Trang chủ Bài nổi bật Cần thơ: Phân ban Phật tử Dân tộc TƯ tập huấn khóa...

Cần thơ: Phân ban Phật tử Dân tộc TƯ tập huấn khóa bồi dưỡng chuyên ngành hướng dẫn Phật tử khu vực miền Đông và Tây Nam Bộ 2023

288

Trong 3 ngày 20,21,22/10/2023 (6,7,8/9/Quý Mão), nằm trong khuôn khổ chương trình khóa bồi dưỡng chuyên ngành hướng dẫn Phật tử khu vực miền Đông và Tây Nam Bộ, Phân ban Phật tử dân tộc TƯ đã có buổi tập huấn tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ)

Điều hành buổi tập huấn có TT.Thích Quảng Tuấn -Ủy viên TT HĐTS GPGVN – Phó Ban HDPT TƯ- Trưởng Phân ban PTDT TƯ cùng chư tôn đức , cư sĩ Phật tử các thành viên Phân ban PTDT TƯ

Tại buổi tập huấn chư Tôn đức thành viên Phân Ban HDPTD Trung ương đã chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp các ý kiến các thuận lợi và khó khăn trong 6 tháng đầu năm đến nay, phân Ban PTDT TƯ đã không ngừng nỗ lực hoạt động, đưa ra Đường hướng và kế hoạch để phát triển cho phân ban cũng là trách nhiệm mà Trung ương giao phó . Trong thời gian qua Phân Ban PTDT TƯ đã đến thăm và làm việc tại 15 tỉnh thành phía Bắc Tây Nguyên + Miền Trung duyên Hải Thăm và làm việc các ban ngành BTS và chính quyền sở nội vụ,

Trong thời gian tới Phân ban Phật tử dân tộc TƯ sẽ luôn đoàn kết gắn kết Xây dựng chiến lược an sinh xã hội đối  với người đồng bào dân tộc, xây dựng kế hoạch phương thức cụ thể đảm bảo ổn định đời sống cho đồng bào tạo điều kiện xây dựng phát triển điểm sinh hoạt cá nhân để bà con được tiếp cận đến với đạo Phật.

TT. Thích Quảng Tuấn – Ủy viên TT HĐTS GHPGVN – Phó Ban Hướng dẫn Phật Tử TƯ – Trưởng Phân ban Phật tử dân tộc TW báo cáo đúc kết tại hội nghị bao gồm các nội dung:
Phân Ban Phật Tử Dân Tộc TW qua 3 ngày tham dự  Khoá tập huấn, đặc biệt buổi làm việc của Phân ban vào chiều ngày 21 tháng 10 năm 2023, có những ý kiến đóng góp và trình lên Ban Hướng Dẫn TW với những nội dung: Số Lượng tham dự buổi tập huấn bao gồm 21 thành viên của Phân Ban Dân tộc TW và 4 thành viên của Phân Ban Dân tộc các tỉnh: Cần Thơ- Đồng Nai- Bên Tre- Đồng Tháp , tổng số 25 vị tham dự.Thông qua nội dung 3 bản được trình bày trước Phân ban được tóm tắt:
Về Định hướng Hoạt động của Phân ban:

