Trang chủ Tin tức Ban Văn Hóa & Nghi Lễ Khai mạc tọa đàm tại VP2...

Ban Văn Hóa & Nghi Lễ Khai mạc tọa đàm tại VP2 TƯGH

62

Quang lâm chứng minh có sự hiện diện của HT.Thích Giác Tường, uỷ viên Thường trực HĐCM, HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS, HT. Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Trưởng Ban Tăng sự TƯ, HT. Thích Thiện Tánh, HT. Thích Giác Toàn, HT. Thích Thiện Tâm, đồng Phó Chủ tịch HĐTS, HT. Thích Huệ Trí, Trưởng Ban Pháp Chế TƯ, HT. Thích Trung Hậu, Trưởng Ban Văn Hoá TƯ, HT. Thích Huệ Minh – Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Nghi lễ TƯ, HT. Thích Thanh Hùng, HT. Thích Tấn Đạt, HT. Thích Như Tín, HT. Danh Lung, HT. Thích Thiện Đức…cùng chư tôn giáo phẩm Ban Thường trực HĐTS, VP 2 TƯ, đại diện các ban ngành TƯGH.

Quang cảnh lễ Khai mạc

Về phía quan khách chính quyền có Ông Trần Tấn Hùng, Phó trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, Ông Nguyễn Hoàng Năng – Chủ tịch UBMTTQVN TP.CHM, đại diện Cục An ninh xã hội Bộ Công An cùng lãnh đạo các ban, ngành, cùng chư tôn thiền đức Tăng Ni chuyên trách, chuyên ngành của hai Ban Văn hóa, Ban Nghi lễ đã đến chứng minh và tham dự tọa đàm.


Ban Nghi lễ, Ban Văn hoá là một trong 13 Ban, Viện Trung ương trực thuộc Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập tại Đại hội Đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam năm 1981 tại Thủ đô Hà Nội.

Phát biểu khai mạc; HT. Thích Trung Hậu – Trưởng Ban Văn Hoá TƯ nhấn mạnh;

Trong tinh thần đoàn kết hòa hợp, xương minh Đạo pháp, đồng tâm hợp lực để phát triển bền vững Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ hội nhập thế giới của đất nước, nhất là trong không khí đại hoan hỷ của Tăng Ni, tín đồ Đạo Phật Việt Nam ở trong và ngoài nước hân hoan chào mừng Đại lễ Kỷ niệm 35 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Với ý nghĩa đó, Ban Văn hóa Trung ương, Ban Nghi lễ Trung ương đồng phối hợp tổ chức Tọa đàm để đánh dấu một chặng đường 35 năm hình thành và phát triển của GHPGVN nói chung, Ban Văn hóa và Ban Nghi lễ nói riêng. 

Trong quá trình tồn tại và phát triển, văn hóa và nghi lễ Phật giáo luôn được bảo tồn, phát huy những giá trị tích cực để góp phần làm cho văn hóa dân tộc thêm đa dạng, phong phú trong nhiều bình diện khác nhau. Từ nội hàm này, Phật giáo đã vận dụng, sáng tạo để đưa “Văn hóa và Nghi lễ Phật giáo” đi vào cuộc sống của người dân Việt trong điều kiện cụ thể của đất nước. 

Qua đó, đã tạo nên một nét đặc thù, làm nên sự phát triển Phật giáo nhưng vẫn luôn hài hòa với bản sắc văn hóa dân tộc.

Hoà thượng Thích Trung Hậu – Trưởng  Ban văn hoá TƯGH phát biếu khai mạc

Để tiếp tục phát huy những giá trị văn hóa, nghi lễ của Phật giáo trong một xã hội văn minh, tiến bộ. Mục đích hướng đến của Tọa đàm là lắng nghe ý kiến quý báu của chư Tôn đức, quý Đại biểu để cùng tìm ra giải pháp khắc phục các mặt hạn chế; đồng thời, nhằm phát huy Nghi lễ, Văn hóa truyền thống của dân tộc.   

