Trang chủ Tu học Pháp thoại Vĩnh Long: TT. Thích Chân Quang giảng tại chùa Phật Ngọc Xá...

Vĩnh Long: TT. Thích Chân Quang giảng tại chùa Phật Ngọc Xá Lợi

1526

Như đã thành thông lệ, cứ đến khóa thiền hàng tháng tại chùa Phật Ngọc Xá Lợi, TT Thích Chân Quang – Viện chủ Thiền Tôn Phật Quang lại thuyết giảng.

Theo đó, việc TT Thích Phước Hạnh – Phó ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Vĩnh Long đã mạnh dạn phát huy thiền cho Phật giáo miền Tây đã khiến TT Thích Chân Quang vô cùng kính nể.

Vì vậy, Thượng tọa sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ, xây dựng. Thượng tọa tâm niệm, chỉ cần mọi người tu cho chắc, cho vững, rồi từ từ phát huy. Cho nên, tại đây, Khóa tu được Người tập trung, ưu tiên giảng dạy từ những điều căn bản, cốt lõi trước.

Có thể nói “thiền” là nhân tố quan trọng, vô hình gắn kết mọi người lại với nhau trong cái tình huynh đệ đồng đạo – một loại tình cảm quý giá mà chúng ta khó tìm thấy trong thời đại ngày nay.

Chiều ngày 09/06/2018, cũng tại khóa thiền lần này, TT Thích Chân Quang đã có bài Pháp thoại, phân tích rõ ràng sự khác nhau giữa việc chứng thiền và chứng Thánh. Nhờ vậy, mọi người tránh được sự nhầm lẫn. Đồng thời, nhìn ra con đường tu tập đúng đắn cho bản thân.\

Tham dự buổi Pháp thoại có chư tôn đức Khóa an cư kiết hạ chùa Long Thành (ấp Hưng Quới, xã Thanh Đức, Long Hồ, Vĩnh Long) và gần 1.000 phật tử bao gồm các thiền sinh và các phật tử xa gần.

Mở đầu bài Pháp thoại, Thượng tọa khẳng định TT Thích Phước Hạnh là một người có tầm nhìn sâu rộng khi định hướng phát triển thiền, bởi đây là pháp môn mà Phật giáo trên khắp thế giới đang tu. Cả những người ngoại đạo, nhất là những người trí thức tìm đến Phật giáo cũng chỉ vì thiền định mà thôi.

TT Thích Phước Hạnh, dù không tu thiền nhưng chiêm nghiệm từ cuộc đời mình, Người thấy “Không thiền không có trí tuệ’. Vậy nên, Thượng tọa đã phát nguyện lấy lại “thiền” cho Phật giáo miền Tây tại cơ sở chùa Phật Ngọc Xá Lợi (Vĩnh Long). Đây là một cuộc cải cách lớn, nếu không phải người trí tuệ, dũng lực thì hẳn không dám làm.

Thật vậy, “thiền” là cái lõi của đạo Phật. Việc người đệ tử Phật không thành thạo, thuần thục về thiền thì thật là một thiệt thòi lớn cho đạo Phật. Mục tiêu tu tập của chúng ta là chứng Thánh. Chứng thiền chưa chắc đã chứng Thánh nhưng chỉ những người lão luyện về thiền mới có cơ hội chứng Thánh. Tại sao chứng thiền mà lại không chứng Thánh thì chỉ Phật mới biết và viết trong kinh Nykaya. Bài kinh này rất quan trọng, nó cho ta biết được con đường tu của mình. Vậy nhưng, suốt mấy ngàn năm qua, nó rất ít được nói tới, cũng ít được đem ra giảng giải.

Thượng tọa lí giải, người chứng thiền là người chứng được Bát chánh đạo. Và bắt đầu, phải từ Chánh tinh tấn trước. Đây là quá trình bắt đầu tu tập vất vả, khổ cực mà chưa có kết quả, nên ta phải dùng ý chỉ để tu, để chịu đựng và không bỏ cuộc. Thế nên, Phật mới dùng chữ tinh tấn. Thiếu ý chí, mọi người sẽ từ bỏ hết, không ai theo nổi thiền. Do đó, cần một vị thầy yêu thương, khuyên bảo, giúp mình giữ được ý chí, tình yêu với thiền và vượt qua được giai đoạn cực khổ này.