I.Hiện trạng thực tiển:
  1. Làm sao để người Dân tộc tiếp cận được lời dạy của đức Phật? Có thể hoà nhập dễ dàng trong sinh hoạt tại chùa và trong những khoá tu học và có thể thực hiện được nếp sống đạo đức dựa trên nguồn giáo lý giải thoát biết tu nhân tích phước, hành thiện.
  2. Sinh hoạt thiếu thốn, hạn chế, địa lý khó khăn và cũng thường xuyên có thói quen di chuyển, di canh di cư, nhận thức còn hủ tục trong niềm tin.
  3. Làm sao để bảo tồn và phát huy truyền thống, văn hoá, ngôn ngữ của mỗi dân tộc trước sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện nay.
  4. Cá nhân dấn thân phụng sự và nhân sự của giáo hội hiện nay. Tu sĩ trẻ dấn thân, vào sống trong những vùng dân tộc còn khiêm tốn,. các phương án hoạt động lâu dài chưa rõ nét, đồng bộ, đề án xây dựng hiện tại và tương lai vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm cho phù hợp.
  5. Có rất nhiều tỉnh thành không có Phân ban Phật tử dân tộc, đặc biệt là các tỉnh thành có dân tộc thiểu số sinh sống.
  6. Đặc biệt là nguồn tài chính, một yếu tố quan trọng để thực hiện chương trình,  lại là còn số không, hiện nay mọi sự đóng góp đều là tự phát, theo thời vụ, và không đồng bộ
II. Phương hướng cụ thể cần phải được triển khai:
  1. Trước hết, Phân ban cần phải kết hợp đồng bộ các thành viên trong phân ban từ các tỉnh thành. Thường xuyên trao đổi, những kế hoạch cụ thể. Phát triển mạnh nhân sự của phân ban các tỉnh thành.
  1. Nhân sự tạo ra nguồn tài chính, kêu gọi, vận động phải tăng cường nhiều hơn nữa và có trách nhiệm, có nguồn tài chính để nhân sự thực thi những chương trình hoạt động của mình.
  1. Phân ban cần đề ra những chương trình cụ thể, cho từng vùng miền, và những kế sách để thực hiện những chương trình đó, trong thời gian nhất định, phù hợp, và cũng có thể là thí điểm một vài nơi, trong khi chúng ta chưa có đủ nhân lực, và tài lực.
  1. Những nơi đã ổn định và có nhân sự, thì nên thực hiện thường xuyên hằng tuần, những chương trình sinh hoạt tôn giáo từ những hoạt động đơn giản nhất như:  Lễ Phật, niệm Phật, đọc những bài kinh đơn giản, cho học tiếng việt bằng cách thuộc lòng. Bên cạnh,  tổ chức các ngày làm công quả, thiện nguyện sạch xanh làng xã.v.v.. Tổ chức đám cưới, lễ hội, hội xuân, hội hiếu,  ma chay chung cho nhiều hộ gia đình, cá nhân, trong từng làng…..để hiểu biết, chia sẻ phù hợp và gắn kết lâu dài.
  1.  Phân ban cần phối hợp với các Ban như Ban hoằng pháp và Ban từ thiện xã hội, Ban Hướng dẫn Phật tử TW các Ban Trị Sự các tỉnh thành và các ban ngành đoàn thể của chính quyền để có sự cộng tác, thiết thực và hiệu quả.
  1. Phân ban có nhiệm vụ thôi thúc, thống kê số lượng phật tử tại nơi các cơ sở sinh hoạt chùa, điểm nhóm, toàn xã , toàn huyện, toàn tỉnh và toàn quốc. Và có chương trình hỗ trợ nhân sự, chăm sóc, đức tin, đời sống.v.v. của từng địa phương nếu cần.
  1. Chính sách tuyển dụng và đào tạo nhân sự có tâm huyết đeo đuổi chương trình của phân ban dài hạn. Phần lớn tìm ra cho được những người bản xứ, bản địa, dân tộc, để huấn luyện và đào tạo, ngắn hạn, dài hạn.
  1. Tiến hành thu thập, soạn thảo những bản kinh ngắn, bằng tiếng dân tộc, để đọc trong lúc tụng kinh và sinh hoạt. Nhân sự, cần phải học thêm tiếng dân tộc địa phương để có phương tiện giao tiếp trong hoằng pháp, hướng dẫn. Tuyển tập những bài kinh đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ của dân tộc, để các thành viên có thể theo dõi, và hướng dẫn.
  1. Ngoài ra, khai thác những nhu cầu thiết thực trong đời sống thường nhật như là nhu cầu, chăm sóc sức khoẻ, y tế, cho những Phật tử dân tộc, những ngôi nhà Hạnh phúc thiết thực mang nét tình thương của đạo, để thể hiện lợi ích cụ thể, và làm mô hình tiêu biểu cho các hoạt động từ thiện khác, mang nhiều ý nghĩa
III/ Những Kiến nghị- Đề xuất:
  1. Thành viên Trong Phân ban:
  1. Mỗi thành viên chính thức cần phát huy khả năng của mình trong sự nghiệp chung của giáo hội, có tinh thần dấn thân và phụng sự.
  1. Cần trẻ hoá Tăng Ni dấn thân phụng sự vào những nơi khó khăn, miền núi, nơi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống.
  1. Thành viên thường trực, chuyên trách cần nêu gương các trách nhiệm nhiều hơn nữa, và tiên phong trong mọi công tác, nhiều đức hy sinh.
  1. Cần có những chính sách cụ thể của Giáo hội và chính quyền:
  1. Có sự kết hợp với giáo hội và các ban nghành, và đồng thuận của chính quyền các cấp, và có sự hỗ trợ, tương quan trách nhiệm với nhau.
  1. Đề xuất Giáo hội TW cần có giải pháp và kế hoạch ngắn hạn, dài hạn để thúc đẩy nhân lực, tài lực cho phân ban, tạo nhiều điều kiện thuận lợi và phù hợp nhất cho chương trình hoạt động. Đặc biệt, chỉ đạo Ban Hướng Dẫn Phật tử các tỉnh thành ,thành lập Phân ban Dân tộc.
  1. Kiến nghị Giáo Hội có chương trình cụ thể khuyến khích đến Tăng Ni hoàn tất các khoá học, dấn thân vào những vùng miền núi và đồng bào dân tộc.
  1. Tạo điều kiện thành lập các điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tại những vùng có dân tộc thiểu số chưa cho chùa.
  1. Giáo hội TW nên có chính sách, đãi ngộ, khen thưởng cho Tăng Ni dấn thân vào các vùng sâu, miền núi. Có những lớp tập huấn tập trung cho những cư sĩ người đồng bào dân tộc tại địa phương, để biết cách thức hướng dẫn và kết nối.
  •  Đặc biệt Phân ban Phật tử Dân tộc TƯ kiến nghị lên HĐTS GHPGVN chấp nhận và cấp con dấu cho Phân ban Phật tử Dân tộc TƯ để thuận tiện trên con đường phụng sự Đạo pháp
Xin giới thiệu chùm ảnh buổi làm việc buổi tập huấn chuyên ngành Hướng dẫn Phật tử khu vực miền Đông và Tây Nam Bộ của Phân ban Phật tử dân tộc TƯ tại  Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ) 

 Hoàng Tuấn – Cẩm Vân