Trang chủ Tin tức An Giang: Khai mạc Hội nghị chuyên đề PG Nam tông Khmer,...

An Giang: Khai mạc Hội nghị chuyên đề PG Nam tông Khmer, lần thứ VI

78
 
 
Chư Tôn đức giáo phẩm và toàn thể hội nghị trang nghiêm chào quốc kỳ và đạo kỳ
 
 
 
Chư Tôn đức giáo phẩm chứng minh và chủ tọa
 
Đến chứng minh và tham dự hân hạnh đón tiếp: HT.Dương Nhơn-Phó Pháp chủ HĐCM; HT.Chau Ty- UVTT HĐCM; HT.Chau Sưng; HT.Lý Sân- đồng thành viên HĐCM; HT.Thích Thiện Nhơn- Q.Chủ tịch HĐTS; HT.Thích Thiện Pháp-Q.Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Trưởng Ban Tăng sự TW; HT.Thích Thiện Tâm, HT.Thích Giác Toàn, HT.Thạch Sok Xane-đồng Phó Chủ tịch HĐTS; HT.Đào Như- Ủy viên Thư ký HĐTS-Trưởng BTS PG TP.Cần Thơ; HT.Thích Huệ Tài-UV HĐTS-Trưởng BTS GHPGVN tỉnh An Giang; TT.Thích Thiện Thống- Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh VP.II; Hòa Thượng Thích Thiện Đức – Ủy viên HĐTS kiêm phó Trưởng Ban Kiểm Soát TW GHPGVN cùng chư tôn đức HĐCM, HĐTS, BTS GHPGVN các tỉnh, thành ;chư Tôn đức PG Nam Tông Khmer trong và ngoài tỉnh cùng về tham dự.

Về phía lãnh đạo chính quyền có ông Bùi Thanh Hà- Phó ban Ban Tôn giáo Chính phủ; ông Bùi Hữu Dược- Vụ Trưởng Vụ Phật giáo Ban Tôn giáo Chính phủ; ông Nguyễn Thanh Bình- Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang; ông Hà Hữu Liền-Vụ trưởng Vụ Tôn giáo – Dân tộc Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ cùng đại diện các cơ quan, ban ngành Chính phủ; cùng quý đại diện Ban Tôn giáo các tỉnh thành có Phật giáo Nam tông Khmer về tham dự.


Chư Tôn đức giáo phẩm Đại biểu các tỉnh thành Đông Nam bộ tham dự
 

Chư Tôn đức giáo phẩm TW tham dự
 

Quý quan khách Chính quyền
 
 
HT.Thích Thiện Nhơn- Q.Chủ tịch HĐTS phát biểu khai mạc
 
Trên tinh thần đoàn kết hòa hợp, thắm tình đạo vị, các thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng vân tập về chùa Huỳnh Đạo, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang tham dự Hội nghị Chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer lần thứ VI. Thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Tổ chức Hội nghị, tôi xin gởi đến chư Tôn giáo phẩm Trung ương, chư vị khách quý đại diện Đảng, Nhà nước, Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ; Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các Sở, ngành tỉnh An Giang, thành phố Châu Đốc và phường Núi Sam sở tại; đại diện Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ, chư Tôn giáo phẩm Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh và miền Đông Nam bộ; chư Tôn đức Đại biểu Phật giáo Nam tông Khmer, Phật giáo Nam tông Kinh lời chúc mừng trân trọng nhất.
 
Bằng sự quyết tâm và trách nhiệm đối với sự phát triển của GHPGVN nói chung, của Hệ phái Phật giáo tông Khmer nói riêng, chúng ta cùng nhìn lại một những hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đặc biệt đúc kết 10 năm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ cho hoạt động của Phật giáo Nam tông Khmer và các Nghị quyết của Trung ương GHPGVN. Kể từ Hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer lần thứ I năm 2004 tại Sóc Trăng đến nay đã trải qua 5 kỳ Hội nghị, với 10 năm triển khai thực hiện công tác hỗ trợ Phật giáo Nam tông Khmer, đã cho chúng ta một cái nhìn toàn diện về sự phát triển của Phật giáo Nam tông Khmer.
 
