Đức Phật, Mẹ, Tôi và Em

Có những lúc ngồi một mình ngắm nhìn những bức tượng Phật, tôi lại muốn làm một người bình thường, bình thường trong cả tình yêu, sự sống và cái chết. Tôi nhớ lại tuổi thơ đầy tươi tắn của mình, với những đêm rước đèn trung thu, những ngày hè nắng cháy để tóc vàng hoe, những khi mải tắm sông, những trò chơi ô quan, cướp lá, bịt mắt bắt dê và cả những trò chơi không kém phần tinh nghịch khác…

Triết lý chữ nghiệp của Phật giáo

Đồng cảm với những nỗi đau của nhân loại, con người luôn bị đè nặng biết bao nỗi khổ trong cuộc đời. Đức Phật, một bậc cứu tinh của nhân loại; khi còn là Thái tử, Ngài đã ưu tư về cuộc đời, về sự sống và nhất là nỗi khổ của chúng sanh. Vì những nỗi niềm băn khoăn ấy, Ngài bỏ lại sau lưng cung vàng điện ngọc, một mình trên bước đường tìm cầy đạo Pháp.

Sen Huế…!

Hàng năm, mỗi năm khi Hạ về, Huế ngạt ngào, bát ngát những mùi hương. Hương đức hạnh của các bậc chân tu tỏa ra từ các giới trường an cư, hương đất trời cố đô mùa lễ hội và nhất là hương sen, mùi hương của tinh khiết, hướng thiện, thăng hoa tâm hồn.

Nhật ký : Tản mạn bên Tháp

Rằm tháng Giêng năm Nhâm Ngọ, tôi lên vùng núi Thiên Thai đến thôn Ngũ Tây, xã Thủy An, để lễ lạy tháp Ôn Từ Đàm. Trời Huế lạnh và nhiều sương, nắng chiều vươn nhẹ trên tầng cao của tháp.Tất cả đều im vắng, thanh thản nhẹ nhàng như đám lá rừng thông lắc lư đằng sau tháp.

Những bước chân âm thầm của Bồ Tát

Đậu xe gắn máy chờ đợi ở lằn vạch chính giữa hai làn xe thuận chiều và ngược chiều của đường Nam  Kỳ Khởi Nghĩa dưới chân cầu, để chờ quẹo trái vào chùa Vĩnh Nghiêm, tôi thật sự nhận rõ thế nào là cảm giác ớn lạnh xương sống. Xe hơi cùng chiều phía sau lưng chạy tới nghe tiếng gió “vù” một cái và cả thân xe hơi chạy sát vào xe tôi, tim tôi thót lại.

Tản mạn về nụ cười của các thiền sư

Hạnh phúc thường được biểu lộ bằng nụ cười. Trong cuộc sống đầy biến động này, con người luôn khát khao hạnh phúc sẽ đến với chính mình, với mọi người. Cũng vậy, các thiền sư trong quá trình học đạo, hành đạo, chứng đạo đã từng mỉm cười để biểu đạt sự hỷ lạc, đó là nụ cười được xuất phát từ trong nội tâm khi các ngài đã an trú và liễu ngộ các pháp.

Tùy bút mùa lụt

Quê tôi xứ Huế mỗi năm lụt vài lần, đó là điều ai cũng biết. Như một người đẹp khó tính, sông Hương có nhiều khuôn mặt. Sông chảy từ Tây sang Đông nên trong buổi hoàng hôn, ánh chiều đọng lại dọc theo dòng, sông sáng lên như một giải lụa giữa hai bờ sẩm tối. Nếu trong bầu trời mọc một mảnh trăng non, dòng sông sẽ mềm mại không sao tả xiết. Thế nhưng vào mùa lụt thì cũng chính dòng sông đó lại vùng lên tràn bờ, ào ạt chảy một thứ nước đục ngầu, mang theo vô số củi đen, cây gã.

Hương sen

Hoa sen “tròn mà nhọn”. Đó là một câu của thời xa xưa, khi tôi mới vỡ lòng tập đọc. Mới nghe câu này người ta dễ thấy có gì vô lý. Thế nhưng nếu từng ngắm hoa sen, người ta thấy quả thật nó “tròn mà nhọn”. Hoa sen lúc còn “búp” cũng thế mà mỗi cánh hoa lúc đã nở cũng “tròn mà nhọn” như thế. Hình dáng giản đơn đó của hoa sen - ngờ đâu - là cách tôi dùng để phân biệt hoa sen với các thứ hoa cùng loại, ngày sau khi lớn lên.

Bông sen trong lửa hồng

Trong đạo Phật, Trần Nhân Tông được coi là một Phật đà Việt Nam. Với việc khai sáng ra dòng thiền Trúc Lâm, ông được suy tôn là Trúc Lâm đệ nhất tổ. Trong lịch sử, Trần Nhân Tông là một đấng minh quân. Trong lĩnh vực quân sự, ông là vị tướng tài hai lần dẹp tan quân Nguyên Mông hùng mạnh.

Bổn sư

Ngày nào cũng vậy, lúc nào con cũng mong sẽ nhìn thấy đôi mắt, nụ cười, dáng ngồi tĩnh tại của Người. Nhìn đôi mắt ấy, con có thể mỉm cười hay bật khóc mà không cần cố gắng. Nhìn đôi mắt ấy, con lại tự nhủ mình phải sống thật tốt, thật hỷ xả và lòng chỉ có yêu thương mà thôi.

Bài xem nhiều