Theo tin từ chuyên mục Văn hóa của báo Tuổi trẻ online có đăng bải ” Ai bỗng nhiên rao bán một phần đất chùa cổ Giác Lâm giá 60 tỉ đồng?” phản ảnh về việc gần đây chùa Giác Lâm bỗng liên tục nhận được giấy đặt cọc để mua một phần đất chùa. PTVN trích đăng lại bài viết này.
“Những ngày qua, Thượng tọa Thích Từ Tánh (trụ trì chùa Giác Lâm) và Thượng tọa Thích Từ Trí (phó trụ trì chùa) liên tục bị làm phiền bởi những cuộc gọi hỏi mua phần đất cổ tự.
Thượng tọa Thích Từ Trí cho hay vừa qua có người đến chùa trưng ra giấy đặt cọc 10 tỉ đồng để mua một phần đất khoảng 2.000m2 của chùa (chùa có diện tích khoảng hơn 2 ha) với giá 60 tỉ đồng.
“Ngươi đó hỏi nhờ chùa xác nhận đất không có tranh chấp để đi làm thủ tục giấy tờ…” – Thượng tọa Từ Trí nói.
Ngoài người này, còn có nhiều người khác đến chùa trưng ra các giấy đặt cọc với số tiền khác nhau để mua phần đất trên và hỏi thăm pháp lý phần đất.
“Phía nhà chùa đã khẳng định rất rõ ràng đây là phần đất của chùa, do Giáo hội quản lý, không có tranh chấp và không thể đem ra mua bán được…” – Thượng tọa Từ Trí cho hay.
Thượng tọa Từ Trí cho biết sỡ dĩ có sự việc này là do có một người vốn là sư thầy thuộc Giáo hội được giao quản lý phần đất trên trước đó. Phần đất bao gồm văn phòng chùa Giác Lâm, vườn hoa và đất xây bảo tháp của chùa.
“Khi còn thuộc Giáo hội, sư thầy này chỉ được ủy quyền quản lý, đất vẫn là đất chùa, không thể mua bán được. Không hiểu sao nhiều người vẫn đặt cọc mua…” – thượng tọa Từ Trí khẳng định.
Chùa Giác Lâm đã được Bộ VH-TT&DL công nhận là di tích lịch sử – văn hóa quốc gia vào năm 1989 – Ảnh: ÁI NHÂN
Tọa lạc tại số 565 Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình trên diện tích khoảng hơn 2ha, chùa Giác Lâm là một trong những ngôi chùa cổ nhất tại TPHCM, với kiến trúc được xem tiêu biểu cho lối kiến trúc của các ngôi chùa tại Nam bộ.
Chùa được xây dựng năm Giáp Tý (1744), đời chúa Nguyễn Phúc Khoát, là nơi đào tạo về kinh pháp và giới luật đầu tiên cho chư tăng Gia Định và cả Nam bộ, nơi in ấn các sách kinh phát hành cho vùng Nam bộ.
Kể từ lúc thành lập đến nay, chùa đã trải qua 3 lần trùng tu, năm 1798 – 1804, 1906 – 1909 và 1999.
Vào các dịp lễ lớn hàng năm, chùa Giác Lâm đón hàng ngàn khách thập phương và khách quốc tế đến tham quan, thắp hương và cầu bình an.
Chùa đã được Bộ VH-TT&DL công nhận là di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1989.”