Đến giai đoạn Chánh niệm, người tu thiền bắt đầu chứng. Không cần ai thúc giục, họ bị sức hút của Chánh niệm, tự động dẫn tâm nhiếp vào. Lúc này, họ không chỉ thích mà là rất… rất… nghiện tu. Sự an lạc trong tâm cũng không thể tưởng tượng. Nhờ đó, họ phá được 5 triền cái, bước vào giai đoạn Chánh định.

Người khẳng định, ai đi được đến bước này là đã bắt đầu vào sơ thiền, rồi nhị thiền, tam thiền, tứ thiền. Qua tứ thiền mới chứng được tam minh, thành A La Hán. Đây là con đường, là công thức chuẩn mực không thể sai khác mà Phật đặt ra. Cái hay của ta khi đi theo Phật là có được một con đường tu tập tâm linh vô hình vô tướng nhưng lại rất rõ ràng chứ không hề mơ hồ.

Với một người đệ tử Phật, nắm rõ Bát chánh đạo là việc phải làm, bởi đó là cái căn bản của Phật học. Bát chánh đạo là con đường duy nhất, không nhớ nổi nó nghĩa là người đó chưa biết tu. Còn nếu bước qua Chánh niệm rồi thì người đó trở thành con người hoàn toàn khác. Nghĩa là, họ sống giữa trần gian nhưng đặc biệt, không giống ai vì nội tâm chiếm hết tâm hồn họ. Thậm chí, có thể họ đã chúng Thánh quả.

Tới giai đoạn Chánh định, chứng từ sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền thì họ là những siêu nhân. Dù chưa phải Thánh nhân nhưng họ ở trên mây, chứ không thuộc cõi này nữa. Ngay sau khi chết, họ lên cõi trời liền. Nhưng muốn qua Chánh định để đi vào sơ thiền thì phải phá được 5 triền cái đã. Đây là công thức Phật dạy, ta không thể nói khác, cũng không thể không hiểu.

Vì sao? Vì không thể, không hiểu chỉ là ở người không biết tu, không biết con đường phải đi. Cũng như giai đoạn Chánh tinh tấn, ta dụng công, điều thân, tác ý như thế nào cũng là công thức hết. Nếu không hiểu kĩ, thực hành kĩ thì tu mãi cũng không có kết quả. Cho nên, giai đoạn Chánh tinh tấn cần một vị thầy dạy kĩ lưỡng, đúng theo lời Phật dạy. Nhớ như vậy.

Nghĩa là, ta phải xác định rằng Chư Tổ có nói thế nào cũng không bằng Phật. Nhưng vì ngày xưa Phật nói vắn tắt nên ta bị tâm lí coi thường, thậm chí phỉ báng, nói tiểu thừa. Ta không biết rằng những điều vắn tắt, ngắn gọn đó lại đầy trí tuệ. Dù bây giờ, Chư Tổ có nói nhiều hay nói phóng to lên thì cũng chỉ là đệ tử Phật mà thôi, không bao giờ bằng Phật được. Vậy nên, ta phải xác định rõ điều này.

Với người tu thiền, biết rõ từng công dụng, từng đường đi nước bước trong Chánh tinh tấn là điều bắt buộc để tu tập cho đúng, tránh sự nhầm lẫn. Vậy nên mới nói, ta rất cần một vị minh sư để dẫn dắt ta đi qua giai đoạn này. Để đến lúc nào đó, ta chứng chánh niệm rồi, tâm mới tự động đi vào định.

Nói tự động nhiếp nhưng có khi phải mất 6 tháng, có khi phải đến 10 năm, ta mới qua được sơ thiền. Đó là bởi nó còn phụ thuộc vào việc ta có phá được 5 triền cái là: tham, sân, hôn trầm, nghi và trạo cử hay không. Ta phải thuộc làu, đúng thứ tự mấy điều này bởi đó là công thức Phật đã định ra. Đồng thời, phải thực hành cả cuộc đời tu hành của mình.

Ta nhớ lại rằng, muốn chứng Thiền thì phải phá được 5 triền cái, muốn chứng Thánh thì phải phá được 10 cái kiết sử. Người giải thích, 3 cái kiết sử phải phá khi chứng Tu Đà Hoàn là: thân kiến, nghi, giới cấm thủ. Bình thường, ta gọi chúng theo một tên gọi khác là bản năng. Và chúng chỉ là 3 trong số rất nhiều bản năng khác của con người.

Người nhấn mạnh, mỗi người có hàng trăm bản năng nhưng chỉ cần phá bản năng kiết sử là chứng được luôn A La Hán. Ta phải hiểu cho chắc để quan sát xem có đúng với bản thân mình không.

