Trang chủ Tin tức Bắc Ninh: Chùa Phật Tích vinh dự đón rước Bằng di tích...

Bắc Ninh: Chùa Phật Tích vinh dự đón rước Bằng di tích Quốc gia Đặc biệt

75

Tham dự và chứng minh buổi lễ có HT.Thích Thanh Nhiễu – Phó chủ tịch TT HĐTS GHPGVN; TT Thích Thanh Phụng – Ủy viên HĐTS GHPGVN – Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Bắc Ninh.

Về phía chính quyền có ông Nguyễn Văn Phong – Giám đốc Sở Văn hóa TTDL tỉnh Bắc Ninh; ông Nguyễn Minh Hải – Phó Bí thư – Chủ tịch UBND huyện Tiên Du cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành và đông đảo nhân dân phật tử địa phương cùng về tham dự.


Tại buổi lễ TT.Thích Đức Thiện – Tổng thư ký HĐTS GHPGVN – Trụ trì chùa Phật Tích đọc lời khai mạc

Thượng tọa trụ trì đã nhấn mạnh Chùa Phật Tích chốn tổ đầu tiên , là cái nôi của Phật giáo Việt Nam nơi phát tích Đạp Phật ở Việt Nam. Từ những thế kỷ đầu công nguyên . Phật Tích cùng với chùa Dâu hình thành trung tâm Phật giáo Luy Lâu là trung tâm Phật giáo phát triển sớm nhất.

Chùa Phật Tích được tôn vinh Di tích quốc gia Đặc biệt di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật chùa Phật Tích  đã khẳng định giá trị, vai trò của một ngôi chùa có bề dày lịch sử , chiều sâu tâm linh, gắn liền với sự du nhập và phát triển của Phật giáo Việt Nam và những đóng góp đặc sắc của chùa Phật Tích cho nền nghệ thuật , mỹ thuật Việt Nam trong lịch sử.

Chùa Phật Tích được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia từ những năm 1962. Hiện nay chùa còn bảo tồn và giữ gìn các di sản:

Hàng linh đá từ thế kỷ 11: Sử tử, voi , ngựa, trâu, tê giác xếp thành hai hàng đối xứng trước tòa Tam Bảo. Pho tượng Phật bằng đá từ thế kỷ thứ 10-11 hơn 1000 năm tuổi là bảo vật số 1 quốc gia. Các di vật đặc biệt như đầu rồng  thể hiện tính vương quyền trong ngôi chùa Phật Tích. Nền móng tháp cổ do vua Lý Thánh Tông xây năm 1057 như các di tích ở Di sản  văn hóa Thế giới Hoàng Thành Thăng Long. Đặc biệt là Di hài xá lợi của Thiền sư Chuyết Chuyết Hòa thượng đã tự ướp xác khi ngồi thiền từ năm 1644 đến nay vẫn bảo tồn là một trong bốn di hài thiền sư ở Việt Nam và gần 40 ngôi tháp thờ các vị tổ sư đã trụ trì chùa có niên đại từ thế kỷ 17 là những di sản quý giá tiêu biểu về nền nghệ thuật thời Lý – Trần mà các nhà nghiên cứu đã mạnh dạn gọi đó là trường phái nghệ thuật Phật Tích…

Những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của di tích chùa Phật Tích còn lại cho đến nay là tài sản văn hóa vô giá của nhân dân Phật Tích và của cả dân tộc cần được quan tâm bảo vệ và phát huy. Với những giá trị đặc biệt đó, ngày 31/12/2014. Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phê duyệt xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt cho di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật chùa Phật Tích. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ là sự thể hiện sinh động của các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc nói chung, di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật chùa Phật Tích nói riêng.


Tại buổi lễ ông Nguyễn Văn Phong – Giám đốc Sở Văn hóa TDTT tỉnh Bắc Ninh lên trao tặng Bằng di tích quốc gia đặc biệt tới thầy trụ trì và phát biểu ý kiến chỉ đạo.

Thay mặt Huyện ủy- HĐND, UBND-Ủy ban MTTQ huyện xin chúc mừng Đảng bộ chính quyền và nhân dân xã Phật Tích cùng Thượng tọa Thích Đức Thiện – Trụ trì chùa Phật Tích về vinh dự và trách nhiệm lớn lao.

Ông đã nhấn mạnh Di tích lịch sử và kiến trức nghệ thuật chùa Phật Tích được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt là niềm vinh dự và tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Phật Tích, của cả huyện Tiên Du và của cả tỉnh Bắc Ninh nhưng cũng đặt ra những trọng trách to lớn trong công tác bảo tồn và tôn tạo, phát huy các giá trị của di tích lịch sử quốc gia đặc biệt này.

Cùng với  niềm tự hào về di sản văn hóa được tôn vinh các cấp chính quyền tin tưởng và mong muốn Đảng b,  chính quyền và nhân dân xã Phật Tích tiếp tục nâng cao tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của mình trong việc phát huy truyền thống quê hương gắp kết chặt chẽ giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển kinh tế du lịch, góp phần đưa hình ảnh của Phật Tích, Tiên Du đến với đông đảo du khách trong nước và ngoài nước.

Xin giới thiệu chùm ảnh lễ rước đón nhận bằng di tích Quốc gia đặc biệt: