Chư tôn đức Ban Thường trực BTS GHPGVN TP.HCM, BTS 24 quận/huyện và các Ban ngành trực thuộc và các cấp chính quyền TP, Quận 10 đã vân tập trước tôn ảnh của cố Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Hoa dâng hương, tưởng niệm theo nghi lễ thiền môn.
Theo đó, chư tôn đức và toàn thể đại chúng nhất tâm tụng kinh Bát Nhã cầu nguyện, tỏ lòng tri ân và báo ân đến bậc cao Tăng thạc đức.
HT.Thích Thiện Hoa (1918 – 1973) xuất thân từ gia đình gia giáo thuộc tầng lớp trung lưu, có truyền thống Phật giáo.
Hòa thượng sinh ngày 07/08/1918 (Mậu Ngọ) tại làng Tân Qui (Nay là An Phú Tân), huyện Cầu Kè, tỉnh Cần Thơ (Trà Vinh ngày nay).
Hòa thượng đã có thiện duyên với Phật Pháp, quy y Tam bảo từ rất sớm. Đến năm 17 tuổi, Ngài phát tâm cầu pháp xuất gia với Tổ Khánh Anh, và được đặt pháp danh là Tịnh Tâm (có chỗ gọi là Thiện Tâm), pháp hiệu Hoàn Tâm.
Năm 1938, khi 20 tuổi, Hòa Thượng đã ra Huế tu học cùng với các vị Hòa thượng: Thiện Hòa, Hiển Thụy, Hiển Không, Chí Thiền, Bửu Ngọc, Giác Tâm.
Sau đó thời gian cầu học tại Huế, Ngài trở về miền Nam, cùn với các quý Hòa thượng đồng môn phát nguyện Hoằng Pháp lợi sinh.
Năm 1945, Hòa Thượng hợp tác cùng Hòa Thượng Trí Tịnh khai giảng Phật Học Đường Phật Quang tại rạch Bang Chang, xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Cần Thơ.

Năm 1953, vào ngày mùng 8 tháng Giêng Âm lịch, Hòa thượng cùng hàng đệ tử mang hành lý lên đường đi Sài Gòn đến Phật Học Đường Nam Việt Ấn Quang (trong số đó có thầy Thích Thanh Từ).
Tại Giáo Hội Tăng Già Nam Việt, Hòa Thượng Thiện Hoa được suy cử chức vụ Trưởng Ban Giáo Dục kiêm Trưởng Ban Hoằng Pháp Giáo Hội Tăng Già Nam Việt và luôn cả chức Đốc Giáo Phật Học Đường Nam Việt chùa Ấn Quang, Sài Gòn.
Tại Phật học đường Nam Việt, Hòa thượng đã tận tâm giảng dạy cho lớp Cao Đẳng và một lớp Trung Đẳng. Đồng thời, Hòa Thượng cũng dạy lớp Trung Đẳng Ni tại chùa Từ Nghiêm, sau dời về Phật Học Ni Trường Dược Sư.
Năm 1957, Hòa Thượng lại chủ xướng mở những khóa huấn luyện trụ trì lấy tên là Như Lai Sứ Giả. Trung tâm huấn luyện cho Tăng giới thì đặt tại chùa Pháp Hội và Trung tâm huấn luyện cho Ni giới thì đặt tại chùa Dược Sư.
Với trách nhiệm Trưởng Ban Giáo Dục trong Giáo Hội Tăng Già Nam Việt, Hòa Thượng đã khuyến khích mở trường Phật Học ở các tỉnh như: Trường Phật Học tại chùa Bình An, Long Xuyên (1956), Trường Phước Hòa ở Vĩnh Bình, Trường Giác Sanh ở Phú Thọ, Chợ Lớn, Trường Phật Học ở Biên Hòa và Trường Phật Ân ở Mỹ Tho. . v. . v… . .
Đến năm 1956, Hòa Thượng được Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam đề cử với chức vụ Ủy Viên Hoằng Pháp của Tổng Hội.
