Trang chủ Tin tức TT. Chân Quang hướng dẫn Tăng ni sinh kỷ năng dạy Thanh...

TT. Chân Quang hướng dẫn Tăng ni sinh kỷ năng dạy Thanh thiếu niên

95

Đây là đề tài định hướng cho Tăng Ni sinh có cái nhìn khái niệm và chuẩn bị ý tưởng để mở lớp dạy trẻ sao cho phù hợp với thời đại và đạt hiệu quả cao. Bởi vì Chùa được phát triển hay không, Phật pháp được phát triển hay không chính là nhờ những lớp kế thừa có tu hành chân chính và đủ khả năng để hoằng hóa độ sinh, đem đạo vào đời theo tinh thần phụng sự chúng sinh cúng dường Chư Phật.

Mở đầu buổi học, TT Thích Minh Thiện – Hiệu trưởng trường TCPH Long An giới thiệu với đại chúng TT Thích Chân Quang đã là Giáo thọ nhiều năm của trường, Thượng tọa là vị Thầy khai mở, dìu dắt, truyền đạt cho Tăng Ni sinh khóa III rất nhiều kiến thức về Phật học, về kỷ năng Hoằng pháp và những quan điểm làm Phật sự bằng tất cả tâm huyết, kinh nghiệm của mình. Nhờ vậy lớp Tăng Ni sinh được đào tạo tại trường TCPH Long An, sau khi ra trường hầu hết đều vững vàn, có nền tảng căn bản để bước tiếp theo khóa học đào tạo cao hơn hoặc về địa phương phụng sự Giáo hội vẫn có khả năng làm việc Phật sự rất tốt. Hiện nay có nhièu Tăng Ni sinh đã thành đạt, vì vậy TT Thích Chân Quang luôn là ấn tượng khó quên của những học Tăng đó. Đồng thời, TT Thích Minh Thiện khuyến tấn Tăng Ni sinh khóa IV hãy tập trung tiếp thu những gì TT Thích Chân Quang giảng dạy để cuộc đời tu học và phụng sự của mình có được lợi ích thiết thực như các Tăng Ni sinh đã đi trước.
 
Thông qua nội dung đề tài TỔ CHỨC LỚP HỌC,  TT Thích Chân Quang đã gợi ý cho Tăng Ni sinh nắm được một số yếu chỉ trong cách dạy trẻ. Thượng tọa nhắc nhở “Chúng ta định hướng một người Phật tử tương lai như thế nào thì ta phải dạy trẻ những điều tốt đẹp đó từ bây giờ”.
 
·        Việc đầu tiên muốn dạy trẻ phải biết tổ chức lớp học.
 
Tổ chức lớp học đòi hỏi ta chuẩn bị nhiều vấn đề như: cơ sở vật chất, tuyển sinh, giáo thọ, giáo trình giảng dạy, ban tổ chức điều hành, tài chánh, v.v…
 
Tiếp theo, Thượng tọa phân tích từng vấn đề để Tăng Ni sinh khái niệm được những yêu cầu cần làm. Ví dụ Cơ sở vật chất gồm những gì, đặt ở đâu? Cách thức tuyển sinh phải thế nào? Ban điều hành gồm những ai, có trách nhiệm ra sao? Bởi vì trách nhiệm của người tổ chức đối với sự an toàn của các em rất cao, vì vậy cần có đội ngũ huynh trưởng để chăm sóc, quan sát, nhắc nhở các em chấp hành kỷ luật, trao dồi phẩm hạnh, tinh tấn tu học. Ngoài ra, BTC phải đề ra được quy định về quan hệ giữa Giáo thọ, huynh trưởng với các em thật rõ ràng.
 
Vấn đề Giáo trình là yếu tố quan trọng góp phần cho sự thành công đối với việc dạy trẻ. Do đó Tăng Ni sinh phải tư duy, tự mình soạn thành giáo trình cho các môn học như:
 
         Nghi thức lễ Phật, bái sám trong khoảng thời gian 15’.
         Ngồi thiền.
         Giáo lý cơ bản.
 
Điều này Thượng tọa nhấn mạnh chỉ dạy cho các em giáo lý cơ bản, tức là học gì dễ hiểu, áp dụng được liền, không nên tư duy xa xôi mà rời khỏi cuộc sống thực. Ví dụ soạn Giáo trình “Luật Nhân Quả”, môn này luôn thú vị, hấp dẫn các em. Trong khi dạy nên kể những câu chuyện về người thật, việc thật có liên quan đến giáo lý Nhân quả. Điều này sẽ có lợi cho việc hình thành nhân cách của các em. Hoặc dạy các em Ý Nghĩa Về Sự Giác Ngộ Giải Thoát. Vấn đề này cao siêu nhưng phải dạy để các em hiểu và biết yêu quý đạo Phật, cái khéo là ta soạn Giáo trình riêng phù hợp cho việc dạy nhiều cấp độ tuổi khác nhau.
 
         Đạo đức trong đời sống cho thanh thiếu niên. Ví dụ như bài Hiếu Kính Cha Mẹ, Tôn Trọng Thầy Cô; Giao Tiếp Giữa Người Và Người; Bảo vệ Môi trường; v.v… Những tâm lý này phải dạy các em áp dụng trong cuộc sống ngay từ nhỏ.
 
         Kỷ năng. Môn học này rât thú vị, nó vừa là lợi ích trong cuộc sống và hết sức hấp dẫn các em đến với lớp học. Chẳng hạn như bài Giao Tiếp Một Cách Văn Minh; Làm Việc Nhóm, Sơ Cứu Y Tế; Điện Gia Dụng; Cắm Hoa; Nấu Ăn; An Toàn Giao Thông…
.
Nói chung là mỗi bài học từ đơn giản đến phức tạp đều mang tính thực tế và tính ứng dụng cao, giúp trẻ biết linh hoạt xử lý khi gặp những tình huống khó khăn trong cuộc sống.
 
Chỉ vài giờ đứng lớp, Thượng tọa đã gợi ý về mô hình tổ chức lớp học một cách cụ thể, xác thực cho Tăng Ni sinh hình dung hết những thuận lợi, những khó khăn, cả niềm vui hạnh phúc khi vấn thân vào công việc Phật sự giáo dục thanh thiếu niên để rồi những người thầy tương lai này như được thêm “Lửa”, càng un đúc nhiệt huyết dấn thân làm đạo vì sẳn có kinh nghiệm và hơn thế nữa còn là sự thành công của người Thầy Giáo Thọ đã truyền trao cho mình.
 
Buổi học kết thúc trong sự đồng cảm, kính tin và hy vọng bởi vì bầu không khí học tập hiệu quả và thoải mái. Sau mỗi bài học Tăng Ni sinh bắt buộc phải làm bài tập mà Thầy Giáo Thọ đã đưa câu hỏi. Có chấm điểm và duyệt xét cuối khóa.
 
Hy vọng Phật giáo Việt Nam trong tương lai thật sự mạnh mẽ, trẻ trung, hành đạo có hiệu quả trước những thách đố của thời đại là nhờ những lớp Tăng Ni trẻ ngày hôm nay còn ngồi trên ghế nhà trường có thực tu, thực học và biết ước mơ chân chính hữu dụng cho cuộc đời.
 
 
Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận trong buổi học thứ hai do TT Thích Chân Quang đảm trách: