Trang chủ Tin tức TP.HCM: Kỷ niệm 270 năm khai sơn Tổ đình Giác Lâm 1744...

TP.HCM: Kỷ niệm 270 năm khai sơn Tổ đình Giác Lâm 1744 – 2014

122

Quang lâm chứng minh và tham dự buổi lễ có: Trưởng lão HT.Thích Đức Nghiệp – Phó Pháp chủ GHPGVN, HT.Thích Thiện Nhơn – Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký HĐTS, HT.Thích Thiện Tâm – Phó Chủ tịch HĐTS, HT.Thích Thiện Pháp – Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh văn phòng 2 TW, HT.Thích Thiện Tánh – Trưởng ban Kiểm soát TWGH – Phó trưởng ban thường trực PG TP.HCM, TT.Thích Huệ Thông – UVTT HĐTS – Trưởng ban trị sự PG tỉnh Bình Dương, cùng chư tổn đức giáo phẩm HĐCM, HĐTS, BTS PG TP.HCM, các ban nghành viện TWGH, BTS các Tỉnh, Thành phố, BTS các Quận, Huyện trong TP.HCM và Tăng Ni, Phật tử các Tự viện, Tịnh xá, Tịnh thất trong và ngoài Thành phố về đồng tham dự.

Về phía lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chính quyền có sự tham dự của Ô.Trương Hòa Bình – Bí thư TW Đảng – Chánh án tòa án Nhân dân tối cao, Đại tá Huỳnh Ngọc Phương – Phó cục trưởng V28 Bộ công an, Ô.Lê Văn Hùng – Cục trưởng cục VHTTDL phía nam, Ô. Huỳnh Ngọc Thành – Phó Giám đốc sở nội vụ – Trưởng Ban tôn giáo Tp.HCM, Ô.Nguyễn Ngọc Phong – Phó Chủ tịch UBNDMTTQ VN TP.HCM, Ô. Lê Hoàng Vân – Phó Ban tôn giáo kiêm trưởng phòng Phật giáo BTG TP.HCM, cùng đại diện lãnh đạo các cấp chính quyền Thành phố, Quận, Phường sở tại đồng tham dự.

Ở buổi đầu phôi thai của Phật giáo miền Nam, nhất là tại Gia Định, Sài Gòn nhờ hình ảnh các thiền sư Nguyên Thiều – Siêu Bạch, Minh Vật – Nhất Tri, Minh Lượng – Thành Đẳng…đi sát dân sinh, dân trí, cũng như trực tiếp giáo hóa cho người dân vừa định cư có đời sống tâm linh an lạc. 
Cũng theo tinh thần đó, vào năm 1744 có vợ chồng cư sĩ tên Lý Thoại Long xây cất một cái am. Vị cư sĩ có tên riêng là Cẩm, chuyên nghề đan đệm bán nên người địa phương gọi là ông Cẩm Đệm. Năm 1772 Tổ Viên Quang tới trụ trì, từ đó mới đổi tên chùa là Giác Lâm. Ngôi chùa cổ Tổ Đình Giác Lâm đã từng tồn tại gần 300 năm qua.

Chùa đã được trùng tu 3 lần. Hòa thượng Viên Quang cho xây lại chùa lần thứ nhất vào khoảng năm 1799–1804. Đến năm 1906–1909 hòa thượng Trần Như Phòng, pháp hiệu Hoằng Nghĩa và đệ tử là Phạm Văn Tiên, pháp danh Thạnh Đạo, tự Hồng Hưng đã tôn tạo lại ngôi chùa một lần nữa. Các sự kiện này được ghi lại trong đôi liễn mừng lạc thành, nay còn treo trong chánh điện. Đầu năm 1999 chùa hoàn thành đợt trùng tu lần thứ ba. Phong cách nghệ thuật trên các tháp chùa Giác Lâm mang yếu tố dung hợp các luồng văn hóa, thể hiện giao lưu văn hóa mạnh mẽ giữa các cộng cư ở Nam Bộ như Khmer, Việt, Chăm… và phần nào đó là yếu tố phương Tây. Hiện nay, chùa được xem là ngôi chùa cổ ở Thành phố Hồ Chí Minh, được bộ Văn Hóa công nhận là một di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1988.

Để thể hiện tinh thần nối nghiệp và lòng biết ơn vô vàng chư liệt Tổ sư khai sáng, các bậc Tiền bố hữu công đã dày công khai dựng và tu bổ ngôi Già lam Giác Lâm gần 3 thập kỷ qua. Giác Lâm một Tổ đình trang nghiêm và rộng lớn đại diện cho Phật giáo miền Nam từ những năm thở đâu hội nhập vào nước ta, Nơi đây đã đào tạo cho biết bao thế hệ Tăng, Ni, Phật tử thành danh đã và đang phục vụ cho Giáo hội và trong công cuộc cách mạng giải phóng, xây dựng Đất Nước. Chư Tăng, Ni, Phật tử thuộc Tông phong Tổ Đình Giác Lâm đã tổ chức Hội thảo kỷ niệm 270 năm thành lập Tổ Đình Giác Lâm. Chương trình Hội thảo đã nhận được gần 30 bài Tham luận của Chư tôn đức giáo phẩm HĐTS GHPGVN, Viện nghiên cứu Phật học VN, các Giáo sư, Phó GS, Tiến sĩ, Thạc sĩ thuộc các viện nghiên cứu, trường Đại học trong nước đã gởi về.

Tại buổi lễ, Chư tôn đức giáo phẩm HĐCM, HĐTS và quý quan khách tham dự, cùng môn đố pháp quyến thuộc Tôn phong tổ đình đã niêm hương và cử hành nghi thức tưởng niệm  lần thứ 16 của cố Hòa thượng thượng Huệ hạ Sanh – nguyên Phó BTS PG TP.HCM – Viện chủ Tổ Đình Giác Lâm và chư Tổ sư đã có công khai sáng Tổ đình.

Trước khi kết thúc Hội thảo, Trưởng lão HT.Thích Đức Nghiệp – Phó Pháp HĐCM GHPGVN đã có đôi lời đạo từ gởi đến toàn thể Tăng, Ni, Phật tử thuộc tông phong TĐ. Giác Lâm. Hòa thượng mong muốn Tổ đình Giác Lâm không chỉ là một nơi Cổ tự uy nguy và lọng lẫy, đây còn phải là một nơi Giác Dục và Tu học lớn để đào tạo Tăng, Ni, Phật tử giúp đỡ Giáo hội trong lý tưởng Hoằng pháp, lợi sanh. Và hơn nữa sẽ trở thành một trung tâm Từ thiện xã hội lớn để giúp đỡ trong công cuộc xây dựng, phát triển và quản lý của Nhà nước….

Buổi lễ đã nhận được nhiều lẳng hoa và quà chúc mừng của chư tôn đức giáo phẩm HĐCM, HĐTS, BTS các tỉnh, thành phố, BTS các Quận, Huyện và Quý quan khách lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương.

Phattuvietnam.net xin giới thiệu hình ảnh buổi lễ: