Trang chủ Tin tức TT. Thích Nhật Từ Thuyết giảng tại trường Hạ tỉnh Đăk Lăk

TT. Thích Nhật Từ Thuyết giảng tại trường Hạ tỉnh Đăk Lăk

64

1- Chương trình tại Trường hạ

Được sự cho phép của HT. Thích Châu Quang, Ủy viên HĐTS GHPGVN, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đak LăK, ngay sau phần Bố tác của các chư Tăng,TT. Thích Nhật Từ đã có buổi giao lưu cùng với Quý Tăng với chủ đề: ‘’Đưa chân lý Phật vào đời”.

Chân lý Phật là khái niệm dịch thoát nghĩa từ khái niệm Phật pháp. Phật pháp là tâm điểm quan trọng nhất mà suốt 45 năm theo Phật giáo Nguyên Thủy, 49 năm theo Phật giáo Đại thừa. Đức phật đã đi hoằng pháp khắp miền Bắc Ấn Độ, chia sẻ với nhiều thành phần khác nhau. Đối tượng tiếp nhận chân lý Phật vào thời đó bao gồm giới vua chúa, giới đạo sĩ,  giới kinh doanh, trong 16 nước liên bang của Ấn Độ. Đức Phật đã nhấn mạnh đến các đối tượng để chia sẻ chân lý.

Với những nội dung chính của đề tài: i) Chân lý Phật và quan điểm các tôn giáo; ii) Cách truyền đạo của các tôn giáo tiêu biểu; iii) Ba phương pháp thuyết pháp. Thượng tọa đề cập đến đề tài đưa chân lý Phật vào trong cuộc sống nhằm ôn lại những điều mà phần lớn các chư Tôn đức Tăng Ni đã biết qua quá trình học Phật tại các trường Phật học. Việc ôn lại, Thượng tọa chủ yếu nhắc đến một phương diện rất quan trọng đó là: Truyền thỉnh chư Tôn đức Tăng Ni hãy cùng suy nghĩ một vấn nạn lớn là tại sao triết  lý Phật được ví như viên kim cương nhưng: 1) Vì sao dân số Phật giáo trên toàn cầu theo thống kê chính thức lại chỉ có  350 triệu, trong khi các tôn giáo mê tín lại có trên tỷ. 2) Phương pháp làm đạo mà chúng ta đang thực hiện có thực sự là hiệu quả hay không (số lượng Phật tử đến chùa ngày càng đông bao gồm giới trí thức, giới trẻ, giới kinh doanh và giới bình dân, chứ không chỉ có giới bình dân và người già như hiện nay). 3) Chúng ta đã nhập thế để giới thiệu một đạo Phật cho người tại gia chưa hay chỉ ngồi thúc thủ khi Phật tử đến chùa thì biết đạo, không đến thì thôi. 4) Chúng ta đã có thuyết pháp giảng kinh đưa chân lý Phật vào trong cuộc sống ít nhất mỗi tuần một lần chưa (tôn giáo nào họ cũng có thuyết giảng vào ngày chủ nhật, họ đi theo phương pháp‘ Mưa dầm lâu thấm đất’. Đang khi nhiều Tăng Ni trong tổng số 52,000 Tăng Ni trên toàn quốc  chưa mạnh dạn làm việc này, trong khi đã học Phật đến nơi đến chốn?

 2- Khóa tu thiếu nhi trại hè Báo Ân

Buổi chiều, tại khóa tu dành cho thiếu nhi trại hè Báo Ân. TT. Thích Nhật từ đã có buổi giao lưu cùng với các em thanh thiếu niên Trại hè Báo Ân với chủ đề: “Những  điều nên tránh’’

 Báo, có nghĩa đen là đền đáp. Ân, là ân nghĩa. Đức Phật dạy trong kinh có bốn đối tượng ân nghĩa mà mỗi người muốn trưởng thành trong đời thì cần phải đền đáp đó là: 1) Ân nghĩa của cha mẹ ông bà đã hiến tặng cho chúng ta sự sống với tư cách là con người. 2) Ơn thầy cô giáo đã trao truyền tri thức, sự hiểu biết và các kiến thức cao quí cho chúng ta. 3)  Ơn tổ quốc, ơn những nhà yêu nước thương dân, ơn những nghĩa sĩ đã bảo vệ chủ quyền đất nước. 4) Ơn Tam bảo, bao gồm ơn đức Phật khai sáng chân lý, sự sống; Ơn chân lý Phật, ơn Tăng đoàn Phật giáo, người trở thành vị thầy tâm linh dẫn đường soi lối cho chúng ta sống tốt đẹp hơn.