Tuy nhiên, do những yếu tố chủ quan và khách quan, nên một số công tác được đề ra tại các Hội nghị Chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer chưa triển khai thực hiện một cách trọn vẹn như:
 
1. Tiến độ thực hiện triển khai kế hoạch xây dựng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Tp. Cần Thơ còn tương đối chậm.
 
2. Chưa tổ chức được các khóa bồi dưỡng Sư phạm cho các giáo viên giảng dạy tại các Trường, Lớp Phật giáo Nam tông Khmer.
 
3. Công tác cấp giấy chứng nhận tu sĩ còn khó khăn, do tính đặc thù của Hệ phái về vấn đề thời gian tu tập.
 
4. Vấn đề biên soạn chương trình học các cấp cho các Trường, Học viện chưa thực hiện, dù Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương đã có cố gắng phác họa, gợi ý thực hiện bước đầu.
 
5. Công tác thẩm định tái bản một số đầu kinh sách Phật giáo Nam tông bằng chữ Khmer đã in sai đến nay chỉ hoàn tất 10/34 đầu sách, do đó việc in ấn có phần đình đốn, không được hanh thông theo kế hoạch đã định.
 
6. Việc đề nghị công nhận các chùa là di tích lịch sử văn hóa, hay chùa có công với cách mạng đến nay tiến hành tương đối chậm.
 
7. Việc truy tìm danh sách, thông tin chư Tôn đức Phật giáo Nam tông Khmer có nhiều công đức đối với Đạo pháp và Dân tộc để in thành tập Danh Tăng Phật giáo Nam tông Khmer tuy đã được thực hiện nhưng tiến độ còn chậm do không có kinh phí.
 
Nhưng nhìn chung, Trung ương Giáo hội, Ban Tôn giáo Chính phủ và các ngành chức năng đã dành rất nhiều sự quan tâm đặc biệt đối với sự phát triển của Phật giáo Nam tông Khmer.
 
Hội nghị Chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer lần thứ VI tại Tp. Châu Đốc, tỉnh An Giang lần nầy với mục đích tổng kết 10 năm công tác hỗ trợ Phật giáo Nam tông Khmer, cũng như tiếp tục nghiên cứu một cách căn cơ trong công tác hỗ trợ này để đảm bảo sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của các cấp Giáo hội đi vào thực chất, đảm bảo các hoạt động của Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer vừa theo đúng các quy định của GHPGVN và Pháp luật Nhà nước. Đối với các mặt công tác trọng tâm như Giáo dục, Văn hóa, tổ chức quản lý, sinh hoạt của chư Tăng, Tự viện Phật giáo Nam tông Khmer cần được quan tâm đúng mức ở tầm ngắn hạn và lâu dài để các hoạt này được phát triển một cách đồng bộ, về chiều rộng lẫn chiều sâu trong ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đồng thời vừa mang tính đặc thù của Hệ phái, vừa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Khmer. Có nghĩa là thông qua Hội nghị lần này, chúng ta sẽ đánh giá các hoạt động đạt được từ sau Hội nghị Chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer lần thứ V, đặc biệt là tổng kết 10 năm hỗ trợ các hoạt động Phật giáo Nam tông Khmer.
 
Giáo hội tin chắc rằng, với tinh thần trách nhiệm, thẳng thắn góp ý bằng tinh thần xây dựng, vì tiền đồ và tương lai Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung, Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer nói riêng, tại Hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer lần thứ VI này, Quý Đại biểu sẽ đóng góp nhiều ý kiến quý báu, có ý nghĩa thiết thực, để Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề ra những định hướng và chương trình hoạt Phật sự cụ thể theo tinh thần hỗ trợ để Phật giáo Nam tông Khmer ngày càng phát triển vững mạnh trong ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam, góp phần trang nghiêm Giáo hội trong lòng dân tộc, thực hiện hữu hiệu phương châm hoạt động của Giáo hội “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa Xã hội”, là, cơ sở, tiền đề tiến tới Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VII năm 2017.
 
