Trang chủ Quốc tế Trung Quốc: Đến Hồ Bắc viếng chùa Tứ Tổ và Ngũ Tổ

Trung Quốc: Đến Hồ Bắc viếng chùa Tứ Tổ và Ngũ Tổ

877

Năm 2008, tôi có dịp về Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc thăm huynh đệ khóa V đang du học tại TP này. Thầy Huệ Ấn ra nhà ga xe lửa đón chúng tôi, sau đó cho xe chạy một vòng tham quan những điểm trung tâm, giới thiệu cho tôi biết sơ nét về diện mạo của Thành phố Vũ Hán.
Mười năm trước, Vũ Hán chưa có tàu điện ngầm, đi trên đường thấy các công trình đang thi công bề bộn, hỏi ra thì ra họ đang trong quá trình kiến thiết xây dựng.

Bến xe lửa Vũ Hán
Đường phố Vũ Hán vào hạ
Cầu trên sông Trường Giang

Xe bus tại Vũ Hán
Cổng chào vào TP Vũ Hán

Đến Vũ Hán, đến thăm quý thầy cô cùng khóa, tôi được thầy An Ngôn và quý sư cô tiếp đãi bằng một bữa bún riêu hương vị quê nhà nơi đất khách, thật ngon và ấm áp vô cùng.

Hoàng hạt lâu

Ngày thứ hai, tôi được, sư Giác Nhường dẫn đến thăm nơi học tập của Sư cô Thánh Tâm, thăm Trường Đại học Vũ Hán, Đại Học Sư Phạm Hoa Trung. Buổi chiều, được cùng Sư Minh Liên chạy xe đạp xung quanh các con đường xung quanh trường, ngắm các hồ nước mát mẻ với hai hàng cây xanh rì trông thật bình yên.

Cổng vào trường Đại học Sư phạm Hoa Trung

Ngày thứ ba, chúng tôi dành thời gian tháp tùng với các thầy cô về nơi chốn Tổ ở huyện Hoàng Mai, đỉnh lễ tháp Tổ Đạo Tín và Tổ Hoằng Nhẫn.

1. Chùa Tứ Tổ (tên gọi xưa là chùa Chánh Giác) tọa lạc tại núi Song Phong, phía tây bắc huyện Huỳnh Mai, tỉnh Hồ Bắc.

Cổng vào chùa Tứ Tổ

Chùa do tổ Đạo Tín (tổ thứ tư Thiền tông Trung Quốc) dây dựng và vào năm thứ 7 Đường Võ Đức (CN 624), cách nay đã có lịch sử hơn 1370 năm, với hơn 100 vị cao tăng danh tiếng đã từng xuất thân ở đây.

Đạo tràng chùa Tứ Tổ

Chùa được các triều đại như đời Tống Chân Tông Triệu Hằng (998-1022) vinh danh là “Thiên hạ Tổ Đình”; Tống Thần Tông Triệu Tu (1048-1085) gọi nơi đây là “Thiên Hạ Danh Sơn”.
Năm Chánh Đức đời Minh, chùa xảy ra hỏa hoạn đã bị thiêu hủy, về sau được Kinh Vương xây dựng lại, khoảng năm Vạn Lịch (1573-1620)…
Đời Thanh Hàm Phong năm thứ 4 (1854), chùa lại bị hủy bởi binh lửa, năm Quang Tự đã tiếp tục tu sửa trở lại.
Năm 1995, Pháp sư Bổn Hoán đầu tư rất nhiều thời gian, vật chất và tịnh tài để xây dựng điện đường hơn 200 gian.
Năm 2003, Đại lão Hòa Thượng Tịnh Huệ kế thừa Tổ nghiệp, tái tạo lại thiền phong, hoằng dương chánh pháp.

Chánh điện Tứ Tổ

Được biết, tổ Đạo Tín họ Tư Mã, người Quảng Tế, Kỳ Châu, là Tổ thứ tư của Thiền tông, là đệ tử tâm truyền của Tam tổ Tăng Xán. Ngài có hai vị đệ tử nối pháp là Đại sư Hoằng Nhẫn, kế thừa tổ vị Ngũ Tổ và Thiền sư Pháp Dung, người sáng lập Ngưu Đầu Tông nổi tiếng trong lịch sử Thiền Tông Trung Quốc.

Chụp ảnh lưu niệm tại Tháp tổ

2. Chùa ngũ Tổ có tên gọi khác là chùa Đông Sơn, tọa lạc lại Huyện Hoàng Mai, tỉnh Hồ Bắc.

Chùa ngũ tổ là đạo tràng tu tập và hoằng pháp của ngài Hoằng Nhẫn, được xây dựng vào năm 654 (Vĩnh Huy) nhà Đường, có môn hạ thường trú tu tập lên đến cả ngàn vị.

Cổng vào chùa Ngũ Tổ
Hồ sen, khung cảnh bên trong chùa Ngũ Tổ

Chùa được phong hiệu và đổi tên nhiều lần: (2) Đại Trung Đông Sơn Tự (năm 848, Đại Trung) cũng gọi là Ngũ Tổ Tự (2) Chơn Tuệ Thiền Tự (nhà Bắc Tống, vua Chơn Tông (997-1022)); (3) Đông Sơn Ngũ Tổ Tự (nhà Nguyên, vua Văn Tông (1328-1329) ). Chùa được vinh danh là “Thiên Hạ Tùng Lâm”.

Chụp ảnh lưu niệm tại tháp Ngũ Tổ
Nơi Tổ Huệ Năng chấp tác, giã gạo của Tổ Huệ Năng

Theo lịch sử Phật giáo Trung Quốc, chùa Ngũ Tổ là nơi diễn ra pháp thoại kiến giải Phật pháp giữa ngài Thần Tú và Huệ Năng. Cuối cùng, người được Tổ Hoằng Nhẫn truyền trao y bát tiếp nối tông phong là ngài Huệ Năng.

Đến đây, chúng ta có thể xem lại các hình ảnh, pháp khí, nơi sinh hoạt tu học của ngài Huệ Năng, mà trước kia chỉ được nghe diễn giải trong kinh sách và lịch sử Thiền Tông.

Tháp Ngũ Tổ
Vườn thiền

Được biết sau này, các ngài Thần Tú, Huyền Ước, Huệ An … đệ tử của Tổ Hoằng Nhẫn cũng đến trụ tại chùa Ngũ tổ để hoằng hóa và hướng dẫn đồ chúng.

Kết thúc chuyến đi 3 ngày thăm huynh đệ, cũng như có duyên đến kính lễ chốn tùng lâm của các bậc cao Tăng Thiền Tông Phật giáo Trung Quốc, đã để lại trong tôi những ấn tượng tốt đẹp,về thánh địa Phật giáo một thời.

Đối với tôi đây là chuyến đi nhiều ý nghĩa và khó quên.

M.T