Những điền nên tránh thì có rất nhiều điều khác nhau. Trong bài pháp thoại Thầy chỉ đề cập đến 8 điều nên tránh khi nhận thức được Bốn trọng ân nêu trên, các con hãy nên tránh những điểu xấu sau: i) Không nên hối hận và chìm vào lý lẽ quá khứ; ii) Tránh thái độ phàn nàn không giải quyết được vấn đề; iii) Không bỏ cuộc khi gặp khó khăn; iv) Không nên đa nghi và không nên mất niềm tin với mọi người; v) Không nên chi tiêu nhiều hơn hoặc bằng số tiền mình làm ra; vi) Sống có trách nhiệm; vii) Không nên thù hận hãy thực tập tha thứ; viii) Không nhớ lời xúc phạm, hãy nhớ lời tốt đẹp.

Bằng cách truyền tải và có nhiều kinh nghiệm khi giao lưu với mọi lứa tuổi thiếu nhi, thầy đã phân tích, rồi dẫn chứng bằng các ví dụ để minh họa cho các em hiểu về từng điều nên tránh ngay trong hiện tại và trong tương lai.

  3- Pháp thoại tại buổi lễ Sám hối

Đây là buổi giảng pháp  cho các Phật tử tại gia nhân ngày Sóc vọng với gần 500 Phật tử tại gia tối 5/8/2017(14/6 nhuận/ 2017) đã có mặt tại chùa Khải Đoan để nghe TT. Thích Nhật Từ chia sẻ bài pháp thoại với chủ đề: ‘’Gieo phước, mở trí tuệ và tu thiền’’

Đây là ba phương diện rất quan trọng mà các Phật tử tại gia cần trải nghiệm để đạt được. Nếu như người không tu học Phật chỉ dừng lại ở chỗ nguyện cầu mong các phước báu đến với mình. Người Phật tử thuần thành phải là người nỗ lực gieo trồng các hạt giống phước thì phước báu theo tiến trình của nhân quả sẽ trổ. Mở trí tuệ là nghệ thuật được khép lại các nỗi sợ hãi và những niềm tin sai lầm do thiếu hiểu biết nhân quả, thiếu hiểu biết khoa học thường dẫn đến tình trạng rơi vào khủng hoảng lớn về nhận thức và tâm lý. Mở trí tuệ chừng nào người tu học Phật sẽ sống an vui chừng đó. Tu thiền không chỉ dành riêng cho những người thuộc Thiền tông mà là một thực tập rất quan trọng cho các Phật tử tại gia và xuất gia đều phải thực tập để làm chủ cảm xúc, thái độ và làm chủ lối sống.

Ba phương diện này nếu tu học và đạt được cùng một lúc, các Phật tử tại gia trở thành chân nhân. Các Phật tử nào tiếp tục nỗ lực sẽ trở thành tiệm cận thánh nhân.

Bằng thông tuệ Phật pháp, cùng với những kinh nghiệm tu học và giảng dạy Thượng tọa đã phân tích, hướng dẫn 3 nội dung: i) Nỗ lực gieo hạt giống phúc; ii) Nỗ lực mở mang trí tuệ; iii) Tu tập thiền Phật dạy.

Trong phần trả lời vấn đáp đột xuất đã có 6 câu hỏi được đặt ra với các nội dung: Tụng kinh, từ thiện, làm phận sự và làm kinh tế cái nào hơn; Niệm Phật có thật sự được vãng sanh; Địa ngục có thật không; Không cần đọc sách, đọc kinh, chỉ cần niệm Phật thì sẽ được mọi thứ và vãng sanh có đúng không; Đức Phật có cấm không cho thọ trì Kinh không.

Đây là phần mà các Phật tử lúc đầu còn e ngại, nhưng khi được khích lệ,  sự mạnh dạn của các Phật tử. Các câu hỏi và những cánh tay tiếp tục được giơ lên, rất tiếc thời gian không còn nữa. Buổi chia sẻ pháp thoại cũng được khép lại trong niềm hoan hỷ.

Đây cũng là buổi pháp thoại thứ ba của Thượng tọa được diễn ra trong ngày tại Chùa Sắc Tứ Khải Đoan tỉnh Đăklăk.