 
Ông Bùi Thanh Hà-Phó Ban Tôn giáo Chính phủ phát biểu
 
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về một số nội dung hỗ trợ hoạt động của Phật giáo Nam tông Khmer, kể từ năm 2004 đến nay, Ban Tôn giáo Chính phủ và Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã phối hợp với các địa phương triển khai các nội dung và tổ chức 05 hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer. Qua các Hội nghị, những nội dung liên quan đến hỗ trợ, giúp đỡ hoạt động của Phật giáo Nam tông Khmer đã được quý vị đại biểu báo cáo tiến độ thực hiện, được thảo luận, trao đổi kinh nghiệm và đưa ra những kiến nghị để việc triển khai có hiệu quả. Những đề xuất của các đại biểu Phật giáo Nam tông Khmer đã được Ban Tôn giáo Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chính quyền các cấp kịp thời nghiên cứu, giải đáp, giúp cho hoạt động của Phật giáo Nam tông Khmer ngày càng sâu sát, gắn bó với đường hướng và phương châm hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
 
Năm 2014 này, tròn 10 năm Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo hỗ trợ hoạt động của Phật giáo Nam tông Khmer, theo chương trình công tác của Ban Tôn giáo Chính phủ và Giáo hội Phật giáo Việt Nam, được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer lần thứ VI được tổ chức. Đây là hội nghị có ý nghĩa quan trọng để Phật giáo Nam tông Khmer và Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng như quý vị đại biểu đại diện các cơ quan trung ương và địa phương cùng đánh giá, tổng kết lại 10 năm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm để việc hỗ trợ các hoạt động của Phật giáo Nam tông Khmer ngày một hiệu quả hơn.
 
Tại Hội nghị, Ông cũng mong muốn quý vị đại biểu Phật giáo Nam tông Khmer, đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục đánh giá một cách toàn diện, khách quan những nội dung hỗ trợ hoạt động của Phật giáo Nam tông Khmer theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Và Ông cũng mong muốn quý vị đại diện cơ quan trung ương và địa phương trao đổi những kinh nghiệm, cách làm hiệu quả cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các nội dung hỗ trợ hoạt động của Phật giáo Nam tông Khmer đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đồng thời tạo nên sự tin tưởng của sư sãi, tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer vào chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thể hiện sự đoàn kết trong ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
 
Nhân dịp này, chúng tôi cũng nhiệt liệt biểu dương những đóng góp tích cực, hiệu quả của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cụ thể là Văn phòng 2 của Giáo hội, Ban Trị sự Phật giáo, Ban Tôn giáo (Sở Nội vụ) các tỉnh, thành phố có hoạt động của Phật giáo Nam tông Khmer và đặc biệt sự nỗ lực, cố gắng của sư sãi, tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer để thực hiện tốt phương châm hành đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam: “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”, tạo nên sự ổn định và phát triển ở khu vực Tây Nam bộ, góp phần vào sự ổn định và phát triển của đất nước.
 
 
Thay mặt lãnh đạo tỉnh An Giang, ông Nguyễn Thanh Bình-Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đã nhấn mạnh Hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer lần thứ VI được tổ chức tại An Giang. Đây là hội nghị có ý nghĩa quan trọng để Phật giáo Nam tông Khmer và Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng như quý vị đại biểu đại diện các cơ quan trung ương và địa phương cũng như UBND tỉnh AN Giang sẽ tạo điều  kiện hỗ trợ, giúp cho hoạt động của Phật giáo Nam tông Khmer ngày càng phát triển và gắn bó với phương châm hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
 
