Trang chủ Thời đại Hoằng pháp Phương pháp diễn giảng

Phương pháp diễn giảng

587

Những kinh nghiệm giảng dạy Phật pháp dành cho tăng ni sinh ở các lớp giảng sư


Hôm nay tôi xin chia sẻ với các thầy cô một số phương pháp giảng dạy giáo lý mà tôi đã học hỏi đúc kết từ kinh nghiệm của các vị giảng sư đi trước tự bản thân rút ra qua bao nhiêu năm đứng trên bục giảng.

Điều đầu tiên tôi muốn nói với các thầy cô: Đối với người đời thì dạy học là một nghề nghiệp, một sự nghiệp, nhưng đối với tu sĩ chúng ta thì giảng dạy giáo lý là một bổn phận, một nhiệm vụ thiêng liêng. Đứng trên bục giảng, chúng ta phải luôn tâm niệm vị tha vì đạo, không cầu danh lợi cá nhânGiáo lý tối thượng là của Đấng Thế Tôn chứng ngộ, chư vị Tổ sư kết tậptruyền thừachúng ta chỉ là người giữ gìn, thắp nối ngọn đèn Chánh phápÝ thức được nhiệm vụ quan trọng và thiêng liêng của mình một cách thấu đáo thì chúng ta mới có thể hoàn thành tốt được phần nào bổn phận của một sứ giả Như Lai.

A. NHỮNG BƯỚC CHUẨN BỊ:

I. Am tường giáo lý:

1. Hiểu đúng:

Hiểu đúng giáo lý là điều tối thiết. Xưa có câu chuyện một vị tăng vì hiểu và trả lời sai về nhân quả mà phải đọa năm trăm kiếp làm chồn. Làm một giảng sư, nếu hiểu và giảng sai giáo lý thì đưa đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho bản thân và cho biết bao người. Do vậy, phải trang bị cho mình một sự vững vàng về giáo lý. Phải tìm hiểu thật cặn kẽrốt ráo, nếu có điểm gì còn nghi ngờ, chưa rõ. Tuyệt đối không được mập mờdễ dãi. Đối với kinh tạng phải hết sức cẩn thậnnghiên cứuđối chiếu kỹ lưỡng về mặt từ ngữ khi trích dẫn, sai một li đi một dặm. Ngày xưa Tổ Đạt Ma chủ trương bất lập văn tự một phần cũng là ngụ ý răn nhắc người sau phải hết sức cẩn trọng đối với sự truyền đạt giáo lý. Đối với chân nghĩa giáo lý phải coi trọng còn hơn sinh mạng của mình. Không qua loa dễ dãi, khế lý khế cơ tuỳ tiện.

2. Hiểu sâu, hiểu rộng:

Người giảng sư cần có kiến thức về giáo lý sâu sắc. Không chỉ trong phạm vi chương trình, đề tài của mình giảng dạy mà phải mở rộng và nâng cao, để trong quá trình giảng ta có sự so sánhđối chiếu, có như vậy thì bài giảng mới sâu sắc, sáng tỏKiến thức sâu rộng mới có thể trả lời được ngay cả những câu hỏi ngoài bài học nhưng có hỗ trợ, liên quan đến bài học khi người nghe tham hỏi, nếu không trả lời được, ấp úng lờ mờ hoặc trả lời sai thì sẽ mang lại sự hoài nghithất vọng, mất niềm tin ở người nghe. Muốn hiểu sâu hiểu rộng giáo lý phải đọc và tham khảo nhiều tài liệu sách vở đông tây kim cổ. Đọc nhiều các luận giảiquan điểm của các tông phái, trường phái để có sự so sánh đối chiếusáng tỏ vấn đề.

Một vấn đề rất quan trọng nhất để hiểu sâu giáo lý là phải “hành thâm” giáo lýNếu không tu tập để có sự chứng nghiệm từ bản thân thì không thể hiểu sâu sắc giáo lý được.

3. Tuyệt đối tuân thủnhất quán:

Đối với Chánh pháp không được tự ý thêm thắt lý giải theo cách hiểu, quan niệm của riêng mình. Giảng giáo lý không thể chấp nhận năm nay các thầy giảng như thế này, năm sau lại giảng như thế khác cho một vấn đề, đương nhiên là tuỳ theo trình độ cao thấp mà gia giảm mức độ nông sâu, nhưng cái căn bản là phải nhất quán. Đối với ngành giáo dục nước ta hiện nay, năm nay dạy thế này, năm tới có thể sẽ phải dạy thế khác, bởi giáo dục bây giờ luôn được cải cách để cập nhật với sự tiến bộ của khoa học, xã hội và tâm thế của con người hiện đại. Còn đối với giáo lý của Đức Thế Tôn mấy ngàn năm qua vẫn không thể đổi khác. Đó là chân lý tuyệt đối vĩnh hằng. Người tu có thể khế lý khế cơ áp dụng giáo lý phù hợp với căn cơ của mình, với hoàn cảnh hiện tại để tu, nhưng nền tảng căn bản của giáo lý không thể thay đổi hay hiểu khác đi được.

