp, khoa Lịch sử Phật giáo, khoa Phật giáo Việt Nam, khoa Phật giáo Trung Quốc, khoa Công tác xã hội, khoa Giáo dục mầm non, khoa tiếng Anh, khoa tiếng Trung và hệ đào tạo từ xa.

 
Nhằm đánh dấu chặng đường 38 năm GHPGVN (7/11/1981 – 7/11/2019) thành lập, phát triển và phụng sự nhân sinh, cũng như 35 năm thành lập HVPGVN tại TP.HCM, dưới sự chỉ đạo của Hòa thượng Phó Pháp chủ đệ nhất kiêm Viện trưởng, trân trọng kính mời chư tôn đức và quý học giả hoan hỷ đóng góp bài nghiên cứu cho quyển sách chuyên đề: “Phật học Việt Nam thời hiện đại: Cơ hội và thách thức”, với mục đích thông qua đó, đánh giá về những đóng góp của Học viện trong sự nghiệp phát triển GHPGVN, giáo dục Phật giáo và phụng sự Đạo pháp, dân tộc Việt Nam.

2. CÁC NỘI DUNG GỢI Ý

(i) Bản chất, đặc điểm, loại hình và giá trị giáo dục của đức Phật trong Phật giáo Nguyên thủy và Đại thừa.
(ii) Giáo dục Phật học trên thế giới và tại Việt Nam: Thành tựu và hạn chế.
(iii) Giáo dục Phật học của HVPGVN tại TP.HCM: Cơ hội và thách thức.

(iv) HVPGVN tại TP.HCM: 35 năm hình thành, phát triển và những đóng góp.

(v) Các phong trào cách tân giáo dục Phật giáo Việt Nam trong thời cận hiện đại.

(vi) Giáo dục Phật học trong hệ thống Phật học viện và trường Trung học Bồ-đề.

(vii) Phật giáo và giáo dục tinh thần yêu nước trong lịch sử Việt Nam.

(viii) Vai trò của Đại học Vạn Hạnh trong lịch sử giáo dục Việt Nam cận đại.

(ix) Những người có công phát triển giáo dục Phật học tại Việt Nam trong thời cận hiện đại.

(x) Đào tạo liên thông, liên kết giữa các HVPGVN và các Trường Đại học và Cao đẳng trong nước và nước ngoài.

(xi) Giáo dục đạo đức PG và thực tập thiền trong hệ thống giáo dục quốc tế và cơ hội tại Việt Nam.

3. KẾ HOẠCH

1. Từ 12/8/2019 đến 12/9/2019: Nhận toàn văn tham luận.

2. Từ 13/9/2019 đến 10/10/2019: Biên tập nội dung.
3. Từ 11/10/2019 đến 26/10/2019: Xin giấy phép và xuất bản thành sách.


4. QUY CÁCH VĂN BẢN VÀ NỘP BÀI

Mỗi bài dài không quá 12.000 chữ. Sử dụng mã chữ Unicode. Font: Times New Roman. Dùng chế độ “Footnotes” tự động.
– Vui lòng gửi bài hoàn chỉnh về điện thư: [email protected]. Kính mong nhận được đóng góp của chư tôn đức và quý học giả.
TM. BAN BIÊN TẬP SÁCH
Trưởng Ban biên tập
TT. Thích Nhật Từ
(Phó viện trưởng)