 
HT. Thích Huệ Tài -Trưởng BTS GHPGVN tỉnh An Giang phát biểu chào mừng Hội nghị. Hòa thượng nhấn mạnh thông qua Hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer lần thứ VI này, với trí tuệ của các đại biểu, các vấn đề có liên quan đến hoạt động của Phật giáo Nam tông Khmer sẽ được luận bàn thấu đáo để hoạt động của Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer ngày càng hoạt động hiệu quả hơn trong ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Cũng như GHPGVN tỉnh An Giang sẽ thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của TW GH, tạo điều kiện hỗ trợ cho Phật giáo Nam tông Khmer phát triển trên địa bàn tỉnh An Giang cũng như cùng nhau thực hiện truyền thống yêu nước, đoàn kết hòa hợp để hướng dẫn đồng bào Phật tử Khmer nêu cao ý thức phục vụ Đạo pháp và Dân tộc.
 

Các em thanh thiếu niên Phật tử dâng hoa chúc mừng cúng dường chư Tôn giáo phẩm 
 
Dịp này, Ban tổ chức đã nhận được nhiều lẵng hoa cao quý của Đảng, Nhà Nước, các cấp chính quyền, TW GHPGVN từ trung ương đến địa phương tặng chúc mừng hội nghị.
 
 
HT. Thích Thiện Nhơn -Q.Chủ tịch HĐTS tặng lẵng hoa chúc mừng của TW GH
 
 
ông Bùi Thanh Hà – Phó Ban Tôn giáo Chính phủ tặng lẵng hoa chúc mừng của Ban Tôn giáo Chính phủ
 
 
Lẵng hoa chúc mừng của Tổng cục An ninh II
 
 
Lẵng hoa chúc mừng của Chính quyền tỉnh An Giang
 
 
Lẵng hoa chúc mừng của Chính quyền TP.Châu Đốc
 
 
HT.Thích Thiện Pháp thay mặt TW GHPGVN tặng quà đến bà Trần Minh Nga- nguyên Vụ phó Vụ Phật giáo Ban Tôn giáo Chính phủ – vừa chuyển công tác đảm trách chức vụ mới – Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Tổ chức cán bộ.
 
 
HT.Thích Thiện Pháp Q.Phó Chủ tich TT kiêm Trưởng Ban Tăng sự TW GHPGVN đã đọc báo cáo công tác tổng kết 10 năm hỗ trợ hoạt động Phật giáo Nam tông Khmer (2004-2014) trước Hội nghị và cho biết đây là một trong 9 tổ chức tham gia thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981) và đã có nhiều nhân sự tham gia vào công tác quản lý, điều hành bộ máy của GHPGVN cũng như các ban, viện và tỉnh thành nhưng hầu hết ở các tỉnh miền Đông và Tây Nam bộ.
 
Hiện nay hệ phái có hơn 462 tự viện và 8.574 chư Tăng, có một trường đại học Phật giáo tại TP.Cần Thơ đang đào tạo khóa thứ II và đang có đề án trình HĐTS để xin Chính phủ được chiêu sinh gối đầu từ khóa III. Hệ thống các lớp Pali, Vini, Trung cấp, Sơ cấp, Khmer ngữ và bổ túc văn hóa các cấp I, II, III; các lớp Anh văn, tin học cho chư Tăng và thanh thiếu niên người đồng bào tại các tỉnh vẫn đang duy trì và có nhiều kết quả mỗi năm có 4.000- 5.000 chư Tăng và con em đồng bào tham gia học tập. Việc thành lập Trường Đào tạo nghiệp vụ sư phạm Trung cấp Pali và Trung cấp Phật học Phật giáo Nam tông Khmer tại Trà Vinh vẫn chưa triển khai. Hiện tại hệ phái có hơn 100 chư Tăng đang du học các trường Phật học trên thế giới.
 
