Trang chủ Tu học Lời Phật dạy Mỗi ngày một câu Phật ngôn (Ngày 04, 05 và 06 tháng...

Mỗi ngày một câu Phật ngôn (Ngày 04, 05 và 06 tháng năm)

115

 

Tháng năm 
 
Ngày 04 tháng năm 
 
121. AV 332  
 
Tu tập Pháp tùy niệm  
 
Tăng Bộ Chi Kinh, Chương Mười Một Pháp, Phẩm Tùy Niệm, Câu (I) (12) Mahànàma 
 
2… “Hãy nhập cuộc, này Mahànàma với lòng tin, không phải với không lòng tin. Hãy nhập cuộc với tinh cần tinh tấn,không với biếng nhác. Hãy nhập cuộc với trú niệm, không với thất niệm. Hãy nhập cuộc với định, không với không định. Hãy nhập cuộc với trí tuệ, không với liệt tuệ.” 
 
Sau khi an trú trong pháp này, này Mahànàma, hãy tu tập thêm sáu pháp nữa. 
 
3… Ở đây, này Mahànàma, ông hãy tùy niệm Như Lai: “Đây là Thế Tôn, bậc A- la- hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ,Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.” 
 
“Này Mahànàma, trong khi Thánh đệ tử tùy niệm danh hiệu Như Lai, trong khi ấy, tâm không bị tham ám ảnh, tâm không bị si ám ảnh, trong khi ấy, tâm được chánh trực nhờ duyên Như Lai. Vị Thánh đệ tử, này Mahànàma, với tâm chánh trực, có được nghĩa tín thọ, có được hân hoan liên hệ đến pháp. Khi có hân hoan, hỷ sanh; khi có hỷ, thân được khinh an; khi thân được khinh an, cảm giác được lạc thọ; khi có lạc thọ, tâm được định tĩnh. Này Mahànàma, như vậy gọi là bậc Thánh đệ tử sống đạt được với bình đẳng với chúng sanh không bình đẳng, sống đạt được vô sân với chúng sanh có sân, nhập được pháp lưu, tu tập Phật tùy niệm.” 
 
4… Lại nữa, này Mahànàma, ông hãy tùy niệm Pháp, “ Khéo thuyết là Pháp do Thế Tôn thuyết giảng, thiết thực với hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, do người trí tự mình giác hiểu.”
 
“Này Mahànàma, trong khi vị Thánh đệ tử tùy niệm Pháp, trong khi ấy, tâm không bị tham ám ảnh, tâm không bị si ám ảnh, trong khi ấy, tâm được chánh trực nhờ duyên Pháp. Vị Thánh đệ tử, này Mahànàma, với tâm chánh trực, có được nghĩa tín thọ, có được hân hoan liên hệ đến pháp. Khi có hân hoan, hỷ sanh; khi có hỷ, thân được khinh an; khi thân được khinh an, cảm giác được lạc thọ; khi có lạc thọ, tâm được định tĩnh. Này Mahànàma, như vậy gọi là bậc Thánh đệ tử sống đạt được bình đẳng với chúng sanh không bình đẳng, sống đạt được vô sân với chúng sanh có sân, nhập được pháp lưu, tu tập Pháp tùy niệm.” 
 
5. Lại nữa, này Mahànàma, ông hãy tùy niệm Tăng, “ Thiện hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn, Trực hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn, Ứng lý hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn, Tịnh hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn, tức là bốn đôi, tám vị. Chúng đệ tử này của Thế Tôn là đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời.” 
 
“Này Mahànàma, trong khi vị Thánh đệ tử tùy niệm Tăng, trong khi ấy, tâm không bị tham ám ảnh, tâm không bị si ám ảnh, trong khi ấy, tâm được chánh trực nhờ duyên Tăng. Vị Thánh đệ tử, này Mahànàma, với tâm chánh trực, có được nghĩa tín thọ, có được pháp tín thọ, có được hân hoan liên hệ đến Pháp. Khi có hân hoan, hỷ sanh; khi có hỷ, thân được khinh an; khi thân được khinh an, cảm giác được lạc thọ; khi có lạc thọ, tâm được định tĩnh. Này Mahànàma, như vậy gọi là bậc Thánh đệ tử sống đạt được  bình đẳng với chúng sanh không bình đẳng, sống đạt được vô sân với chúng sanh có sân, nhập được pháp lưu, tu tập Pháp tùy niệm.” 
 
6. Lại nữa, này Mahànàma, ông hãy tùy niệm Giới của mình, “ Không có bể vụn, không có cắt xén, không có vết nhơ, không có chấm đen, đưa đến giải thoát, được người trí tán than, không bị chấp trước,đi đến thiền định. “  
 
Này Mahànàma, khi nào vị Thánh đệ tử tùy niệm Giới, trong khi ấy, tâm không bị tham ám ảnh, tâm không bị si ám ảnh, trong khi ấy, tâm được chánh trực nhờ duyên Giới. Vị Thánh đệ tử, này Mahànàma, với tâm chánh trực, có được nghĩa tín thọ, có được pháp tín thọ, có được hân hoan liên hệ đến Pháp. Khi có hân hoan, hỷ sanh; khi có hỷ, thân được khinh an; khi thân được khinh an, cảm giác được lạc thọ; khi có lạc thọ, tâm được định tĩnh. Này Mahànàma, như vậy gọi là bậc Thánh đệ tử sống đạt được bình đẳng với chúng sanh không bình đẳng, sống đạt được vô sân với chúng sanh có sân, nhập được pháp lưu, tu tập Giới tùy niệm. 
 