Ngoài ra, Hòa Thượng còn mở các lớp giáo lý giảng dạy Phật Học Phổ Thông cho hàng Phật tử cư sĩ để họ có khả năng truyền đạt Phật Pháp cho thế hệ cư sĩ mai sau tại các trụ sở như chùa Ấn Quang (Trụ sở GHTGNV), chùa Phước Hòa (Bàn Cờ), chùa Xá Lợi (Trụ sở HPHNV), chùa Giác Tâm (Chi Hội Phật Học tỉnh Gia Định), chùa Dược Sư (Trụ sở Hội Phụ Nữ Phật Tử).v.v..

Trong nhiệm kỳ I, tại Viện Hóa Đạo, Hòa Thượng được suy cử Đệ Nhất Phó Viện Trưởng, kế đến nhận chức Trụ Trì Việt Nam Quốc Tự.
Trong thời gian này, Hòa Thượng vận động thành lập Phật Học Viện Huệ Nghiêm và đề cử Hòa Thượng Bửu Huệ làm Giám Đốc để tiếp nối sự nghiệp giáo dục đào tạo tăng tài mà Hòa Thượng chủ trương.
Đến nhiệm kỳ III của Viện Hóa Đạo năm 1968, Hòa Thượng được toàn thể đại biểu bỏ thăm lưu nhiệm chức Viện Trưởng Viện Hóa Đạo.
Đến năm 55 tuổi, Hòa thượng đã an lành viên tịch, trải qua 26 mùa an cư kiết hạ.
Hòa thượng đã để lại nhiều trước tác, tác phẩm phiên dịch : Phật Học Phổ Thông (12 quyển) ; Bản Đồ Tu Phật (10 quyển); Bài Học Ngàn Vàng (8 quyển); Nghi Thức Tụng Niệm; Đại Cương Kinh Lăng Nghiêm; Lược Giải Kinh Viên Giác; Phật học giáo khoa các trường Bồ-đề; Giáo lý dạy Gia đình Phật tử; 50 năm chấn hưng Phật giáo; Phật giáo Việt Nam ngày nay…

Buổi lễ tưởng niệm cố Đại lão HT.Thích Thiện Hoa đã diễn ra trang nghiêm thanh tịnh trong sự nhất tâm, nhất niệm của toàn thể đại chúng.
Trước đó, chư tôn đức BTS GHPGVN TP.HCM, BTS 24 quận huyện và các Ban chuyên ngành trực thuộc đã tập trung bố-tát kỳ cuối năm Canh Tý tại Chánh điện Việt Nam Quốc Tự.






ANH QUỐC – TRÍ DŨNG
Cố TLHT Viện trưởng Thiện Hoa thuộc pháp phái Phi Lai dòng Lâm tế Gia Phổ đới thứ 40 huý là Hồng Nở;sau nầy y chỉ với Ngài Khánh Anh theo dòng Chúc Thánh mời được ban hiệu Hoàn Tuyên.hồi còn tại tiền kẻ hèn nầy thưởng ghé Ấn quang thăm Cố hT ;có cái nấy ko đêm nào mà Ngài bỏ dầu bận cách mấy trước khi chỉ tịnh cũng phải tụng 1 thời Kinh có chuông mỏ đầy đủ.Và 1 giai thoại nây còn nhớ như in.Thấy trong người Mệt cho nên HT truyền chư đệ tử xúm nhau niệm Phật để trợ tein16 Ngài ;chư đệ tử lớn nhỏ chí thành bi ai niệm Phật trợ tiến;chỉ có Ht Thanh Từ đứng lâp1 lo ngoài cửa ko niẹm 6Phat65 dầu 1niệm theo lời căn dặn của Thầy.Nay HT Thanh từ dnah vang 4 biển ko ai dám phơi bày vụ nầy vào đêm 20 tháng 12 nằm 1973 cận Tết Ta[trong lúc chiến dịch da Beo mà hồi sanh tein62 Ht trông cho dứt tiếng súng tái lập Hoà Bình]