Phát hành hơn 70 đầu sách với hơn 132.000 cuốn, cũng thành lập Hội đồng thẩm định kinh sách Phật giáo Nam tông Khmer do HT.Dương Nhơn làm Trưởng ban. Đáp ứng nhu cầu tu học của đại đa số chư Tăng nhiều chùa trên địa bàn Tây Nam bộ; đã có Đại tạng kinh bằng chữ Khmer tại Học viện Phật giáo Nam tông Khmer và sang Vương quốc Campuchia thỉnh 96 đầu sách Phật giáo Nam tông để phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy.
 
Nhiều công trình kiến trúc chùa chiền của Hệ phái được trùng tu, xây dựng và phục dựng như chùa Khmer trong Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam tại xã Đồng Mô, thị xã Sơn Tây (TP.Hà Nội) lấy mô hình từ chùa Khleang tại TP.Sóc Trăng.
 
Hằng năm vào các ngày lễ hội truyền thống như lễ Chôl Chnăm Thmây, Đôlta, Ok-om-bok đều tổ chức long trọng với các hoạt động nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Khmer như: đua ghe ngo, trống Sa-dăm và nhạc Ngũ âm.
 
Thành lập website cũng như tham gia các hoạt động báo chí khác của các tổ chức Phật giáo, tạo nên sự đoàn kết hòa hợp, tham dự và đóng góp tiếng nói góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú của các hội thảo trong, ngoài nước; tổ chức thành công Hội thảo Phật giáo Nam tông Khmer đồng hành cùng dân tộc nhân kỷ niệm 40 năm ngày 4 sư liệt sĩ hy sinh tại Trung tâm văn hóa tỉnh Kiên Giang (11-6-2014) vừa qua; tích cực phát huy tinh thần phụng đạo, yêu nước theo phương châm: “Đạo pháp-Dân tộc-Chủ nghĩa xã hội”; chư Tăng và Phật tử Hệ phái đã tham gia công tác từ thiện xã hội, bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống mới ở khu dân cư… Đặc biệt là mitting và tham gia khóa lễ cầu nguyện hòa bình biển Đông khi Trung Quốc đặt giàn khoan HD-981 trái phép trong vùng biển thuộc chủ quyền nước ta.
 
Trên tinh thần hộ quốc an dân, Hệ phái luôn phát triển và đồng hành cùng với các cấp Giáo hội, bên cạnh những ưu điểm còn có những khuyết điểm trong thời gian tới TƯGH phối hợp với các cơ quan chức năng để triển khai các công tác Phật sự có liên quan đến hoạt động của Phật giáo Nam tông Khmer như Nghị quyết lần thứ VI đã đề ra, làm tiền đề cho công tác tổng kết Phật sự hằng năm và nhiệm kỳ VII của GHPGVN thành công tốt đẹp.

 
Trong thời gian qua, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cơ quan Nhà nước các cấp, Ban Trị sự GHPGVN các cấp luôn tạo điều kiện tốt nhất cho hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer hoàn thành các công tác Phật sự, nhất là sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của Chính phủ, Ban Tôn giáo Chính phủ đã giúp cho hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer triển khai nhiều công tác Phật sự quan trọng, đạt được nhiều thành quả tốt đẹp như: tăng số lượng nhân sự chư Tăng Phật giáo Nam tông Khmer tham gia Ban Trị sự theo từng nhiệm kỳ; in ấn và trao tặng hàng chục ngàn quyển kinh sách bằng chữ Khmer để phục vụ nhu cầu đọc tụng, học tập, nghiên cứu của chư Tăng và đồng bào Phật tử Khmer; hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các Lớp Sơ cấp Pàli, Vìni tại một số tỉnh, thành; đặc biệt hơn, một ngôi chùa mang sắc thái Phật giáo Nam tông Khmer được xây dựng ngay giữa lòng Thủ đô Hà Nội, đã đánh dấu bước phát triển quan trọng của Phật giáo Nam tông Khmer về cả nội dung lẫn hình thức.
 