7. Lại nữa, này Mahànàma, ông hãy tùy niệm Thí của mình, “Thật là được lợi cho ta! Thật là khéo được lợi cho ta! Vì rằng với quần chúng bị cấu uế xan tham chi phối, ta sống trong gia đình, với tâm không bị cấu uế do xan tham chi phối, bố thí rộng rãi với bàn tay sạch sẽ, ưa thích từ bỏ, sẵn sang, để được yêu cầu, ưa thích phân phát vật bố thí.” 
 
“Này Mahànàma, khi nào vị Thánh đệ tử tùy niệm Thí, trong khi ấy, tâm không bị tham ám ảnh, tâm không bị si ám ảnh, trong khi ấy, tâm được chánh trực nhờ duyên Thí. Vị Thánh đệ tử, này Mahànàma, với tâm chánh trực, có được nghĩa tín thọ, có được pháp tín thọ, có được hân hoan liên hệ đến Pháp. Khi có hân hoan, hỷ sanh; khi có hỷ, thân được khinh an; khi thân được khinh an, cảm giác được lạc thọ; khi có lạc thọ, tâm được định tĩnh. Này Mahànàma, như vậy gọi là bậc Thánh đệ tử sống đạt được bình đẳng với chúng sanh không bình đẳng, sống đạt được vô sân với chúng sanh có sân, nhập được pháp lưu, tu tập tùy niệm Thí. 
 
8. Lại nữa, này Mahànàma, ông hãy tùy niệm Thiện, “Có bốn Thiên vương thiên, có chư thiên cõi trời ba mươi ba, có chư thiên Yama, có chư thiên Tusita (Đâu suất),có chư thiên Hóa lạc, có chư thiên Tha hóa Tự tại, có chư thiên Phạm chúng, có chư thiên cao hơn nữa. Đầy đủ với lòng tin cậy như vậy, chư thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Lòng tin như vậy cũng có đầy đủ nơi ta. Đầy đủ với giới như vậy, chư thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Giới như vậy cũng có đầy đủ nơi ta. Đầy đủ với nghe Pháp như vậy, chư thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Nghe Pháp như vậy cũng có đầy đủ nơi ta. Đầy đủ với thí như vậy, chư thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Thí như vậy cũng có đầy đủ nơi ta. Đầy đủ với tuệ như vậy, chư thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Tuệ như vậy cũng có đầy đủ nơi ta.”  
 
Trong khi vị ấy tùy niệm Tín, Giới, nghe Pháp, Thí và Tuệ của tự mình và chư thiên ấy, trong khi ấy, trong khi ấy, tâm không bị tham ám ảnh, tâm không bị si ám ảnh, trong khi ấy, tâm được chánh trực nhờ duyên chư thiên. Vị Thánh đệ tử, này Mahànàma, với tâm chánh trực, có được nghĩa tín thọ, có được pháp tín thọ, có được hân hoan liên hệ đến Pháp. Khi có hân hoan, hỷ sanh; khi có hỷ, thân được khinh an; khi thân được khinh an, cảm giác được lạc thọ; khi có lạc thọ, tâm được định tĩnh. Này Mahànàma, như vậy gọi là bậc Thánh đệ tử sống đạt được bình đẳng với chúng sanh không bình đẳng, sống đạt được vô sân với chúng sanh có sân, nhập được pháp lưu, tu tập chư thiên tùy niệm. 
 
Ngày 05 tháng năm 
 
Trả thù, báo oán, không dứt được oán thù
 
Kinh Pháp Cú 
 
  1. ” Nó hiếp đáp tôi, đánh đập tôi, hạ nhục tôi và cướp đoạt của tôi”. Ai ôm ấp những ý nghĩ ấy trong tâm, thì hận thù không thể dứt được. 
  1.  ” Nó hiếp đáp tôi, đánh đập tôi, hạ nhục tôi và cướp đoạt của tôi”. Ai không nuôi dưỡng những ý nghĩ ấy trong tâm, thì tự nhiên không sinh lòng hận thù.” 
Người dịch: Đinh Sĩ Trang 
 
Ngày 06 tháng năm
 
123. Vsm 129
 
Tín và tuệ cần phải quân bình 
 
Thanh Tịnh Đạo, Chương IV, Định – Kasina đất, Phần Mười thiện xảo trong định an chỉ, câu 47
 
Một người tín nhiều, tuệ ít thì tin tưởng không phê phán, không căn cứ. Một người tuệ nhiều, tín ít thì dễ lạc vào kiểu láu cá và cũng khó trị như người bị lạm thuốc. Nếu quân bình hai căn ấy thì chỉ tin khi có lý do để tin. 
 
Theo: Daily Readings from the Buddha’s Words of Wisdom của Đại đức Shravasti Dhammika