Vài nét về Phật giáo dân gian Việt Nam

Như vậy, đạo Phật nói chung và Phật Giáo Việt Nam nói riêng đâu phải là "tiêu cực", "xuất thế" như đã có lúc nhiều người mê lầm, tưởng bậy, mà có đủ tinh thần "nhập thể" dấn thân tích cực cứu đời.

Sự có mặt của các thiền sư với dân tộc Việt Nam

Từ thời Phật giáo còn phôi thai ở những năm 900, Ngô Quyền dựng nước. Phải nói thời kỳ này đạo Phật và dân tộc còn phân hóa, nhất là vừa hoàn toàn cởi được ách nô lệ của người phương Bắc hàng bao thế kỷ. Bấy giờ cái gì cũng mới mẻ. Dù không mới mẻ mà nó được xây dựng, được hình thành lại từ sự đổ nát của một dân tộc nặng ách nô lệ thì cũng xem như mới mẻ.

Tuyệt đỉnh bí kíp

Miền đất võ Bình Định có một ngôi chùa cổ từ lâu đã được giới võ thuật truyền tụng như một Thiếu Lâm Tự của VN. Một buổi chiều tôi tìm đến chùa, sư trụ trì đi vắng, các chú tiểu đang ngồi thiền và ôn luyện những thế võ công trong không gian tĩnh tại, bình yên dưới cội bồ đề.

Có một “gã” Phượng Hồng…

Đã từ lâu, anh coi mình là người lữ khách tha phương. Nhưng nhiều khi lại vặn lại chính mình: đâu cũng là nhà của ta đấy thôi.

Tượng vua Trần Nhân Tông: Nên ngồi, đứng hay nằm?

Một tượng đài vĩnh cửu để ngoài trời, mà đã là tượng đài thì phải ở thế đứng, nếu tượng ngồi thì nên cho vào trong nhà có mái che.

Góp ý về thảo luận “Truyền thống và hiện đại”

Bạn hãy nói cho tôi nghe về "truyền thống và hiện đại“ khi đứng ở một ngã tư nào đó ở TP. Hồ Chí Minh hay Hà Nội, Nha Trang hay Huế hoặc Ðà Nẵng, trước một cảnh tượng muôn màu hỗn loạn: một dòng thác người vô tận, - rất trẻ, ít thấy bộ dạng già nua - tiếng xe ầm ĩ khuấy động màn nhĩ không ngớt. Đường phố đen nghịt xe, khí thải mù mịt, hầu hết những người đi đường bịt mặt. Áo quần họ đang mặc, nhất là các phụ nữ, theo mốt Âu châu, váy đầm dài, ngắn, quần jeans bó sát, áo thun hở rốn hở lưng, tóc quăn hay thả, có đầu nhuộm tóc vàng, găng tay đeo tận nách, đội mũ vải…

Việt Văn – kết nối Đạo và Đời qua những tấm ảnh

Từ ngày 12 đến 18/12/2006, lần đầu tiên tại Hà Nội đã diễn ra triển lãm ảnh nghệ thuật Phật giáo với chủ đề “Đạo và Đời” của nghệ sĩ nhiếp ảnh, phóng viên văn hóa báo Lao động Trần Việt Văn. 99 bức ảnh in trên giấy lụa được đính trên nền màu vàng, trưng bày theo từng mảng chủ đề Phật giáo như “Vô lượng nghĩa, Đạo và Đời, Đất Phật, Nguyện cầu, Thiền môn, Pháp bảo, Cõi nhân gian, Sắc và Không, Bất diệt, Tập đế, Vô thường”. Không gian triển lãm không chỉ thấm đậm không khí thiền môn với những bức ảnh lạ mà quen, thiêng liêng mà gần gũi mà còn có sắc vàng, hương trầm, hoa sen, am tháp.

Hoa sen trong văn hóa Phật giáo

Hoa sen có cả sắc lẫn hương và sự vươn lên khỏi bùn nhơ để nở hoa của nó đã làm cho loài hoa này mang một ý nghĩa đặc biệt. Hoa sen có mặt trong hầu hết các lĩnh vực từ văn học nghệ thuật cho đến kiến trúc hội hoạ, và đặc biệt là tôn giáo... Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới. Đối với Phật giáo, hoa sen hiển hiện khắc nơi từ trong kinh điển cho đến các sản phẩm thờ cúng, tư thế ngồi thiền, cách chấp tay... Hầu như ở đâu có Phật giáo người ta sẽ tìm thấy ở đó có hoa sen, hay nói cách khác hoa sen là biểu tượng của Phật giáo.

Đường đến đất Phật – Kỳ 3: Khi đàn hạc bay về

Vào một buổi trưa khi xe chúng tôi đang chạy bon bon trên con đường nhựa băng qua cánh đồng lúa rộng lớn bao quanh khu vực Lâm Tỳ Ni, tôi chợt nhìn thấy một đôi chim khổng lồ màu xám đang bình thản tìm ăn bên cạnh những người nông dân đang làm ruộng. Chim này khi đứng vươn lên, cao hơn cả những người nông dân đứng bên cạnh.

Đường đến đất Phật – Kỳ 2: Lâm Tỳ Ni và Việt Nam Phật...

Tôi cùng đoàn du khách Việt Nam vượt qua biên giới phía bắc Ấn Độ để đến Nêpal vào một buổi tối. Xuất phát từ kinh thành Xá Vệ từ lúc 1 giờ trưa nhưng mãi đến 8 giờ tối mới đến được cửa khẩu vì xe đi lạc đường. May mắn thay, chúng tôi đến những phút làm việc cuối cùng trong ngày của công an cửa khẩu của cả hai bên. Chúng tôi kịp thời làm giấy tờ để cả đoàn qua được cửa khẩu trót lọt và về đến khách sạn an toàn.

Bài xem nhiều