Trang chủ Tin tức Trường TCPH tỉnh Tiền Giang: Đổi mới để nâng cao chất lượng...

Trường TCPH tỉnh Tiền Giang: Đổi mới để nâng cao chất lượng giáo dục

77

 Nhà trường đã tổ chức kỳ thi tốt nghiệp và có 110 vị đạt tieu chuẩn phát văn bằng.


 


Về công tác giảng dạy, chúng tôi dựa vào chương trình của Ban GDTN T.Ư. Những khóa đầu cũng có nhiều khó khăn và phức tạp. Khó khăn chính là giáo thọ đều là chư tôn đức Tăng Ni tại đại phương, chưa qua trường lớp sư phạm nên cũng hạn chế về phương pháp giảng dạy để có thể giúp người học dễ tiếp thu. Mặt khác, do trình độ của Tăng Ni cũng chưa đồng đều, khá chênh lệch nên việc dạy học có nhiều hạn chế. Tuy nhiên, Ban Giám hiệu lẫn Ban Giảng huấn đều cố gắng truyền đạt kiến thức Phật học cho Tăng Ni để họ có những kiến thức nền tảng.


 


Sau khi khóa III tốt nghiệp, chúng tôi sẽ đổi mới các mặt để chất lượng đào tạo càng cao hơn. Muốn làm được điều đó, tôi nghĩ cần thay đổi trong việc mời giáo thọ, cách thức giảng dạy, chương trình học…


 


Về giáo thọ sư, Ban Giám hiệu mời những Tăng Ni đã tốt nghiệp các khóa học tại các Học viện Phật giáo để họ đứng lớp giảng dạy trong những năm đầu tiên. Số huynh đệ này cũng rất nhiệt huyết với chuyên môn và những bộ môn họ được giao phần lớn là những kiến thức nền tảng. Tất nhiên, chúng tôi sẽ theo dõi cách giảng dạy của họ để phối hợp và điều chỉnh cho có hiệu quả hơn. Các năm học sau, Ban Giám hiệu sẽ tiếp tục mời chư tôn đức tử tiếp TP.HCM… về dạy những bộ môn chuyên sâu hơn. Chúng tôi cố gắng tạo cho Tăng Ni sinh tiếp xúc được nhiều cách giảng dạy khác nhau của những giáo thọ khác nhau.


 


Về chương trình giảng dạy, chúng tôi đã quyết định tăng cường thêm một số môn học mới. Đồng thời các môn học cơ bản cũ sẽ rút ngắn lại thời gian dạy. Như thế Tăng Ni sẽ có cơ hội học nhiều môn học hơn. Bởi chúng tôi nhận thấy trong chương trình có những môn học không cần thiết phải kéo dài thời gian, như thế sẽ phí. Chẳng hạn như kinh Bát Đại Nhân Giác trong chương trình là học cả học kỳ, như vậy là chiếm quá nhiều thời gian, cần phải rút ngắn lại để dành thời gian cho các kinh khác. Kinh điển Phật giáo thì rất nhiều nên chúng tôi cố gắng sắp xếp cho Tăng Ni sinh tiếp cận và nghiên cứu những điểm cơ bản để làm nền tảng. Chúng tôi cũng rất chú trọng bộ môn Hán văn. Đây là bộ môn mà Ban Học vụ đặt nặng vi tính quan trọng của nó, nhất là đối với hệ thống kinh điển Bắc truyền. Môn học này không phải chỉ là môn ngoại ngữ mà chúng tôi xác quyết cho Tăng Ni sinh hiểu rằng đó là môn học để nghiên cứu.


 


Khóa học này cũng như khóa học trước, trình độ đầu vào của Tăng Ni sinh cũng không đồng đều. Ban Giám hiệu đã phân ra làm hai lớp đối với cả Tăng và Ni. Tăng Ni sinh học từ lớp 10 trở lên sẽ học chung một lớp và dưới lớp 10 sẽ học chung một lớp. Như thế khóa học này cũng có 4 lớp. Việc phân chia này giúp Ban Giảng huấn chủ động trong giảng dạy hơn và có những điều chỉnh cho phù hợp với trình độ của Tăng Ni sinh. Tuy nhiên, đối với các môn học mà Tăng Ni sinh còn yếu không phù hợp với lớp học cao thì phải xuống lớp dưới học. Như thế là có sự hoán đổi trong từng bộ môn chứ không nhất thiết cứng nhắc. Sắp xếp người học cho đúng trình độ của họ là mục tiêu của Ban Giám hiệu. Đối với các Tăng Ni chưa tốt nghiệp các cấp học, Ban Giám hiệu sẽ làm việc với Sở GD-ĐT để cho họ hoàn tất các văn bằng bắt buộc.


Ngoài ra, chúng tôi cũng tạo điều kiện cho Tăng Ni tham gia các môn học ngoại khóa, mời các giáo viên của các trường thế học để phụ trách. Nhà trường cũng đưa ra môn học giáo dục thể chất nhằm nâng cao thể lực cho Tăng Ni sinh. Đây là một môn học bắt buộc.


TT.THÍCH HOẰNG TỪ Hiệu trưởng Trường TCPH tỉnh Tiền Giang