Ví dụ, người chứng Tu Đà Hoàn thì không còn vị kỉ. Mà không còn vị kỉ đến mức độ nào thì không có từ ngữ nào diễn tả nổi nhưng ta hiểu cuộc đời họ chỉ sống vì chúng sinh. Muốn hiểu hết sự vị tha đó, ta phải sống gần họ bởi nhiều khi, những việc họ làm rất nhỏ bé nhưng lại đem đến niềm vui, hạnh phúc cho mọi người. Vị tha tột độ cũng chính là tính chất đầu tiên của quả Thánh Tu Đà Hoàn dù chưa phá được chấp ngã.

Đến đây, ta hay bị nhầm giữa việc phá triền cái tham và phá cái kiết sử của bậc Thánh.

Đây là 2 cái khác nhau. Tức là việc con người không còn tham với việc con người không còn vị kỉ khác xa nhau. Giống một người đem toàn bộ tiền bạc của mình đổ xuống sông thì đó là phá được triền cái tham, còn người biết đem toàn bộ số tiền của mình đi bố thì thì đó là phá được kiết sử tham.

Hay như việc Bồ tát Thích Quảng Đức là một vị Thánh chỉ được biết đến khi Ngài chọn cách tự thiêu để cứu nguy cho Phật Pháp. Chính cái tâm vì Phật Pháp, vì chúng sinh mà Ngài chấp nhận đem năng lực thiền định của mình ra, phơi bày một cách nghiêm trang trong ngọn lửa, trở thành bó đuốc sống về lòng vị tha.

Ta nên hiểu, nếu thế gian mà thiếu một bậc Thánh thì Phật pháp sẽ suy tàn. Lúc đó, không còn ai nghĩ đến lợi ích của chúng sinh nữa. Dù có người chứng Thánh nhưng họ cũng chỉ bày tỏ sự tự tại của riêng mình thôi. Ngoài ra, không quan tâm đến một thứ nào khác. Mà để Phật pháp tồn tại thì cần những con người vị tha tột độ, sống một cuộc đời quên mình để lo cho Phật pháp, cho chúng sinh. Biết được điều này, ta mới thấy được trách nhiệm của mình, nhất là các chư Tăng Ni.

Dịp này, Thượng tọa nhắc nhở: người đã phủi tóc, mặc áo cà sa dù chưa chứng Thánh nhưng phải tu sao cho có cái chất của Thánh, tức sống một đời uy nghiêm, tinh tấn, vị tha, lúc nào cũng lo cho Phật pháp và chúng sinh. Như vậy, dù so sánh ở góc độ nào ta cũng thấy triền cái và kiết sử khác nhau. Hiểu chỗ này, mới thấy được sự vĩ đại của Đức Phật.

ay như nói về cái nghi, ai phá được triền cái nghi thì có sự tự tin trong tu tập, bởi họ thấy dù có rơi vào hoàn cảnh nào, bản thân mình cũng không mất sự chánh niệm tỉnh giác.

Thậm chí, họ tự tin đến mực dường như không sợ tội phước luôn. Cho nên, ta dễ bị dụ bởi những lời đanh thép của họ.

Ngược lại, bậc Tu Đà Hoàn phá được kiết sử nghi thì trí tuệ xuất hiện. Nhờ vậy, họ biết được cái gì đúng, cái gì sai ở giữa cuộc đời này, biết tôn kính Phật tuyệt đối. Còn chúng ta, hiện tại vẫn chưa đạt được tâm tôn kính Phật tuyệt đối nên đang phải cố gắng khởi tâm đó lên từng ngày để có phước mà tu.

Đối với bậc Tu Đà Hoàn thì họ biết cái đúng, cái sai trong từng chân tơ, kẽ tóc nên thật may mắn cho ai sinh ra được gặp gỡ, tiếp xúc với các Ngài. Mỗi hành động, lời nói nho nhỏ của các Ngài đều là một bài học không lời cho chúng sinh. Và phước phải lớn lắm ta mới có được cái may mắn đó.

Vậy là, cái triền nghi hay kiết sử nghi cũng cách nhau rất xa. Tuy chung ngôn từ nhưng ý nghĩa lại khác. Sự hữu hạn trong ngôn ngữ ngày xưa không thể che lấp được cái trí tuệ của Đức Phật, ngược lại, nó khiến trí tuệ, sự vĩ đại của Ngài được tỏ rõ hơn. Bằng chứng là nhiều điều Ngài nói được nhưng con người, Chư Thiên hay Phạm Thiên đều không nói được. Thế mới thấy chúng ta rất may mắn khi được làm đệ tử của Ngài nên cần cố gắng tinh tấn tu tập là như vậy.

