Chùm ảnh: 108 kỷ lục Phật giáo Việt Nam (Phần 2: ảnh 31 –...

Phật tử Việt Nam tiếp tục giới thiệu các hình ảnh về kỷ lục Phật giáo Việt Nam do nhà nhiếp ảnh Võ Văn Tường thực hiện. Ảnh sẽ được triển lãm tại Cung Văn hóa hữu nghị Hà Nội trong dịp Đại hội Phật giáo Việt Nam lần VI.

Chùm ảnh: 108 kỷ lục Phật giáo Việt Nam (Phần 1: 30 ảnh đầu...

Nhân dịp Đại hội Phật giáo Việt Nam lần thứ VI, nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường sẽ có cuộc triển lãm hình ảnh về 108 kỷ lục Phật giáo Việt Nam. Phật tử Việt Nam trân trọng giới thiệu đến độc giả 108 hình ảnh này.

Người làm “Biểu tượng của Từ bi và Trí tuệ”

Ngày 6/11/2007, Sở Văn hóa & Thông tin phối hợp với Thành hội Phật giáo TP.HCM tổ chức lễ trao giải cuộc thi Sáng tác mẫu tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức. Trong 15 mẫu tượng đài dự thi, Hội đồng tuyển chọn đã bình chọn 5 mẫu đoạt giải, trong đó có 4 giải khuyến khích và 1 giải chính thuộc về tác giả Võ Công Thắng (ảnh). Tại lễ trao giải, Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh với điêu khắc gia (ĐKG) Võ Công Thắng, hội viên Hội Mỹ thuật TP.HCM.

Phật giáo trong tranh tượng của Lê Thành Nhơn

Bốn mùa Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu liễm, Đông tàn là một chu kỳ sinh trưởng tận diệt của vạn vật đất trời. Bốn pháp Sinh, Lão, Bệnh, Tử của nhà Phật là chu kỳ sinh trưởng các trạng thái tâm sinh lý của con người và muôn vật. Cảm hứng sáng tạo của nhiều nghệ sĩ tài danh về Xuân, Hạ, Thu, Đông xưa nay đã quá nhiều. Nhưng cảm hứng sáng tạo nghệ thuật từ chu kỳ phát triển các trạng thái tâm sinh lý của con người theo triết lý nhà Phật thì xưa nay mấy người? Lê Thành Nhơn là một trong những người đó.

Phật giáo và nghệ thuật điện ảnh Việt Nam

Từ mốc ra đời là năm 1895 đến nay, điện ảnh trên thế giới đã hơn 100 năm tuổi, riêng điện ảnh Việt Nam còn non trẻ, nhưng cũng có những đóng góp ít nhiều cho nghệ thuật thứ bảy như là một tiếng nói có bản sắc riêng của dòng điện ảnh nghệ thuật một dân tộc trọng nhân ái, hòa hiếu, gắn bó với thiên nhiên- được hấp thu kế thừa nhiều di sản từ nghệ thuật truyền thống trong quá trình giao lưu, phat triển văn hóa hàng ngàn năm lịch sử.

NSƯT – TS Bạch Tuyết: Trường ca cải lương kinh Pháp cú

NSƯT - TS Bạch Tuyết vừa trở thành kỷ lục gia Việt Nam vào ngày 31-5-2007 với thành tựu là “người đầu tiên chuyển thể kinh Phật thành trường ca cải lương”.

Cuộc thi ảnh nghệ thuật Phật giáo lần thứ II : “ĐẠO...

Nhằm  Chào mừng đại hội  đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VI (2007-2012),một sự kiện lớn của  GHPGVN. Báo Giác Ngộ & Trung Tâm sách kỷ lục Việt Nam-Vietbooks phối hợp cuộc thi ảnh nghệ thuật Phật giáo lần  thứ 2,với  Chủ đề “ĐẠO PHẬT VÀ CUỘC SỐNG” .Với ý tưởng này Ban tổ chức cuộc thi sẽ thực hiện xếp ảnh hình hoa sen lớn nhất Việt Nam.

Công diễn vở cải lương “Thoát vòng tục lụy” vào ngày 9, 10/11 để...

Câu chuyện tình yêu của cô tiểu thư Thiên Kim (Tâm Tâm đóng), con quan tể tướng đương triều với Ngọc Lâm (Chiêu Linh đóng) ở chùa Sùng Ân đã làm cuộc sống tu hành của Ngọc Lâm đảo lộn. Về làm chú rể của quan tể tướng và đã dần cảm hóa được tiểu thư Thiên Kim quy Phật, Ngọc Lâm quay trở lại chùa. Cũng từ câu chuyện tình yêu này đã nảy sinh lòng ghen ghét, đố kỵ, hận thù dẫn Ngọc Lâm vào bi kịch của nghi án giết người.

Triết học và nghệ thuật Việt Nam Trong quá trình tiếp thu tư tưởng...

Nhân dân Việt Nam theo đạo Phật, đốt hương và thờ cúng Đức Phật mà thời ấy gọi là ông Bụt. Ông Bụt đầy tình yêu thương và sẵn sàng cứu giúp mọi người trong hoạn nạn, khổ đau. Noi gương ông Bụt, mọi người càng yêu thương gắn bó với nhau hơn nữa, càng quyết tâm giành lại Tổ quốc, càng sẵn sàng xả thân vì sự tồn tại của cả cộng đồng.

Tỉnh mộng: Phim truyện nhựa đầu tiên về nhà Phật

Phim truyện nhựa VN đầu tiên về đề tài Phật giáo mang tên Tỉnh mộng do Nhà xuất bản Tôn giáo sản xuất tháng 7-2006 đang thực hiện khâu lồng tiếng. Chúng tôi đã phỏng vấn Thượng toạ Thích Chân Tính (chùa Hoằng Pháp, TPHCM) - người viết kịch bản - và đạo diễn Xuân Phước.

Bài xem nhiều