II. Trang bị kiến thức xã hội:

Người giảng sư cần trao dồi kiến thức xã hội, nếu quá lạc hậu so với thời cuộc thì không nắm bắt được tâm lý, mối quan tâm của người nghe, bài giảng sẽ kém sức hấp dẫn vì thiếu thực tế. Thậm chí phải biết sơ lược, cơ bản về các tôn giáo khác để có tầm nhìn bao quát. Cần có sự cảm thụ, hiểu biết về văn học nghệ thuật để dẫn chứng cho bài giảng tươi mát hơn. Những bài kệ, bài thơ có chủ đề Phật giáo nếu được trích dẫn phù hợp sẽ mang lại hiệu quả lý thú, dễ nhớ cho người nghe. Đức Phật ngày xưa đã áp dụng phương pháp này rất tuyệt vờihiệu quả. Hầu hết các bài kinh ngài thuyết đều có những câu kệ dễ nhớ mà sâu sắc, độc đáo, tầng tầng ý nghĩa.

III. Chuẩn bị bản thân:

1. Tu tập: Một giảng sư Phật học phải có thực tu. Giảng giáo lý mà không có kinh nghiệm tu tập sẽ chỉ là những lời nói suông, thiếu tính thực tiễnthuyết phục.

2. Trau dồi giới đức: Phải luôn giữ gìn giới đức oai nghi nghiêm nhặt, vì khi đứng trên bục giảng mà bản thân không làm cho người nghe tin tưởng, thân giáo không có thì khẩu giáo cũng không hiệu quả.

3. Sức khoẻ: Rất cần thiết cho việc giảng dạy, không thể giảng tốt nếu bệnh cảm, uể oải, giọng khan…

IV. Chuẩn bị đề tài:

1. Nếu giảng ở các trường phật học thì chương trình dạy đã có sẵn, ta cứ tập trung nghiên cứu, đầu tư cho bài giảng của mình thật kỹ.

2. Nếu giảng ở các đạo tràng phật tử, các buổi bát quan trai, các khoá tu v.v… thì cần sắp xếp các đề tài, chủ đề một cách có trình tự từ cơ bản đến nâng cao, để người nghe nơi ấy tuy nghe ta giảng nhiều lần vẫn không bị lập lại, nhàm chán. Không tuỳ tiện hứng đâu giảng đó; thiếu sự xuyên suốt, khoa học thì giảng một thời gian lâu là bí đề tài, không biết giảng cái gì nữa.

3. Nếu là buổi thuyết pháp đột xuất ở một địa phương nào đó thì phải nghiên cứu tìm hiểu phong tục tập quán thói quen sinh hoạttrình độ, mối quan tâm của thính giả nơi đó mà chọn đề tài phù hợp.

V. Chuẩn bị giáo án:

– Soạn giáo án chi tiết cẩn thận, khoa học với ý thức rằng không chỉ dạy một lần, mà giáo án ấy có thể còn theo ta dạy dài lâu. Lưu giữ giáo án đầy đủ để sau này rút kinh nghiệmsửa chữa, bổ sung. Giáo án cần bố cục hợp lý, trình bày rõ ràng khoa học, để khi giảng ta dễ theo dõi, và người nghe cũng có thể ghi chép dễ dàng.

B. NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý TRONG KHI GIẢNG:

I. Nội dung bài giảng:

1. Bám sát và nêu bật được chủ đề. Phân bố thời gian hợp lý cho các vấn đề chính, phụ, đừng để vấn đề chính thì chỉ nói qua loa, vấn đề phụ thì lại đào sâu, khai thác quá mức.

2. Khi dẫn chứng cần nêu những trường hợp khái quát, phổ biến, cập nhật. Dẫn chứng cần sâu sát, có tính thiết thựcƯu tiên dẫn chứng những trường hợp lịch sử có thật. Dẫn chứng văn học nghệ thuật nên chọn những tác phẩm có ý nghĩa liên quan, bổ ích cho bài giảng, đừng lan man.