Ngày nay, thiền trở thành thời thượng của thế giới. Khắp nơi, đâu đâu cũng có các câu lạc bộ, lớp dạy thiền. Rồi trong đạo Phật, chùa nào, phái nào cũng chạy theo thiền. Tuy nhiên, mục đích của mỗi nơi lại khác nhau nên trước khi chọn chỗ để theo, ta cần biết mục đích của việc dạy thiền nơi đó sẽ đưa ta về đâu.

Chẳng hạn, có những nơi dạy thiền nhằm hỗ trợ sức khỏe, thư giãn, giảm stress, có năng lực siêu nhiên, biết được quá khứ, vị lai,… Thì đó là những điều rất cạn cợt, không phải mục tiêu chứng Thánh quả của ta. Hay có những người thiền chỉ là để tiếp xúc được với vong linh; thấy được thế giới bên kia; cũng có người tu thiền để xuất hồn đi nơi này, nơi kia. Rồi có người tu thiền để tự tại, để thấy tất cả đều là không; v.v…

Tức là, việc tu thiền có rất nhiều mục đích nhưng ta không chấp nhận vì “thiền” của đạo Phật là để chứng được Thánh quả, vô ngã, giải thoát, mọi kết quả khác đều là phụ. Ta phải xác định như vậy để không bị lạc vào con đường tà. Ngoài ra, ta phải rõ một điều là chứng Thiền chưa chắc đã chứng Thánh. Chừng nào phá được kiết sử, ta mới chạm tay đến Thánh quả.

Thực sự, phải thấy sự mênh mông, vô tận của kiết sử, ta mới hiểu được sự vĩ đại của bậc chứng Thánh nó khủng khiếp thế nào. Còn bây giờ, nhiều khi ta dùng chữ Thánh dễ dãi quá nên nhiều khi chữ Thánh bị coi thường. Ở trình độ hiện tại, ta đâu hiểu chữ Thánh vĩ đại ra sao.

Người khẳng định, nhiều người được sinh lên cõi trời nhưng chưa phải Thánh. Vậy nhưng, nhiều Chư Tăng ở cõi người đã được Thánh quả rồi. Trường hợp Chư thiên lên cõi trời mà chứng Thánh thì được gọi là Bồ tát cao siêu, phá hết được kiết sử. Do đó, khi cầu nguyện Chư thiên, Bồ tát là ta đang cầu nguyện chính các vị đó. Chỉ cần thành tâm cầu nguyện, tích cực lễ Phật là ta được các Ngài gia hộ.

Như đã nói, những vị chứng Thánh là những vị có tâm vị tha tột độ, lúc nào cũng yêu thương, lo lắng, tìm cách giúp đỡ, hóa độ cho chúng sinh. Việc chúng ta dự khóa thiền cũng đã được các Ngài ghi lại. Từ đó, các Ngài âm thầm kì vọng, gia hộ để chúng sinh chứng được Thánh quả. Tình yêu của các bậc Thánh là bao la, chúng ta chỉ còn cách cố gắng tinh tấn tu tập để không phụ tấm lòng của các Ngài.

Cái khó cho kẻ phàm phu như chúng ta là không thể phân biệt được ai chứng Thánh, ai chứng Thiền, vậy nên mới xảy ra nhiều câu chuyện bị lừa bịp, dụ dỗ. Chính cái tự tin thái quá của những người chứng Thiền khiến ta thấy mọi điều họ nói đều có lí, để rồi gạt hết những chân lí mà bậc Thánh đưa ra. Đây là một việc hết sức nguy hiểm, nếu không tỉnh táo, chính bản thân ta sẽ gây họa cho mình và những người xung quanh. Thậm chí là đắc tội với Phật và những bậc Thánh khác.

Để mọi người nắm rõ con đường đi, một lần nữa Thượng tọa nhắc nhở: đâu là thiền, đâu là Thánh, ta phải nhìn cho rõ. Người chứng Thánh là người dành cả cuộc đời, tâm hồn mình cho Phật pháp, chúng sinh. Người bất cần, không quan tâm đến ai mà chỉ thấy cái tự tại của bản thân, coi chừng mới chỉ chứng thiền thôi. Ta phải nắm rõ điều này để không bị nhầm. Tức là để phân biệt người chứng thiền với người chứng Thánh, ta đừng nhìn vào phép thần thông, mà phải nhìn vào đạo đức sâu thẳm của họ.