Suốt chiều dài lịch sử tồn tại và phát triển của nhân loại, có những giai đoạn đời sống tinh thần được quan tâm, cũng có giai đoạn đời sống vật chất được đặc biệt chú trọng, do đó đã tạo nên sự mất cân bằng trong cuộc sống. Vào giai đoạn nữa cuối thế kỷ 19, thế kỷ 20 và thập niên đầu của thế kỷ 21, với sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ, đời sống vật chất được nâng cao, những hiện tượng suy thoái đạo đức đã bộc phát trong một bộ phận quần chúng tại nhiều nơi trên thế giới. 

Trong lịch sử dựng nước, có nhiều nguyên nhân để đất nước độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ, trong đó phải kể đến nguyên nhân là “Giữ được văn hóa là giữ được tất cả”. 

Được biết, sau cuộc khảo sát, tọa đàm được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 28 đến 30/4/2016, Ban Văn hóa trung ương đã phối hợp với các đơn vị đối tác: Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Viện Bảo tồn di tích, Viện Ngôn ngữ học, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Viện Nghiên cứu tôn giáo và 4 Hệ phái nghiên cứu, xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thảo “Văn hóa Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng”. Sau 2 tháng khẩn trương xây dựng nội dung, chương trình, mời các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và các tăng ni 4 hệ phái viết bài tham luận, Ban Tổ chức đã nhận được số lượng bài viết khá phong phú và tập trung vào 5 chủ đề:

–         Tổng quan về văn hóa Phật giáo Việt Nam

–         Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam

–         Kiến trúc Phật giáo VN

–         Pháp phục Phật giáo VN

–         Ngôn ngữ Phật giáo Việt Nam

Hội thảo đã diễn ra trong 2 ngày: 2 và 3/7/2016 tại chùa Yên Phú, xã Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội. Thành phần tham dự gồm: Ban Chứng minh, Ban chủ tọa, Thư ký hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện tăng ni 4 hệ phái.

Ông Trần Tấn Hùng – Phó trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ phát biểu chúc mừng

Theo đó, tại Hội thảo lần này các tham luận cũng đã trình bày và nói lên tinh thần nhập thế của Đạo Phật. Đối với Phật giáo  văn hóa và nghi lễ Phật giáo đã dung hợp và tạo nên một sắc thái văn hóa, nghi lễ đặc thù, phù hợp với văn hóa dân tộc.

Với tinh thần trách nhiệm đối với Đạo pháp và Dân tộc, trang nghiêm Giáo hội, tin tưởng rằng những ý kiến phát biểu sẽ đóng góp cho Ban Văn hóa và Ban Nghi lễ Trung ương một cái nhìn mới, toàn diện về sự phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong tương lai.\

Hội thảo chiều nay 1 giờ 30 tiếp tục làm việc tại Hội trường VP 2 với phần trình bày tham luận của các đại biểu của hai ban.

Phattuvietnam.net xin giới thiệu chùm ảnh lễ Khai mạc:

ĐĐ. Thích Quang Thạnh dẫn đề tọa đàm

ĐĐ. Thích Thiện Châu –  Phó ban kiêm Chánh thư ký BTSGHPGVN Q.3 dẫn chương trình tọa đàm

 TT. Thích Huệ Thông, uỷ viên Thư ký, Phó VP 2 TƯGH đọc quyết định tặng bằng Tuyên dương công đức của HĐTS cho tập thể và cá nhân cho Ban Văn Hoá, Ban Nghi lễ T.Ư

HT. Thích Thiện Nhơn ban đạo từ

HT.Thích Thiện Nhơn – Chủ tịch HĐTS tặng bước tượng Đức Phật Thích Ca cho Ban Văn hóa, Ban Nghi lễ TƯ

HT. Thích Huệ Minh – Phó trưởng Ban Thường trực BTC phát biểu cảm tạ

Chụp hình lưu niệm