Cố HT Viện trưởng Phước Hậu Thiện Hoa sơ tâm thế độ xuất gia với TLHT Phi Lai được ban huý Hồng Nở nối pháp dòng LT gia Phổ đời thứ 40[thuộc hàng Sư Bác chú sư Ông của quý Ngài Trí Tịnh;Từ Nhơn và Thiện Nhơn].Sau tham học với Ngài Khánh nên được ban hiệu Hoàn Tuyên.Từ Trà Ôn Ngài khăn gói lên Sài Gòn tham học và hoằng pháp;sau đó Ngài còn r aTrung Bắc du hoc 5den961 khi thnah2 tài trở về Ân Quang trú tất để hành đạo cho GHTang8 Già Nam Việt và GHPGVN Thống Nhứt khi chia 2 .Kẻ hèn nầy có nhiều thiện duyên chiêm cận cố HT:như về mấy tĩnh miền tây chụp hình chư vị tổ tiền bối trong phong trào chấn hưng PG miền Nam như quý Cố TLHT Pháp Võ Toàn Chơn Đạt Kiên;Tây An Như Mật;Châu Viên Như Dược;ngoài ra trong kỳ trai đàn 49 của cố Ht kẻ hèn nầy đi thỉnh Kinh sư và Nhạc trong mấy tĩnh miền Tây lên Ấn Quang đầu tiên cử hành trai đàn 1 Ngọ hôm sau rước Linh cốt về Phước hậu nhập tháp av2 cúng Ngọ hoàn mãn.Câu chueyn56 trên dưới 50 năm àm còn nhớ như mới đây.Lúc HT thấy trong người ko khoẻ cho nên gọi đệ tử lớn nhỏ đến Thiền phòng sau chánh dein56 Ấn qaung trợ tein16 niẹm 6Phat65 đê Ht thanh thản nhẹ nhàn lên vân lộ;ai ai cũng ngậm ngùi niệm hogn62 danh chỉ có Thầy thanh Từ tuy trưởng tử mà đứng lâp1 ló ngoài cửa chớ ko vô nhập chugn1 niệm 1 câu danh hiệu Phật;hồi sanh thời Ht ước gì thấy Vn ngưng chein6 tranh ko còn tiếng súng mà chưa được.Nay nhân lễ Huý Kỵ lần thứ 48 nhằm ngày 20 tháng Chạp hằng năm trân trong viết ít hàng gọi al2 Điếu cổ.Phụng vì Phước Hậu Đường Thượng Tự Lâm tế Gia Phồ cập Chúc Thánh thượng THIỆN hạ HOA huý Hồng Nở hiệu Hoàn Tuyên TLHT giác Linh Nghê Toạ chứng minh
Thêm 1 giai thoại để đời cho PGVN;lúc cuối đới Đức TLHT Viện Trưởng khẩn trương xây bảo Tháp Đa Bảo thờ chung 4 vị Tổ gồm :Ngài Khánh Anh;quãng Đức ;Khánh Hoà và Huệ Quang.Ngoài ra còn tôn trí Xá lợi Phật do Đức tLHT Thiện Hoà dâng cúng và Đất thiêng tại hoa viên Phước Hậu.Vào dịp mùng 8 tháng Chạp nhân lễ Thnah2 đạo của Đức Thích Ca;Dức TLHT muốn nahn6 ngày nầy làm lễ tưởng niẹm 6cogn6 hoằng dương chánh pháp của Chư Tổ theo như lệ Xưa tảo tháp.đoàn cung nghinh Xá Lợi Phật;Đất thiêng và Linh cốt 4 vị Tổ do daon92 xe huê kỳ dái trên dưới 2 cây số;đoàn xe về đến đầu khu vựt Phước Hậu 2 bên đườngban2 hương án khói hương nghi ngút cung rước dài đến chàu Phước hầu[sau nầy đến đưa linh Cốt của HT cũng y chang hương án chạy dại như hồi xưa mà còn nhiều hơn trước].Ý ngueyn56 của Ht muốn lấy ngày mùng 8 tháng chạp làm ngày kỷ niẹm chung tưởng niệm Lịch Đại Tổ Sư tiền bối thứ bối ngủ gia tông phaí;nhưng sau khi Ngài tịch năm 1973 mọi người kế thừa bỏ luôn lệ nầy.Thật tiếc quá trời