Cái kiết sử thứ 3 trong 3 cái kiết sử đầu tiên ta cần phải phá để chứng Tu Đà Hoàn là giới cấm thủ. Giới cấm thủ là vấn đề rất sâu sắc, hiểu nó thì ta sẽ kính Phật vô cùng bởi chỉ có Ngài mới nói được đến vấn đề này. Ngoài ra, không một ai khác chạm được đến.

Như chúng ta biết, đạo Phật có rất nhiều tông phái. Mà không chỉ đạo Phật, các cá nhân, tổ chức trên khắp thế giới cũng đang tu thiền. Kết quả, có rất nhiều người chứng thiền. Vậy nhưng, số người chứng Thánh lại rất ít. Đơn giản vì muốn chứng Thánh, không chỉ nhiếp tâm được trong thiền định mà ta còn phải khởi lên được lòng tôn kính Phật tuyệt đối nữa.
Thế nhưng, việc tách rời hay phân biệt ai chứng thiền, ai chứng Thánh rất khó, chỉ có thời của Đức Phật mới phân định rõ ràng việc này. Và dù nói thiền khác Thánh nhưng muốn chứng Thánh, ta phải tu thiền. Đó là điều bắt buộc.

Tức là, chứng thiền chưa chắc đã chứng Thánh nhưng nó là con đường đầu tiên và duy nhất để ta có thể tiếp cận được với Thánh quả. Chỉ trừ trường hợp kiếp trước ta tu gần chứng rồi, kiếp này chỉ cần nhúc nhích là chứng luôn. Đó là do căn cơ thượng thừa từ đời trước. Vì vậy, phải tu thiền thật kĩ từng bước. Ngoài ra, không có con đường tắt nào khác.

Người chứng Thánh rất cao siêu và người chứng thiền cũng rất kì lạ. Nếu xúc phạm nhầm người chứng thiền, ta cũng bị tổn phước bởi họ phải dày công tu tập mới chứng được. Còn xúc phạm nhầm bậc Thánh coi như cuộc đời ta tan nát rồi. Vậy nên, bậc Thánh mới ít xuất hiện trên cuộc đời này.

Vì sao? Vì khi các Ngài xuất hiện, do không biết các Ngài là bậc Thánh để kính trọng nên chúng sinh dễ nảy sinh 3 thái độ là: tôn kính, bàng quang (nói cách khác là không nghĩ gì) và bất kính. Trong 3 thái độ đó, người biết kính trọng thì ít, người bàng quang và bất kính lại rất nhiều. Nghĩa là, trong số 3 phần đó, rất ít người khởi được tâm kính trọng để bay lên cõi trời. Đa số chúng sinh đều bị đọa địa ngục.

Chúng ta thắc mắc, sao những người bàng quang, không nghĩ gì cũng bị đọa địa ngục. Như ta thấy, họ không nghĩ gì, không khởi tâm kính trọng, thì về mặt đạo đức, không bị tổn hao nhiêu. Tuy nhiên, phước của họ lại hao tổn gần hết. Còn những người bất kính thì vừa hao tổn đạo đức, vừa hao tổn phước.

Các bậc Thánh hiểu rằng việc mình xuất hiện sẽ đẩy gần hết chúng sinh xuống địa ngục. Vậy nên, hiếm khi các Ngài chịu xuất hiện trực tiếp để giáo hóa. Thay vào đó, các Ngài âm thầm đứng phía sau gia hộ, để chúng sinh tự giáo hóa nhau, tránh không để chúng sinh bị đọa địa ngục.

Hôm nay, ta biết một điều bí mật rằng cũng tu thiền nhưng người thì chứng thiền, người lại chứng Thánh. Đó là lí do khiến tâm của thiền và Thánh thanh tịnh giống nhau.
Muốn chứng Thánh, ta phải có 4 yếu tố:

– Trước hết, ta phải chứng thiền. Tiếp đến là có công đức lễ kính Phật. Rồi quán kĩ cái lý vô thường, vô ngã. Cuối cùng là có lòng từ bi, tử tế, tích cực cứu giúp chúng sinh. Người nào có 4 yếu tố này sẽ từ thiền mà chứng Thánh luôn, chứ không dừng lại ở thiền.

Bằng những ngôn từ giản dị, ví dụ thực tế, cộng với cách dẫn dắt hài hước, dí dỏm, bài Pháp bỗng trở nên dung dị, nhẹ nhàng, dễ hiểu hơn. Nhờ đó, các phật tử thấy ngay được sự khác nhau giữa sự chứng Thánh và chứng Thiền. Đồng thời, hiểu tường tận từng b%C