Trang chủ Quốc tế Trung Quốc: 74 năm Đại sư Thái Hư viên tịch

Trung Quốc: 74 năm Đại sư Thái Hư viên tịch

845

Ngài Thái Hư sinh tại Hải Ninh, Chiết Giang, tục danh là Lữ Cam Lâm, pháp danh là Duy Tâm, pháp tự Thái Hư.

Cha mất sớm khi ngài vừa mới 2 tuổi. Ngài được bà ngoại nuôi dưỡng từ bé, thường được bà dắt đến chùa Cửu Hoa, chùa Kim Sơn, lễ Phật. Từ đó, ngài không những cảm mến Phật giáo mà con cảm thấy yêu thích việc tụng niệm hằng ngày, cũng như đời sống thiền môn.

Năm 14 tuổi, nhân duyên đã đến, ngài được Bổn sư đồng ý tổ chức lễ thế phát xuất gia tại chùa Thiên Đồng. Sau đó, ngài theo học pháp với các vị thầy đức độ như Hòa thượng Kí Thiền, Hòa thượng Thủy Nguyệt, Hòa thượng Đạo Giai, Hòa thượng Kỳ Thiền…

Năm 22 tuổi, ngài giảng dạy, viết sách, sau đó ròng rã nhiều năm dốc sức cho việc giáo dục, xuất bản sách và cải cách thanh quy.

Ngài tiên phong trong việc đưa hệ thống giáo dục hiện đại (Giáo dục Học viện) vào việc đào tạo Tăng tài Phật giáo Trung Quốc.

Ngài đã khởi xướng thành lập Viện Giáo lý Hán Tạng, Phật Học Viện Vũ Xương, Phật học viện Tê Hà Sơn…. và là tác giả của ấn phẩm Hải Triều Âm, Phật Hóa Tân Thanh Niên. Trong đó, tạp chí Hải Triều Âm vẫn được phát hành cho đến ngày nay và được xem là ấn phẩm Phật giáo có tuổi thọ dài nhất trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc.

Tư tưởng độc đáo của ngài Thái Hư là việc thiết lập tịnh độ nhân gian. Ngài cho rằng, tịnh độ không đâu xa, tịnh độ chính là cuộc sống xã hội tươi đẹp, một thế giới tốt đẹp trong hiện tại. Độ có nghĩa là quốc độ chỉ cho thế giới này. Ngài nhấn mạnh, nếu tất cả con người, mọi thứ đều trang nghiêm thanh tịnh, tốt đẹp thì cuộc sống này là tịnh độ, chúng ta không cần phải tìm ở cảnh giới nào khác.

Trong tác phẩm “Phật giáo nhân sinh”, ngài còn đưa ra quan điểm, người học phật không nhất định phải ở chùa, xuất gia làm thầy thiên hạ. Nếu chúng ta có thể ở trong môi trường xã hội mà thường biết lấy Phật pháp làm quy phạm cho đời sống đạo đức của mình thì đó mới đúng nghĩa của việc học Phật.

Ngài cho rằng, xã hội loài người dù không có cảnh Tây phương cực lạc trang nghiêm như trong kinh diễn giải, mô tả, nhưng nếu mọi chúng ta hằng ngày luôn hành thiện, tu hành chân chính, thì nhân gian này sẽ trở thành tịnh độ. Ngài phản đối việc tu hành ẩn dật trốn đời, khuyến khích chư tăng nhập thế hoằng pháp và lấy mình làm gương.

Ngài giảng pháp trên đài phát thanh Thượng Hải, dấn thân đến giảng dạy ở trường cao đẳng, đại học giảng dạy Phật Pháp, và trở thành vị tăng đầu tiên đứng lớp tại các giảng đường đại học Trung Quốc, phá vỡ đi những định kiến cứng nhắc của rất nhiều người đối với Tăng sĩ Phật trong xã hội lúc bấy giờ.

Ngài viên tịch vào ngày 17 tháng 3 năm 1947, thọ 57 năm, hạ lạp 45 năm. Lễ tang được tổ chức ở núi Tuyết Đậu, Phụng Hóa, Chiết Giang, Trung Quốc. Được biết, sau khi trà tỳ ngài để lại hơn 300 viên xá lợi đủ màu sắc


TRẦN CỬU LONG