Cũng trong thời gian qua, hưởng ứng Thông điệp của Đức Pháp chủ GHPGVN về Biển Đông ngày 12 tháng 5 năm 2014, Phật giáo Nam tông Khmer, với vai trò là thành viên không thể tách rời của GHPGVN, đã có nhiều hoạt động thiết thực trên các mặt đối ngoại nhân dân, đóng góp, ủng hộ biển đảo, lên án hành vi bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc, đưa giàn khoan HD-981 và nhiều tàu các loại xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
 
Hòa thượng tin tưởng rằng, trong Hội nghị này, với tuệ giác của Đạo Phật, với tinh thần đoàn kết lục hòa của Tăng Ni, thiện tín, với đường hướng gắn bó, đồng hành cùng dân tộc và phát huy truyền thống của Phật giáo Việt Nam, của các đại biểu, các vấn đề có liên quan đến hoạt động của Phật giáo Nam tông Khmer sẽ được luận bàn thấu đáo để hổ trợ hoạt động của hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer ngày càng hiệu quả hơn, và mong rằng chư tôn giáo phẩm, chư Tăng Phật giáo Nam tông Khmer sẽ tiếp tục hạnh nguyện nhập thế, độ đời, lấy việc phục vụ chúng sinh, ích đạo lợi đời làm phương tiện để tu hành đạt giác ngộ, giải thoát; cùng nhau giúp đỡ đồng bào dân tộc Khmer phát triển về mọi mặt từ vật chất đến tinh thần, góp phần làm cho kinh tế xã hội của đất nước không ngừng phát triển bền vững.
 

HT. Thích Giác Toàn-Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự – Phó TB. Thường trực Ban GDTN TW GHPGVN
 phát biểu
 
Cùng với các nước Miến Điện, Thái Lan, Campuchia, Lào, Phật giáo Nam truyền khi truyền vào nước ta, cộng đồng người Khmer sớm tiếp nhận, tích hợp nền giáo lý Phật giáo Nguyên thủy, trở thành nguồn sống với những giá trị cốt lõi tư tưởng, văn hóa, giáo dục, đạo đức Phật giáo chủ đạo để hình thành nên Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer luôn đồng hành cùng dân tộc. Nhất là kể từ khi nước nhà thống nhất, với sự ra đời Giáo hội Phật giáo Việt Nam 1981, bao gồm sự hợp nhất 9 hệ phái, Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer càng có điều kiện chuyển mình và thành tựu trên nhiều lĩnh vực, Phật giáo Nam tông Khmer từ xưa đến nay luôn đồng hành cùng dân tộc trong sự nghiệp phát triển đạo pháp và góp phần xây dựng đất nước. Trong sự thành tựu này, giáo dục Phật giáo Nam tông đã hình thành và phát triển hệ thống giáo dục Phật giáo mang tính đặc thù riêng biệt, nổi bật. Một mặt đã tạo nên diện mạo mới cho Phật giáo Nam tông Khmer phát triển trong lòng Giáo hội Phật giáo Việt Nam, một mặt đã tích cực góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, và thanh bình. Hy vọng chúng ta sẽ đón nhận thành tựu tốt đẹp hơn nữa, nhất là trong lĩnh vực giáo dục Phật giáo đối với Phật giáo Nam tông Khmer trong thời kỳ hội nhập và phát triển. 
 

ĐĐ.Châu Hoài Thái trình bày tham luận của PG Nam tông Khmer TP.HCM
 
 
TT.Lý Hùng trình bày tham luận của PG Nam tông Khmer TP.Cần Thơ
 
 
Vào lúc 13 giờ 30 chiều cùng ngày, Hội nghị tiếp tục làm việc và lắng nghe tham luận của chư Tôn giáo phẩm Phật giáo Nam tông Khmer các tỉnh thành trình bày.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Nhìn chung, các vấn đề được chư Tôn đức đại biểu trình bày tham luận đều xoay quanh bàn bạc, triển khai, đưa ra những giải pháp cụ thể và hiệu quả để Phật giáo Nam tông Khmer phát triển tốt hơn và phát huy tinh thần phụng đạo yêu nước, đồng thời phát huy vai trò là thành viên trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện phương châm hoạt động của Giáo hội “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”, chư Tăng và đồng bào Phật tử Phật giáo Nam tông Khmer đã tích cực tham gia các phong trào ích nước lợi dân, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi sinh, môi trường sinh thái, xây dựng nếp sống văn hóa văn minh trên địa bàn khu dân cư.
 
