Trang chủ Văn hóa Hải Phòng: Liên hoan diễn xướng chầu Văn

Hải Phòng: Liên hoan diễn xướng chầu Văn

188

Hát văn hay còn gọi là Chầu văn hay Hát bóng, là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền của Việt nam. Đây là hình thức lễ trong nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng tứ phủ và tín ngưỡng thờ Đức thánh trần, một tín ngưỡng dân gian Việt nam bằng cách sử dụng âm nhạc mang tính tâm linh với các lời văn chau chuốt, nghiêm trang.

Thời kỳ hưng thịnh nhất của hát văn là cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Từ năm 1954, hát văn dần dần mai một vì hầu đồng bị cấm do bị coi là mê tín dị đoan. Đến đầu năm 1990, hát văn lại có cơ hội phát triển cho đến ngày nay.

Để bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, từ ngày 14 đến ngày 17 tháng 12 năm 2011 (tức 20/11 đến 23/11 năm Tân Mão), Sở văn hóa thể thao & du lịch Hải Phòng phối hợp với 1 số đơn vị như: Thanh Hải Spa, Cty CP truyền thông EG, chùa Thắng Phúc  tổ chức chương trình “Liên hoan diễn xướng Chầu văn Hải Phòng mở rộng năm 2011”.

Liên hoan được diễn ra tại 2 địa điểm chính là chùa Thắng Phúc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng và Cung văn hóa lao động Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng.

Tham gia liên hoan có 39 nghệ nhân khắp ba miền trên cả nước.

Trong thời gian diễn ra liên hoan cũng đã diễn ra các hoạt động từ thiện, khóa lễ thả hoa đăng cầu quốc thái dân an do Đại Đức Thích Quảng Minh trụ trì chùa Thắng Phúc Tiên lãng làm chủ lễ.

Liên hoan diễn xướng chầu văn năm nay được tổ chức vào đúng dịp Bộ văn hóa thể thao & Du lịch và Ủy ban Quốc gia Unesco Việt Nam chính thức đưa “ Nghi lễ Chầu văn” vào là một trong những di sản văn hóa, lập hồ sơ trình Ủy ban Unesco công nhận là di một sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Riêng ngày 18 tháng 12 năm 2011, buổi sáng tổ chức tọa đàm về diễn xướng Chầu văn với chủ đề “Giá trị văn hóa đạo Mẫu và biện pháp phát huy trong đời sống đương đại” tại Cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng.

Tham gia buổi tọa đàm có các nhà nghiên cứu, các giáo sư, tiến sỹ, các nhà quản lý văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo cùng trao đổi với cộng đồng những người đang thực hành và đang quan tâm đến đạo Mẫu nhằm nâng cao nhận thức cho các chủ thể văn hóa về giá trị, ý nghĩa, cách thức, nguyên tắc thực hành, biện pháp bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống… tạo cơ hội để các nghệ nhân tự nói về mình và để đạt được nguyện vọng, kế hoạch bảo tồn và phát huy văn hóa Đạo Mẫu như một di sản văn hóa.

Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, trực thuộc Liên hiệp các hội Unesco Việt Nam được mời cùng phối hợp với Trung tâm văn hóa TP. Hải Phòng tổ chức buổi tọa đàm này.

Buổi tối cùng ngày là đêm tổng kết, trao cúp “ Bông sen vàng” và vinh danh các nhà hảo tâm tài trợ cho chương trình đồng thời gây quỹ từ thiện, phát động “tháng hành động vì người  nghèo” nhân dịp tết Nhâm Thìn 2012 sắp tới.