Hết đường đi là đến điểm tới

Xe đang chạy trên xa lộ 22, về hướng Đông. Xe gồm năm người: băng trước là hai mẹ con bà chủ xe mà cậu con trai đang làm tài xế; băng sau là ba người khách quá giang là tôi và hai người bạn đạo. Trong số ba người quá giang này, tôi lại còn thuộc loại “quá giang bậc nhì”, nghĩa là các bạn đạo của tôi quen biết trực tiếp với chủ xe nên họ cho quá giang. Còn tôi, được bạn đạo của tôi nói với chủ xe cho tôi được .... quá giang bạn tôi!

Hồn quê trong cõi thơ Trần Nhân Tông

Hồn quê là gì? Thật khó ai có thể định nghĩa cho trọn vẹn. Người ta cứ nói mãi về quê hương với phong hoa tuyết nguyệt, xuân lan thu cúc thành hư sự. Rốt cuộc thì cũng chẳng khác nào đứng ngắm mãi những bức họa thủy mặc đời Tống của Trung Hoa.

Truyện Bóng Áo Nâu (Phần cuối- Cành lá bồ đề )

Buổi sáng, thầy đi thể dục vòng quanh sân chùa với thầy Minh Thanh. Bao nhiêu năm rồi vẫn vậy. Cứ  năm giờ sáng là thầy Minh Thanh từ trên lầu xuống, dừng chân trước cửa sổ phòng thầy. Nếu không nhìn thấy thầy ngồi ở bàn viết thì cất tiếng gọi: Thầy Thanh ơi! Hoặc có khi cũng không cần gọi, cứ đứng đó vài giây là thầy cảm thấy có bạn đến chờ, ra ngay. Chỉ cần thoáng thấy bóng nhau là đủ, đôi khi đi bên cạnh suốt buổi mà hai người chẳng cần nói điều gì, lặng lẽ đi bên nhau thế thôi, vậy mà rất hiểu ý. Có những tình bạn thân thiết như anh em ruột thịt, điều gì ta cũng có thể nói cho bạn nghe, chia sẻ đến từng ý nghĩ, quan niệm.

Truyện Bóng Áo Nâu(phần 3- Lễ Phật Ðản )

Mùa Phật Ðản, chùa Phổ Quang cũng như rất nhiều chùa khác trong thành phố tổ chức xe hoa và lễ đài rất trang nghiêm, hoành tráng. Buổi chiều, sau thời mông sơn thí thực, Chơn Thanh và Chơn Hòa được quí thầy gọi đi dự lễ Phật Ðản tại lễ đài trung tâm Việt Nam Quốc Tự. Chơn Thanh và Chơn Hòa nhỏ con nhất nên được quí thầy cho ngồi trên xe hoa làm “chư thiên” tung hoa cúng dường Ðức Phật. Xe đi chầm chậm qua các ngả đường Yên Ðỗ, Hai Bà Trưng, Trần Quốc Toản...

Truyện Bóng Áo Nâu(phần 2 – Chú điệu chùa Phước Lâm )

Bắt đầu đi vào nề nếp sinh hoạt của chùa. Buổi sớm, hết mấy thầy trò thức dậy công phu rồi tập thể dục. Hôm nào cũng vậy, dẫu không cần áo lễ  tươm tất, cứ quần áo tập thể dục như vậy, cả chùa đều phải lên chánh điện chắp tay đọc lời phát nguyện rất nghiêm trang: Nguyện trọn đời hiến thân cho Ðạo để phục vụ Chánh Pháp, phục vụ chúng sanh. Chỗ nào Chánh Pháp cần, con đến; chỗ nào chúng sanh cần, con đi. Chẳng kể gian lao, chẳng nề khó nhọc

Tản mạn về nụ cười của các thiền sư

Hạnh phúc thường được biểu lộ bằng nụ cười. Trong cuộc sống đầy biến động này, con người luôn khát khao hạnh phúc sẽ đến với chính mình, với mọi người. Cũng vậy, các thiền sư trong quá trình học đạo, hành đạo, chứng đạo đã từng mỉm cười để biểu đạt sự hỷ lạc, đó là nụ cười được xuất phát từ trong nội tâm khi các ngài đã an trú và liễu ngộ các pháp.

Tùy bút mùa lụt

Quê tôi xứ Huế mỗi năm lụt vài lần, đó là điều ai cũng biết. Như một người đẹp khó tính, sông Hương có nhiều khuôn mặt. Sông chảy từ Tây sang Đông nên trong buổi hoàng hôn, ánh chiều đọng lại dọc theo dòng, sông sáng lên như một giải lụa giữa hai bờ sẩm tối. Nếu trong bầu trời mọc một mảnh trăng non, dòng sông sẽ mềm mại không sao tả xiết. Thế nhưng vào mùa lụt thì cũng chính dòng sông đó lại vùng lên tràn bờ, ào ạt chảy một thứ nước đục ngầu, mang theo vô số củi đen, cây gã.

Hương sen

Hoa sen “tròn mà nhọn”. Đó là một câu của thời xa xưa, khi tôi mới vỡ lòng tập đọc. Mới nghe câu này người ta dễ thấy có gì vô lý. Thế nhưng nếu từng ngắm hoa sen, người ta thấy quả thật nó “tròn mà nhọn”. Hoa sen lúc còn “búp” cũng thế mà mỗi cánh hoa lúc đã nở cũng “tròn mà nhọn” như thế. Hình dáng giản đơn đó của hoa sen - ngờ đâu - là cách tôi dùng để phân biệt hoa sen với các thứ hoa cùng loại, ngày sau khi lớn lên.

Hoa trên cát

Ấn tượng của đại dương đậm nét trong ta là không gian mênh mông với vô số sóng biển nhấp nhô. Trên thế giới có những vùng như biển mà không phải biển. Đó là sa mạc.

Cõng người

Xưa, có hai thiền sinh có việc phải hạ sơn. Trên đường đi, đôi bạn gặp phải một thiếu nữ xinh xắn ngồi buồn rầu bên vệ đường.

Bài xem nhiều