Niệm Phật và niệm Bụt

Niệm Phật và niệm Bụt khác nhau thế nào? Ý nghĩa không có khác nhau, chỉ khác nhau về cách phát âm. Phật và Bụt đều là cách phát âm của người Việt từ chữ Buddha. Cách phát âm chữ Phật có trong ngôn ngữ Việt nam, ít nhất là trải dài hai ngàn năm và cách phát âm chữ Bụt có trong ngôn ngữ Việt nam, nhưng người Việt ít sử dụng.

Ý nghĩa quy y qua ba chặng đường tu tập

Có ba chặng đường đến giác ngộ: Nhân thiên (con đường nhỏ hay chặng một), Thanh văn, Duyên Giác (con đường trung hay chặng hai), Bồ tát (con đường lớn hay chặng ba). Vì ở mỗi chặng mục đích tu hành một khác, nên đức tin đối với Tam bảo cũng khác.

Về hạnh Bố Thí

Bố Thí là một đức hạnh cao quí thường được đề cập đến trong cuộc sống tu tập của người con Phật, tu sĩ lẫn cư sĩ, trong mọi tông phái Phật Giáo.

Phương pháp thực hành bố thí

Bố thí vốn là một hành động cao cả, không chỉ đơn thuần là sự giúp đỡ về vật chất, mà còn là sự giúp đỡ kể cả về tinh thần và trí tuệ đối với người khác. Có thể nói, đây được coi là một trong những hạnh tu quan trọng nhất của Phật giáo đại thừa.

Chuyện vị đại đệ tử nổi tiếng nhất của Đức Phật

Là đệ tử rất được Phật tổ yêu mến và là người đứng đầu Tăng già trong giáo hội, Đại Ca Diếp là người đã đứng ra tổ chức lần kết tập kinh điển Phật giáo đầu tiên và quan trọng nhất của Phật giáo. Chính vì thế, người ta vẫn nhắc tới Đại Ca Diếp như một người có công lao đặc biệt trong sự phát triển của Phật giáo sau khi Thích ca Mâu ni nhập diệt.

Vài suy nghĩ về ý nghĩa cầu siêu

Một khi chưa tin và hiểu giáo lý Phật giáo sẽ sản sinh ra nhiều tín ngưỡng sai lầm đối với thế giới vô hình. Từ nhận thức không rõ ràng đó nên không biết làm sao để thể hiện tình thương và lòng ân nghĩa đúng nghĩa đối với người đã qua đời

Nghiệp

Giáo lý nghiệp của Phật giáo có thể sử dụng để biện luận về sự sinh tử luân hồi, đa dạng của chúng sanh trong lục đạo. Các khái niệm về nghiệp bắt nguồn rất sớm, ngay trước khi bộ tộc Aryan xâm chiếm Ấn Ðộ. Nghiệp có thể chi phối con người và vũ trụ. Nghiệp có một sức mạnh luôn khiến con người tạo ra nghiệp mới để rồi nhiều nhiều quả báo khác nhau, trói buộc con người vào sinh tử luân hồi.

Thập nhị nhân duyên

Thập nhị nhân duyên còn gọi là pháp Duyên khởi hay pháp tùy thuộc phát sinh, có nghĩa là sự sinh khởi của một pháp tùy thuộc vào điều kiện hay yếu tố đi trước nó làm nhân cho yếu tố sau sinh khởi. Nhân là nhân tố cơ bản để hình thành một hiện hữu, duyên là những điều kiện ắt có và đủ tác động làm cho nhân sinh khởi, tạo thành một vòng tròn nhân duyên, gọi là Thập nhị nhân duyên (Pratìtyasamutpàda). Vậy, duyên khởi có thể hiểu là sự hiện khởi trong sự hỗ tương lệ thuộc, hay do các duyên phối hợp mà pháp sanh khởi.

Kỷ niệm ngày Đức Thích Ca Thành Đạo

Ngày mùng 8 tháng Chạp (âm lịch) năm nay, như thường lệ, tín đồ Phật tử muôn nơi lại thành kính tưởng niệm ngày Thành đạo của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật. Đây cũng là dịp để những người con Phật chúng ta suy tưởng sâu hơn về sự kiện vĩ đại này, từ đó tự tỉnh bản thân xem chúng ta đã, đang và sẽ nghĩ gì, nói gì, làm gì cho xứng đáng với sự kiện hi hữu, vô song đó.

Kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca xuất gia

Ngày 26/3/2007, nhằm ngày 8/2/ Đinh Hợi, Phật lịch 2551, nhân loại nói chung, đại gia đình Phật tử thế giới nói riêng lại thành tâm tưỏng nhớ, kỷ niệm 2522 (?) năm ngày Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia cầu Đạo để trở thành Đức Bản sư Từ phụ Thích Ca Mâu Ni Phật. Nhân ngày kỷ niệm trọng đại này, chúng ta cùng ôn lại một số sự kiện lịch sử - Tôn giáo có liên quan đến sự kiện hy hữu đó.

Bài xem nhiều