Vụ nầy nội bộ Vòi trong xương vòi ra Sư tử trùng thực ;Sư tử Nhục !!!.Lẻ ra dất chùa còn rộng lớn nhiều gấp mấy lần hơn nửa; nhưng ko biết sao mà mặt tiền đường Lạc Long Quân quận Tân Bình ai chuyển nhượng mà thiên hạ cất nhà Ngang dẩy dọc lầu các buôn bán lung tung mà lại có quán Thịt Chó cầy tơ;tội nhứt là trên đầu Bảo tHáp Tổ Khai Sơn hiệu TỔ TÔNG-VIÊN QUANG[bạn đống song với Phó Tộng Trấn thành Gia Định Trịnh Hoài Đức]căn nhà mới cơi lên cáh đầu Bảo tháp chửng Vài thước mà thôi.Mong chánh quyền cơ quan coi về Điền Địa đô thành SG đến tận nơi đo đạt tìm nguyên do ai manh tâm đứng bán đất chùa hay thoả thuận Ngó lơ để mặt tiền chùa bị tự động xăm chiếm[sau 1975 đât nghĩa trang nghĩa địa giải toả phái sau hậu ngôi TĐ GL phải rộng hơn trước kia.Theo kẻ hèn nầy biết riêng đất chùa Giác Viên có bằng khoán tới 30 mẫu đất tại khu Đầm Sen và Hố Đất thời xưa;nếu Giác Viên có số đất vừa nêu thì GL cũng phải có hằng Chục Mẫu[thời xưa tuy 2 ngôi chùa cách nhau độ 1cây số theo đường chim bay xung quanh vùng Phú Thọ Hoà như rừng cây cổ thọ .Có điều lệ bất thnah2 văn: trong Tông Phong vị nào lớn trưởng Thượng tuổi đạo cao thì trông coi GL còn vị nhỏ thì phụ trách GV cùng nahu chna hoà chung lo trang trải sinh hoạt Tam Ngươn quý tế .Mong cơ quan chánh quyền SG hảy mạnh tay giải toả những căn mặt tiền đường Lạc Long quân để ngôi Danh Lam Cổ saoi1 nhứt SG có vị thế phong hoang .Thời trước chùa nhiều toàn là Quốc tự mà bị chiến tranh Pháp đốt và tịch thâu đất để làm nàh thờ TCG.Còn Quốc tự bị mất dấu tích là Quốc ân Khải tường và Quốc Tự Sắc Tứ Từ Ân
Nói cho rỏ ngọn ngành !!!.Khai sơn chùa Giác Lâm chánh thcu71 do đức tổ Phật Ý-Linh Nhạc cùng pháp huynh đệ với Tổ Phật Chiếu chùa Phước tường thế thứ 35 thuộc hàng Pháp Tôn của Đức sơ Tổ PG Lâm Tế Nam Hà thời những vị Chúa Nguyễn Sơ].Bởi đức Tổ Phật Ý là Thầy của Tăng Cang Tổ Ấn Mật Hoằng[sau suy tôn là Liên trì Thiền sư] trông coi chùa Linh mụ và Quốc Ân Huế;còn vị đệ tử nửa là Tồ Tông-Viên Quang lãnh trụ trì chùa GL do cư sỉ Lý Thoại Long người Minh Hương Khai sơn tạo tự hiến lại cho chư tổ dòng LT Nguyên Thiều-Thọ Tôn được ban Thuỵ là Hạnh Đoan TS;Chùa GL còn có 1danh Tăng là tổ Hoằng Ân-Minh Khiêm[còn vị hiệu khác là Diệu Nghĩa-Liễu Khiêm]là Bậc thầy của liệt vị Danh cao tăng miển Nam Kỷ Lục tĩnh như :Từ Phong-Như Trí chùa Giác hải Phú Lâm;Hoằng Nghĩa-Như Phòng hay Đạt Phòng chùa Giác viên Đầm Sen;Khánh Hoà-Như Trí;Bửu Thọ-Như chùa Tây An;;Chí Thiền hay thành-Như Hiển chùa Phi Lai;Như Băng Quốc Tự Từ Ân quận 6 ;Toàn Chơn-Đạt Kiên chùa Pháp Võ và Như Dược chùa Châu Viên;ngoài ra nhiều trụ trì chùa Vĩnh Tràng chùa sắc tứ Bửu Lâm chùa Linh Thứa Mỹ Tho[ Tổ Hoằng Ân tịch tại Thiền thất ngôi chùa nầy hay Phù Dung cũng là hàng tử đệ của Tổ