 
Trung ương Giáo hội đánh giá rất cao những đóng góp của Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer vào những thành quả đạt được của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời gian qua, như việc sinh hoạt, tu học của chư Tăng Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer ngày càng được nâng cao, các chùa được trùng tu, khang trang, đẹp đẽ, lễ hội văn hóa dân tộc và văn hóa Phật giáo được tổ chức với nhiều chương trình hấp dẫn, hoành tráng, thu hút được sự tham gia của đồng bào dân tộc nói riêng và đồng bào địa phương nói riêng.
 
Đặc biệt, từ khi thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ cho hoạt động của Phật giáo Nam tông Khmer, Ban Tôn giáo Chính phủ và Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN đã tổ chức Hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer lần thứ I tại tỉnh Sóc Trăng vào năm 2004, đến nay đã trải qua 10 năm với 05 lần Hội nghị bằng những Nghị quyết cụ thể, các cấp Giáo hội từ Trung ương đến địa phương đã chủ động hỗ trợ các yêu cầu của Hệ phái, nhất là sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Chính quyền, Mặt trận, Ban Tôn giáo, Ban Tôn giáo Dân tộc đã kịp thời đáp ứng những yêu cầu chính đáng của Phật giáo Nam tông Khmer như trong lời phát biểu khai mạc và báo cáo kết quả 10 năm hỗ trợ cho các hoạt động Phật giáo Nam tông Khmer. Qua những thành tựu đạt được, cho thấy Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer ngày nay đã phát triển một cách đồng bộ, có chiều rộng lẫn chiều sâu trong ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam. 
 
Bên cạnh những thành quả đạt được, vẫn còn một vài công tác chưa đáp ứng đầy đủ những đề xuất của chư Tôn Giáo phẩm Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer tại các kỳ Hội nghị như việc mở những lớp bồi dưỡng sư phạm cho những người làm công tác giảng dạy, chương trình học cho các lớp Sơ cấp Pali Vini chưa được thống nhất, việc xây dựng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Quận Ô Môn, Tp. Cần Thơ còn gặp nhiều khó khăn, nhất là về mặt tài chính v.v…. Tuy nhiên, Trung ương Giáo hội tin tưởng rằng với sự hoan hỷ của Chư tôn Giáo phẩm Phật giáo Nam tông Khmer, những Phật sự đã thành tựu sẽ tiếp tục được phát huy, một vài công việc còn tồn đọng sẽ được khắc phục, giải quyết trong thời gian sắp tới.
 
Thông qua Hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer lần thứ VI này, các vấn đề có liên quan đến hoạt động của Phật giáo Nam tông Khmer sẽ được luận bàn thấu đáo để hoạt động của Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer ngày càng hiệu quả hơn trong ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam

HT. Thích Thiện Nhơn phát biểu tổng kết Hội nghị
 

ông Bùi Thanh Hà -Phó Ban Tôn giáo Chính phủ phát biểu chỉ đạo của Ban tôn giáo Chính phủ
 

HT. Thích Huệ Tài phát biểu cảm tại
 

Chư Tôn giáo phẩm hồi hướng Bế mạc hội nghị
 

Toàn cảnh hội nghị buổi chiều
 
Hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer Lần thứ VI diễn ra thành công tốt đẹp và  Bế mạc Hôi nghị vào lúc 15h30 ngày 14/09/2014.
Một số hình ảnh hội nghị: