Bình yên và dịu dàng

Hàng ngày, bất cứ lúc nào tôi cũng đều nghĩ về các con của tôi, lắng nghe mọi âm thanh từ các con tôi, từ giọng nói, hơi thở và kể cả sự im lặng. Và tôi tận hưởng không khí thanh bình vào mỗi tối, khi các con ở bên tôi và vui đùa tươi tắn trong căn phòng nhỏ có những giỏ hoa phong lữ thảo đu đưa trước gió, với những chú cá vàng đang quẫy đuôi dưới lớp bèo lấm tấm xanh. Rồi tôi lặng lẽ vuốt tóc chúng khi chúng ngủ và sau đó, tôi cũng có thể chìm vào một giấc ngủ hiền hoà.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nói về Phật giáo

Là nghệ sĩ và là một Phật tử, Trịnh Công Sơn có cách cảm nhận về Phật giáo của riêng mình. Theo cách cảm nhận đó, triết lý đạo Phật đã đi vào thế giới thanh âm và làm nên một trong những nét riêng của "dòng nhạc Trịnh". Nhớ về anh, xin trích lại những cảm tưởng đối với đạo Phật mà anh đã từng phát biểu.

Phát triển lòng từ

Vài người bạn của tôi nói rằng, tình thương và lòng Từ bi rất tốt đẹp và kỳ diệu, nhưng chúng không có chỗ đứng trong thế giới của chúng ta, nơi mà lòng sân hận và thù hằn là một phần của con người, và như vậy chúng ta luôn bị sân hận làm chủ. Điều này tôi không đồng ý…

Đi chùa lễ Phật

Người xưa nói "Làm việc có nghĩa do tâm tỉnh ngộ, làm việc vô nghĩa do tâm mê mờ". Chúng ta thao thức ước mơ có thì giờ rảnh đi chùa để được nghe những lời chỉ dạy đạo lý của Tăng, Ni. Quả là do tâm tỉnh ngộ làm động cơ thúc đẩy chúng ta. Nếu chúng ta mong có lúc rảnh để đến hý trường, lại tửu điếm, chính do tâm mê mờ làm động cơ thúc đẩy chúng ta. Chọn lấy một hành động có nghĩa để làm theo, đích thực là người trí. Chạy theo những hành động vô nghĩa hư hèn, quả là kẻ ngu.

Tôi vẫn thường gặp Phật

Tôi được nuôi dưỡng, dạy bảo trong một gia đình có truyền thống Phật giáo. Từ thuở ấu thơ, tôi vẫn thường cầu mong Đức Phật che chở cứu giúp. Tôi được nghe kể, được đọc thấy những trường hợp các đấng linh thiêng hoá hiện ra ở nhiều nơi, trên núi, trong hang động, giữa lưng chừng trời, trong giấc mơ…

Nói không được

Đọc Kim Dung, thấy có một nhân vật Hoà thượng tên là “Nói Không Được” rất thú vị. Thú vị không vì tính cách của ông mà vì cái tên của ông. Thật ra, trong nguyên bản gọi là Hoà thượng Bất Khả Thuyết. “Bất Khả Thuyết” hay “Nói Không Được” ta đã gặp nhiều khi học Phật, không chỉ là Bất khả thuyết mà còn Bất khả tư nghì, Bất khả đắc, Bất khả…

Tu Là Cầu Bình An Hay Sửa Ðổi Xấu Thành Tốt

Trong Phật Tử chúng ta ngày nay đa số không hiểu rõ chữ tu, nên ứng dụng sai lầm một cách đáng thương. Khi đến chùa qui y, họ thầm nghĩ từ đây về sau được Phật hộ độ cho mình khoẻ mạnh, gia đình mình an ổn, mọi mong cầu được như ý, khi chết được Phật rước về cõi Phật... Chớ họ không hiểu rằng, kể từ ngày qui y Tam Bảo là tự mình quyết tâm chừa bỏ những thói hư tật xấu, mình quyết thắng mọi tâm niệm, hành động đê hèn ác độc của mình tạo dựng đầy đủ phước lành để chết được sanh về cõi Phật.

Làm việc và nghỉ ngơi

Ngày nay, áp lực công việc luôn đè nặng lên con người hiện đại. Dù là việc làm trí óc, con người phải xử lý một lượng thông tin lớn hơn ngày xưa rất nhiều. Trái với sự tin tưởng của nhiều bộ óc lỗi lạc vào thời kỳ bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỷ XVIII, rằng khoa học kỹ thuật sẽ làm cho con người được nhàn rỗi hơn (vì đã có máy móc làm thay) và con người sẽ có nhiều thời giờ rảnh rỗi để thưởng thức văn hoá nghệ thuật, vui chơi…

Sống đạo đức là trách nhiệm của mỗi chúng ta

Đề tài bài viết của chúng tôi hôm nay: "Sống đạo đức là trách nhiệm của mỗi con người chúng ta ". Đây có thể là đề tài không gây ngạc nhiên cho người nghe, nhưng khiến cho ưu tư, khiến cho suy nghĩ; những ai chưa sống trong nếp sống đạo đức, coi trọng nếp sống đạo đức và đề cao nếp sống ấy

Phật tại lòng mình

“Hãy ví khổ như rác và hạnh phúc như những đoá hoa…Chuyển hoá khổ đau chính là biết cách biến rác trở lại thành hoa” (Thiền Sư Nhất Hạnh).

Bài xem nhiều