II. Hình thức thể hiện:

1. Giọng nói: Rõ ràng, không pha giọng, người vùng nào nói giọng vùng đó, không bắt chước, pha giọng sẽ trở thành ngọng nghịu, gượng ép. Tuy nhiên nếu giảng viên là người có giọng địa phương đặc biệt thì nên cố gắng phát âm rõ rànghạn chế dùng từ địa phương ít thông dụng. Âm điệu nhẹ nhàng, điềm đạm, không lên gân, không nói nhanh, nói hấp tấp.

2. Cử chỉ: Đúng mực, giữ oai nghi ung dung của một người tu. Ánh mắt thân thiện, hoà ái, nụ cười nhẹ nhàng, không cười to hết cỡ. Không huơ tay múa chân, đứng lên ngồi xuống, đi tới đi lui rối rít.

3. Thái độ: Khiêm cung, hoà nhã, nhân hậu. Luôn khởi tâm từ bi, quí mến mọi người để có sự thông cảm, đồng cảm, giao lưu giữa người nói và người nghe. Không nổi giận, áp đặt, chỉ trích người khác khi dẫn chứng, tránh các vấn đề nhạy cảm như chính trị, tôn giáo…

III. Phương pháp truyền đạt:

1. Theo trình tự:

a. Nhập đề giới thiệu: Phần mở đầu giới thiệu một buổi giảng rất quan trọng, ông bà ta nói: “đầu xuôi đuôi lọt” ngay từ lúc đầu ta phải gây được sự chú ý, hấp dẫn người nghe bằng cách giới thiệu rõ ràngthông minh, làm cho thính giả cảm thấy bài giảng mà họ sắp nghe rất lý thú và bổ ích.

b. Triển khai nội dung: Sắp xếp khoa học từng đề mục, theo thứ tự từ thấp đến cao. Tóm ý, giải quyết gọn từng đề mục, không giảng đảo lộn, chồng chéo các vấn đề gây khó hiểu. Mỗi ý đều có dẫn chứng, lý giải rõ ràng cụ thể, không bày ra vấn đề rồi bỏ lửng, nói không đến nơi đến chốn, mập mờmơ hồ.

c. Kết luận vấn đềTóm tắt các ý chính, nói lên ý nghĩa, tầm quan trọng, vị trí của vấn đề trong đời sống tu tập cho mọi người. Rút ra bài học cụ thểphương cách áp dụng.

2. Đặt câu hỏi: Tạo điều kiện để người nghe tham gia bày tỏ quan điểm, sự hiểu biết về vấn đề ta giảng; dựa vào đó ta biết mối quan tâm, mức độ tiếp thu của ngươi nghe mà điều chỉnh kịp thời. Không nên đặt câu hỏi quá khó, phải có gợi ý, giải thích.

IV. Những điều cần lưu ý:

1. Tạo không khí vui vẻ: Phải làm cho buổi giảng sinh động bằng cách tạo không khí vui vẻ. Đừng quá căng thẳng, ngột ngạt. Tuỳ theo đối tượng nghe giảng mà tạo sự giao lưu, thân mật. Khi pha trò phải biết chừng mực, bổ ích; không nói đùa quá trớn làm ngượng ngùng thính giả, mất oai nghi giảng sư.

2. Bình tĩnh: Nếu có sự cố xảy ra trong buổi giảng hoặc lớp quá ồn ào, thiếu tập trung v.v…, người giảng sư luôn phải có thái độ cẩn trọngphán quyết thông minh, không được nổi giậnxúc động thái quá.

3. Trang phục: Ăn mặc lịch sự, giản dị. Dụng cụ cá nhân đơn giản gọn gàng (lên lớp chỉ nên đem theo viết và giáo án, đừng nên túi xách rườm rà). Là người tu phải luôn giản dị, không nên chăm chút quá đáng ngoại hình, nhưng đứng trước đông người cũng không nên cẩu thả tuềnh toàng để thể nhập nếp sống văn minhtôn trọng mọi người.

4. Thời gian: Luôn đúng giờ, không đến lớp trễ, canh thời gian để phân bố bài giảng hợp lýcố gắng đừng dạy lố giờ, vì tâm lý người nghe lúc ấy không tập trung được.

Trên đây là một số kinh nghiệm giảng dạy Phật pháp mà tôi muốn chia xẻ với các thầy cô. Đương nhiên là còn rất sơ lược và chủ quan. Tuỳ theo tình hình cụ thể từng nơi, tuỳ theo tâm lý trình độ của người nghe mà quyền biến cho phù hợp. Mong rằng các thầy cô sẽ nghiên cứu và rút ra được những phương pháp tốt nhất để áp dụng hiệu quả cho công việc hoằng hoá lợi sanh của mình.

TT.Thích Chơn Thanh


Thu Nguyệt (lược ghi), BÓNG ÁO NÂU