Trang chủ PGVN Nhân vật Vĩnh biệt tiến sĩ Phan Lạc Tuyên

Vĩnh biệt tiến sĩ Phan Lạc Tuyên

56

Với hơn 80 năm gắn bó cuộc đời, đi qua không biết bao nhiêu thăng trầm dâu bể của cuộc sống, trong đó có những khúc quanh nghiệt ngã giữa tồn tại trong tủi nhục và diệt vong trong chói lọi, nhưng Cụ vẫn lựa chọn, vẫn tồn tại một cách bi tráng hào hùng trong tư thế một người con đất Việt kiên trung.

Cụ là một trong những người tham gia giảng dạy tại HVPGVN tại TP.HCM từ những ngày đầu thành lập, và cũng từ đây Cụ đi sâu vào nguyên cứu Phật giáo, rồi phát tâm Quy y Tam bảo với Hòa thượng Chơn Thiện, lúc này đang là Phó viện trưởng hvpgvn, với pháp danh là Nguyên Tuệ. Cụ vẫn thường nói vui là ở đây Cụ có cả cho đi và nhận về. Cho đi là tri thức khoa học Cụ có, nhận về là niềm tin nơi Phật pháp. Hơn 20 năm gắn bó với học viện trải qua 5 khóa học, Cụ đã góp phần rất lớn trong việc đào tạo trí thức Phật giáo.

Nhưng mối nhân duyên giữa Cụ với Phật giáo không phải bắt đầu lúc này, mà mãi tận lúc Cụ còn bé mỗi dịp Rằm Mùng một theo mẹ đi lễ chùa, đặc biệt là vào năm 1960 khi Cụ cùng một số Sỹ quan Ngụy khác tiến hành đảo chánh chóng chế độ độc tài, gia đình trị và đàn áp Phật giáo Ngô Đình Diệm.

Nhớ về Cụ Phan Lạc Tuyên là nhớ về một con người luôn cháy bỏng khác vọng vươn đến tận cùng giá trị của cuộc sống, trong đó quốc gia, dân tộc luôn là sự vĩnh cữu, là tiền đề có giá trị thiêng liêng.

Là một quân nhân! Vâng Cụ là một quân nhân đúng nghĩa với gần trọn vẹn tuổi thanh xuân sôi nổi của mình trên những mặt trận khốc liệt, đặc biệt lịch sử sẽ mãi ghi về sự kiện đảo chánh ngày 11/11/1960 mở màng cho sự sụp đổ không tránh khỏi của Ngụy quyền miền Nam.

Là một nhà thơ! Những người yêu thơ, yêu những gì gần gũi, mộc mạc, đơn sơ, quê mùa sẽ không bao giờ quên bài thơ Tình quê hương của Cụ.

Là một nhà giáo! Một ông giáo già đơn sơ phảng phất gió bụi Trường sơn. Sau khi hòa bình, thống nhất đất nước Cụ từ bỏ con đường binh nghiệp đi làm thầy giáo. Không những ở trong nước, cụ còn được rất nhiều trường đại học ở nước ngoài thỉnh giảng.

Là một nhà Sư. Cụ tự thừa nhận mình là một nhà Sư. Cuối năm 2008 Cụ vào chùa Diệu Pháp phát nguyện đi tu. Cụ đề nghị thầy Trụ trì ở đây đặt cho Cụ một Pháp tự để khẳng định quyết tâm tu tập của mình, vì Cụ đã có Pháp danh rồi. Và tên đây đủ của Cụ là Phan Lạc Tuyên pháp danh Nguyên Tuệ, Pháp tự Quảng Đạo Nhẫn. Và thế là Cụ tu cho đến tận những ngày cuối đời tại chùa Diệu Pháp.

Cuộc đời từ đây vắng bóng Cụ, nhưng lịch sử sẽ không quên Cụ, một người con sống trọn vẹn thủy chung với đất nước dân tộc.

Tang lễ của Cụ được tổ chức tại chùa Diệu Pháp 188 Nơ Trang Long, P.13, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Lễ nhập quang: 8h30 ngày 16/10 Tân Mão (11/11/2011)
Lễ truy điệu: 9h ngày 18/10 Tân Mão (13/11/2011)
Lễ động quan: 9h30 ngày 18/10 Tân Mão (13/11/2011)