Tinh thần thiết thực hiện tại trong lời dạy của Đức Phật

Một tinh thần giáo dục đặc sắc khác mà Thế Tôn truyền dạy là tinh thần "thiết thực hiện tại" hay tinh thần thực tiễn, thực tại.

Thập thiện

Thưa quí phật tử!

Hôm nay, tôi xin trình bày với quí vị một phương pháp tu tập để tự chuyển hóa nhằm thăng hoa đời sống từ xấu ác trở thành hiền thiện. Tu tập đạt được mười điều thiện, thanh tịnh ba nghiệp của thân, miệngý là một bước tiến quan trọng trong lộ trình tu học hướng đến giải thoát của hàng phật tử.

Bờ này của Tâm (Qua tư tưởng kinh Bảo Tích)

Một triết gia phương Tây nói rằng: Trong tất cả mọi sự kỳ diệu, kỳ diệu nhất vẫn là con người. Ở con người có sự kết hợp hài hoà huyền diệu giữa thể xác và tinh thần, giữa thân thể sinh học diệu kỳ và bộ máy tâm thần mầu nhiệm.

Những vấn đề con người và tu dưỡng trong Phật giáo

Đạo Phật không thừa nhận quan điểm thần quyền của kinh Veda, không quy phục sự bất bình đẳng tôn giáo trong đạo Balamôn. Thời đó, đạo Phật xuất hiện như một hệ tư tưởng tiến bộ, vô thần, bảo vệ quyền bình đẳng của con người trong xã hội đẳng cấp tôn giáo.

Chúng sinh

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, rồi Tôn giả Ràdha đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn: “Chúng sanh, chúng sanh”, bạch Thế Tôn, cho đến như thế nào được gọi là chúng sanh?

Truyền Thống An Cư Mùa Mưa (Vassavàsa) của Phật Giáo Nam Tông

Ở Việt Nam có khoảng 500 chùa Nam tông Khmer với số lượng chư Tăng khoảng 15.000 vị. Riêng các chùa Nam tông người Kinh thì có khoảng 60 chùa, 300 vị Tăng và 200 vị Tu nữ. Chư Tăng chùa nào an cư tại chùa đó, chỉ có một số ít là có tổ chức an cư tập trung như chùa Phước Sơn (Đồng Nai), chùa Siêu Lý (Vĩnh Long), chùa Huyền Không (Huế).

Có và Không

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, dạy các Tỷ kheo. Này các Tỷ kheo, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta. Này các Tỷ kheo, người nói phpá không tranh luận với bất cứ một ai ở đời. Này các Tỷ kheo, cái gì người có trí ở đời chấp nhận là không, Ta cũng nói là không, cái gì người có trí ở đời chấp nhận là có. Ta cũng nói có.

Tâm Cấu Uế

Một thời, Thế Tôn ở Sàvatthi, tại Jetavana. Tại đây, Tôn giả Xá Lợi Phất dạy các Tỷ kheo : Này chư Hiền, ở đời có bốn hạng người. Thế nào là bốn? Ở đây, có hạng người có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri “Nội thân ta có cấu uế”. Có hạng người có cấu uế và như thật tuệ tri “Nội thân ta có cấu uế”. Ở đây, có hạng người không có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri “Nội thân ta không có cấu uế”. Lại nữa, có hạng người không có cấu uế và như thật tuệ tri “Nội thân ta không có cấu uế”.

Vàng thật chẳng sợ gì lửa

Thăng trầm vinh nhục xảy ra cho con người trong đời sống là chuyện thường. Những người càng nổi tiếng, danh giá bao nhiêu thì sự tôn vinh và lăng nhục luôn kề cận bấy nhiêu. Ngay cả Thé Tôn, Bậc Giác ngộ, Đấng Đạo sư được trời người xưng tán cũng không ngoại lệ.

Trói buộc và ngăn che

Một thời Thế Tôn trú giữa những người Sumbha, tại thị trấn Setaka dạy các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, có năm cấu uế này đối với vàng. Đó là sắt, đồng, thiếc, chì và bạc. Do những cấu uế này, vàng bị uế nhiễm, không có nhu nhuyến, không có kham nhậm, không có chói sáng, dễ bị bể vụn và không chân chánh chịu sử dụng.

Bài xem nhiều